Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

TRÔNG CẬY VÀO AI ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN?

Sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo phát biểu về lập trường của Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, nhiều anh cư dân mạng mừng húm, cảm tưởng Mỹ sắp oánh thằng Tàu đến nơi rồi; Hoàng Sa sắp về tay của Việt Nam rồi. Báo Tuổi trẻ, với sự nhạy bén về chính trị nhanh chóng giật tít "Mỹ có thể công nhận Hoàng Sa của Việt Nam", dự báo về một liên minh chống lại Trung Quốc do Mỹ cầm đầu trong khu vực.
TRÔNG CẬY VÀO AI ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN?
Việc Mỹ quan tâm và hiện diện nhiều ở khu vực biển Đông có thể là tín hiệu tốt, ngăn cản Trung Quốc có các hành động gây hấn công khai trên biển Đông. Nhưng nếu tin rằng, Mỹ sẽ giúp Việt Nam đòi lại Hoàng Sa hay bảo vệ chủ quyền biển đảo thì quá nhầm. Nước Mỹ đâu phải bây giờ mới hiện diện ở biển Đông, mà thực tế từ những năm 50 thế kỷ XX, nước Mỹ đã ở đây, đặc biệt trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975), hạm đội 7 của Mỹ thường xuyên đóng tại biển Đông. Mỹ hoàn toàn nắm và hiểu được ý định của Trung Quốc ở biển Đông và đây là "món hàng" để Mỹ mặc cả với Trung Quốc suốt một thời gian dài.
Năm 1974, khi Trung Quốc tấn công đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, dù lúc đó VNCH đang là đồng minh cực kỳ thân cận, khi mà hạm đội 7 chỉ mất mấy giờ để vây quanh mấy chiếc tàu chiến "cỏ" của Trung Quốc, nhưng Mỹ đã không làm, chỉ đơn giản vì Mỹ và Trung Quốc đã đi đêm với nhau trước đó 2 năm và việc làm ngơ cho Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là vấn đề đã được thỏa thuận từ trước. Năm 2012, Philippines rơi vào hoàn cảnh tương tự. Dù bãi cạn Scaborough/đảo Hoàng Nham nằm cách bờ tây đảo lớn của Philippines 230 km và cách Trung Quốc hơn 800 km, dù được quân đội Mỹ nhiều lần tuyên bố bảo vệ, nhưng rốt cuộc, Trung Quốc cũng nghiễm nhiên sở hữu bãi cạn Scarborough từ phía Philippines mà không hề tốn một viên đạn. Và một lần nữa, giữa lúc nước sôi lửa bỏng, Mỹ đang "đột ngột" im hơi lặng tiếng, nhắm mắt bịt tai tỏ ra không biết gì.
Ngày xưa, khi nhận xét về phong trào Đông Du và tư tưởng trông cậy vào Nhật Bản để đánh Pháp của Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc chỉ nói ngắn gọn "khác gì đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau". Trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của dân tộc này, chúng ta chẳng thể trông chờ vào ai ngoài tự bản thân mình. Độc lập mà không phải do mình nắm giữ rốt cuộc lại trở thành con cờ để các cường quốc mặc cả mà thôi./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét