KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

CHUYỂN KHOẢN ONLINE

Thượng tá Trần Thanh Tuấn, Trưởng Công an huyện Krông Nô (Đắk Nông), cho biết đơn vị đã tiếp nhận đơn trình báo của gia đình chị Lê Thị Thu Thảo (24 tuổi, vợ anh Trần Văn Lộc) về việc bị một đối tượng dùng thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt số tiền 100 triệu đồng ủng hộ gia đình chị trong những ngày qua.


Theo đơn trình báo của chị Thảo, hàng trăm nhà hảo tâm đã gọi điện hỏi thăm, động viên và ủng hộ giúp đỡ gia đình số tiền hơn 250 triệu đồng sau khi khi biết thông tin về hoàn cảnh khó khăn của gia đình.
"Tuy nhiên, vào trưa 20/10, có một số điện thoại lạ gọi vào số máy của tôi hỏi rất nhiều chuyện. Sau cuộc gọi này, tài khoản của tôi bỗng nhiên bị trừ mất 100 triệu đồng”, chị Thảo trình bày.
Cũng theo chị Thảo, người gọi điện cho chị xưng tên Nghị, hiện đang sinh sống tại TP Đà Nẵng.
"Người này ngoài động viên, chia sẻ thì có hỏi rằng đây có phải là số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của tôi hay không. Sau khi tắt máy, người này gửi cho tôi một tin nhắn có gắn thêm một đường link đề nghị tôi nhập thông tin cá nhân vào đường link đó. Người này còn không quên nhắc nhở rằng, đây là tiền của Nhà nước ủng hộ nên phải nhập đầy đủ thông tin mới nhận được.
Anh ta nói chuyện rất chậm rãi, hướng dẫn tôi làm từng bước một. Tin tưởng nên tôi đã sử dụng một chiếc điện thoại khác để đăng nhập vào đường link này, làm đúng như lời anh ta. Thế nhưng đang nói chuyện thì tài khoản của tôi hai lần bị trừ tổng cộng 150 triệu đồng”, chị Thảo nói.
Theo lời chị Thảo, sau khi phát hiện tài khoản của mình bị trừ, người này gọi điện đến thì chị không bắt máy nữa. “Do mình không bắt máy nữa nên số tiền 50 triệu đồng bị rút lần thứ 3 được hoàn trả lại tài khoản. Sau khi được mọi người tư vấn, tôi đã liên lạc với ngân hàng, tạm thời khóa tài khoản cá nhân, đồng thời cùng gia đình trình báo Cơ quan Công an”, chị Thảo nói.
Công an Đắk Nông đang phối hợp với nhiều đơn vị nghiệp vụ để điều tra.
PS: Đang có một loạt lừa đảo đăng nhập vào trang web giống của ngân hàng, nhưng thực ra là web giả, bà còn xài trên điện thoại hãy cẩn thận.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

THƯƠNG LẮM ĐỒNG ĐỘI ƠI!!!

[20 giờ cắt rừng, bám dây vượt lũ đưa thi thể đồng đội hy sinh trở về]
Hai tổ công tác của Công an huyện Hướng Hóa với hơn 20 cán bộ, chiến sĩ, sau gần 1 ngày xẻ núi, băng rừng, cuốc bộ hàng chục km đã đến được địa bàn xã Hướng Việt, đưa thi thể Đại úy Trương Văn Thắng trở về.

Thượng tá Hồ Sỹ Nhung – Trưởng Công an huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) cho biết, các cán bộ chiến sĩ trong đơn vị đang trên đường đưa thi thể Đại úy Trương Văn Thắng (Công an viên xã Hướng Việt) ra khỏi khu vực bị cô lập, trở về gia đình.
Khoảng 16h ngày 17/10, sau khi nhận tin báo có 7 người dân đi rẫy bị mất tích, Đại úy Thắng cùng một số lãnh đạo chính quyền đi tìm kiếm người dân thì gặp nạn, hy sinh.
Thời điểm xảy ra vụ việc, do ảnh hưởng của mưa lớn kết hợp lũ quét làm sạt lở đồi núi, vùi lấp đường sá, 2 xã Hướng Việt và Hướng Lập (huyện Hướng Hóa) bị chia cắt, cô lập hoàn toàn với bên ngoài.
Sau khi nhận thông tin, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Công an tỉnh Quảng Trị, Công an huyện Hướng Hóa huy động nhân lực, vật lực, gấp rút tiếp cận hiện trường để đưa thi thể đồng chí Thắng ra ngoài, trở về với gia đình.
Theo Trưởng Công an huyện Hướng Hóa, thời điểm xảy ra vụ việc, tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây là con đường độc đạo nối xã miền núi Hướng Việt đến trung tâm huyện Hướng Hóa.
Sau hơn 20 giờ băng rừng, vượt suối, đến 17h30 chiều nay (20/10), Công an huyện Hướng Hóa phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng Hướng Lập đã đưa được thi thể Đại úy Trương Văn Thắng ra khỏi khu vực gặp nạn về xã Hướng Phùng, lên xe cứu thương chở về trung tâm huyện Hướng Hóa.
Cũng theo Thượng tá Nhung, quá trình đưa thi thể từ xã Hướng Việt gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ vì quãng đường xa, đồi núi hiểm trở và nguy cơ đồi núi sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Sau khi tiếp nhận thi thể Đại úy Trương Văn Thắng từ chính quyền địa phương, đoàn công tác của Công an huyện với hơn 20 cán bộ, chiến sĩ phải thay nhau gánh bộ suốt quãng đường hàng chục km.
Có nhiều đoạn qua sông, suối, nước lũ dâng cao, lực lượng cứu nạn phải nối dây thông dòng, đoàn cán bộ hơn 20 người phải xếp thành hàng, cẩn thận thay nhau chuyền thi thể của đồng đội lên bờ”, Trưởng Công an huyện Hướng Hóa chia sẻ.

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

NƯỚC CỦA NHỮNG NGƯỜI CHƯA BAO GIỜ KHUẤT

Mình nhớ một dạo gần Tết của mấy năm trước, nhà đài VTV có làm một phóng sự mang tên "Phép màu ngày Tết". Trong phóng sự ấy, nhà đài sử dụng công nghệ máy quay 360 độ, ghi lại toàn bộ hình ảnh không khí đón Tết, làm mâm đón Tết và truyền tất cả những hình ảnh đó được ghi trực tiếp từ quê nhà đến cho anh bộ đội biên phóng ở Lý Sơn thông qua một loại kính 360 độ đặc biệt.
Trong đoạn phim ngắn đó, chị vợ anh nói rằng: "Lúc mới yêu, anh ấy có nói với mình như thế này, lấy chồng bộ đội rất là vất vả, thế em có làm được không?


Chị vợ đáp lại: "Yêu anh, em sẽ cố gắng vượt qua mọi khó khăn".
Ba anh chia sẻ với đội ngũ sản xuất chương trình rằng: "Đi làm nhiệm vụ cho Tổ Quốc ở nơi đảo xa, chúng tôi rất lo lắng, thậm chí thi thoảng ở nhà cũng có lúc nghĩ đến việc cháu nó có thể hy sinh vì Tổ Quốc". 
Đoàn kinh tế quốc phòng 337 đang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tại các địa điểm miền núi, vùng cao giáp biên giới tại Hướng Hóa, Quảng Trị. Trong ngày 17/10, đoàn 337 thực đã thực hiện hành quân hơn 30km để đến địa bàn xã Hướng Việt thực hiện việc cứu nạn, hỗ trợ đồng bào. Anh em chiến sĩ trở về đơn vị đúng nửa đêm rạng sáng ngày 18/10 và tranh thủ chút thời gian nghỉ ngơi nhanh chóng để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ tiếp theo. Nhưng chỉ mấy chục phút sau, bi kịch đã đến theo một cách vô cùng bất ngờ và thương đau.
Một người dân sống gần doanh trại của đoàn 337 nói rằng: "Họ vừa đi giúp đỡ đồng bào về chưa kịp nghỉ ngơi".
Chúng ta có những người anh hùng, vừa ngả lưng nghỉ ngơi sau cả ngày vượt đèo băng dốc núi để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ cứu nạn tại Rào Trăng. Và rồi, các anh nghỉ ngơi vĩnh viễn, sau đó trở về với gia đình mà không nói được lời từ biệt. 
Chúng ta, thường nghĩ rằng thời điểm hiện tại, đất nước đang hòa bình và an vui. Nhưng tại Trường Sa, nơi đầu sóng của Tổ Quốc, vẫn có sự những hi sinh mà đại đa phần chúng ta ít biết hoặc ít chú ý đến. Năm 2013, chiến sĩ Đinh Văn Nam hi sinh khi thực hiện nhiệm vụ cứu nạn tại đảo Phan Vinh hay năm 2014, chiến sĩ Phan Văn Hạnh hi sinh khi làm nhiệm vụ tuần tra tại đảo Tốc Tan C. Nơi đảo xa, không phải chỉ có sóng dữ, ở đất liền bình yên, không có nghĩa là ngoài đó cũng vậy.
Hay nhắc một chút về những công trình nhà giàn DK, những công trình mọc lên vững chãi giữa biển khơi, nhưng biết bao nhiêu người đã ngã xuống để những công trình vững trãi ấy "đứng lên".
Có những chiến sĩ may mắn tìm được phần thân thể, có những người khác thì mãi mãi nằm lại dưới biển, và số khác thì yên vị ở một góc đảo, không nỡ rời đi và đồng hành cùng những đồng đội đang sống và trực chiến.
Hòa bình, là điều tự nhiên có, hay phải đấu tranh? Hy sinh, là điều không ai muốn, nhưng đôi khi, là điều cần phải đánh đổi.
Nếu họ bỏ chạy, thì ai sẽ cứu mọi người? Nếu họ từ chối lao thân vào khó khăn, thì ai sẽ ra đi? 
Chúng ta được dạy về việc tôn vinh những người anh hùng đã khuất, ghi nhớ công lao của cha ông trong quá khứ. Rằng để có được những ngày hòa bình, đã có hàng triệu người ngã xuống, và họ chấp nhận ngã xuống một cách rất an nhiên và bình tâm. Nhưng, để giữ vững sự hòa bình, đưa Tổ Quốc vượt khó khăn, có rất nhiều người cũng sẵn sàng hi sinh giữa thời bình, đó là một truyền thống quý báu, cũng là nỗi đau. 
Cứ thi thoảng, cánh báo chí "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” khi đưa bảng lương của ngành quân đội, công an ra so đo với các ngành nghề khác, họ cho rằng các ngành này hưởng đặc quyền quá cao, gây ra nhiều mâu thuẫn xã hội. Mới tháng 5 vừa rồi, một số cử tri gửi kiến nghị đến Bộ Nội Vụ nhằm mục đích rà soát, tính lại và điều chỉnh bảng lương cho các cán bộ, chiến sĩ ngành quân đội và công an.
Có không ít người tị nạnh với những người vợ của các chiến sĩ đã hi sinh vì các chị vợ được tạo điều kiện vào làm việc tại các đơn vị quân đội. Dạo trước, một vài cư dân mạng cũng "nói ra nói vào" về trường hợp anh Dương - người sống sót trong vụ rơi máy bay quân sự tại Hòa Lạc được nhà nước trợ cấp nhà, vợ và gia đình anh được tạo điều kiện làm việc.
Có vài người nói các chị vợ sướng nhỉ, chồng mất thì lấy người khác, rồi con cái thì không phải lo mấy vì được đi học và trợ cấp miễn phí. Thật chẳng thể hiểu được là có những người suy nghĩ như vậy, hẹp hòi và ích kỷ như vậy. 
Kiểu như lấy lòng dạ tiểu nhân và do lòng quân tử.
Những nỗi đau hay mất mát, chẳng thứ gì có thể bù đắp được. Vậy bây giờ đặt câu hỏi thế này, những người đó có dám hi sinh để người thân của họ được hưởng những quyền lợi đó không? Dám chắc là không. 
Khi làm nhiệm vụ, các chiến sĩ chỉ quan tâm đến những điều họ mà làm cho mọi người, đó là việc cứu giúp người dân, hi sinh vì nền độc lập... Họ không màng đến những quyền lợi mà người thân của họ nhận được. Vì không ai muốn chết, ai cũng ham sống cả, không gia đình nào muốn mất đi người thân, người thân nào cũng muốn chồng, con trai... trở về.
Chúng ta cần phải giúp đỡ, tri ân gia đình và người thân của các chiến sĩ đã hy sinh. Phải luôn nhớ rằng, sau hòa bình, sau bão tố, sau bình yên, là biết bao nhiêu người nằm xuống.

SỐNG SAO CHO THOÁT ĐƯỢC MIỆNG ĐỜI!!!

Từ đầu mùa mưa lũ đến giờ, ca sĩ Thủy Tiên đã khiến cả nước nức lòng vì những hành động của mình. Nữ ca sĩ đã quyên góp được tới hơn 60 tỷ để ủng hộ bà con miền Trung. Không thông qua bất kỳ tổ chức nào, Thủy Tiên cùng chồng, tự mình lăn lộn đến những nơi xa xôi nhất để trao tặng từng phần quà đến cho bà con đang căng mình chống lũ.


Nhưng, chúng ta cũng đã quá quen với việc, có ai đó nổi lên là không thiếu những kẻ đeo bám hay cố dìm người khác xuống bằng những "ý kiến cá nhân" của mình. Đúng có, sai có nhưng hầu hết đều là những góc nhìn hẹp hòi hay nói thẳng ra là "bới lông tìm vết".
Ban đầu thì là chuyện, có nên từ thiện mì tôm không. Nhưng họ đâu có nhẹ nhàng như vậy, phải 1 cái title thật kêu là: "XIN ĐỪNG ỦNG HỘ MỲ TÔM NỮA. TÓC EM XOĂN HẾT CẢ RỒI". Ồ, ăn mỳ thì liên quan mẹ gì đến chuyện tóc tai. Ờ, nhưng thích đấy, ví von như thế mới có nhiều người quan tâm. Rồi họ đưa ra cả ngàn lập luận bảo vệ "quan điểm cá nhân" của mình nào là mua cái này, mua cái kia, sao không tặng tiền, sao không tặng gạo... bla...bla.... Xin thưa rằng, đợt mưa lũ vừa qua, không chỉ có 1 đoàn từ thiện tới miền Trung mà là cả ngàn người. Rất nhiều thông tin về việc mọi người ủng hộ thuốc men, tiền bạc, nhu yếu phẩm,... mỗi đoàn 1 kiểu chứ không phải đoàn nào cũng chỉ tặng mỗi mỳ tôm. Lộn cả mề.
Tôi chơi với admin bên Tổ lái, hôm trước anh em có nói chuyện với nhau, cậu ấy bảo em đang chuẩn bị thuốc men với áo phao cho bà con mà đường đi khó quá, xe hỏng suốt, mãi chưa vào được đến nơi. Mà đoàn cậu ấy đi cũng chỉ có mấy người vậy những đoàn từ thiện lớn, bạn nghĩ gì mà họ "mặc định" cứ lũ là phát mỳ tôm?
Rồi cái hôm Beat đăng ảnh Thủy Tiên đi từ thiện, tưởng hành động đẹp như vậy sẽ chỉ nhận được những lời khen. Nhưng không! Vẫn có những bài báo nói về chuyện sao cô ấy mặc quần quá bó, sao đi từ thiện lại đeo túi Luôn Vui Tươi ?? ?? Từ thiện từ bao giờ trở thành 1 bộ phim mà người đi làm thiện nguyện lại phải nhập vai sao cho phù hợp với hoàn cảnh vậy???
Thử hỏi nếu bây giờ, bạn là ca sĩ, chồng bạn là cầu thủ ngôi sao, trong nhà bạn lấy đ đâu ra 1 cái túi chợ xanh 2,300 nghìn mà đi từ thiện. Nếu ai chuẩn bị kỹ càng, sắm bộ cánh "nghèo" cho hợp lý thì kiểu gì chẳng có những ý kiến nói là "cố diễn cho tròn vai". Còn với những người, ngồi ở nhà, đi soi đến cả cái quần phụ nữ thì thôi chịu hẳn. Không đáng để nhắc tới lúc này. Tư duy dồn hết xuống cái đũng quần theo họ mất.
Rồi khi các ngôi sao khác lên tiếng, đóng góp 1 phần nhỏ bé của mình vào mục tiêu chung thì bị lôi chuyện tiền nong ra cân đo đong đếm theo kiểu: "Giàu thế mà ủng hộ có bằng này" hay "Mua cái nhà chục tỏi mà ủng hộ có chục triệu đồng". Đúng là rơi nước mắt. Từ thiện - luôn có sự lựa chọn "Có" hoặc "Không" với tất cả mọi người, chứ không phải người nổi tiếng thì sẽ mặc định "Mày phải làm...". Nên cái chuyện ủng hộ bao nhiêu càng không phải thứ bị đem ra mổ xẻ. Không phải tất cả, nhưng chắc chắn rất nhiều người bàn luận chuyện đó chưa bao giờ ủng hộ 1 nghìn nào vì với cái tư tưởng từ thiện bằng tiền người khác như vậy thì chẳng bao giờ dám bỏ tiền trong túi mình ra. Việc thắc mắc về số tiền từ thiện, nó như dạy người giàu cách tiêu tiền ấy, tiền của người ta, người ta muốn làm gì thì làm.
Nhận thấy những chuyện như thế, nên giờ nhiều người làm từ thiện cũng phải rào trước đón sau. Trấn Thành phải hứa "Không ăn chặn 1 đồng", hay có người báo chí đưa tin thì phải xin hãy dùng dưới cái tên "Bộ tộc nào đó" chứ đừng nhắc đến tên mình. Giờ lạ lắm, chuyện tốt cũng phải che giấu và hứa lên hứa xuống mới dám làm, không phải sợ thế lực nào đó mà sợ những con mắt soi xét, sợ những "ý kiến cá nhân".
Từ thiện - luôn là 1 vấn đề nhạy cảm. Từ chuyện tài chính đến chuyện uy tín và nó luôn khó chứ không phải chỉ bây giờ. Nhưng chỉ xin cộng đồng đừng quá khắt khe với những chuyện nhỏ nhặt mà ảnh hưởng tới mục đích cao đẹp vốn có của nó. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, trong lúc này, chẳng có gì là thừa cả.
Một gói mỳ tôm, 1 chiếc áo phao, hay 1 cô bé nhịn bữa sáng để gửi cô Tiên 20 nghìn cũng là điều trân quý! Hướng về miền Trung theo cách văn minh và xây dựng còn cái gì không nên nói.... thì đừng có nói.

Ai cho phép họ đại diện cho nhân dân Việt Nam?

Ngày 18/10/2020 vừa qua, sau khi có thông tin Thủ tướng Nhật sẽ chọn Việt Nam là điểm công du đầu tiên của mình sau khi nhậm chức, xuất hiện một nhóm người tự xưng là “đại diện cho cộng đồng người Việt tại Nhật” tập trung trước Văn phòng Thủ tướng Nhật, đưa ra yêu sách như sau:

- Thả tự do cho tù nhân lương tâm;
- Yêu cầu tự do, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam;
- Trừng phạt Việt Nam vì vi phạm nhân quyền;
- Yêu cầu điều tra cộng sản vì lỗi gây ra lũ lụt ở miền Trung;
- Mong muốn Nhật cắt đứt quan hệ với Việt Nam.
Thực sự, những hành động trên là cực kỳ phản cảm và tai hại, gây cái nhìn sai lệch của bạn bè quốc tế với Việt Nam, khiến họ hoài nghi về tình hình nhân quyền ở Việt Nam; nhất là khi chuyến công du của Thủ tướng Nhật tới Việt Nam đang được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tôi không hiểu dụng ý của họ là gì, liệu họ định đòi quyền lợi thực sự cho đám phản động kia; họ bị các đài phản động như Việt tân, BBC che mắt hay họ được các tổ chức phản động thuê nhằm bôi nhọ Việt Nam. Tôi nghiêng về giả thuyết này, vì ở Nhật, người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covid -19, thậm chí, nhiều kẻ cầm băng rôn kia còn không phải là người Việt Nam vì người Việt Nam không ai làm như vậy cả.
Trong khi cả dân tộc đang gồng mình để phòng chống dịch Covid-19, trong khi người dân miền Trung đang vất vả chống lũ lụt, những kẻ tự xưng là đại diện cho người dân Việt Nam kia lại không có một tiếng xót thương, lại vì vài đồng bạc đi ủng hộ mấy kẻ phản động phá hoại bình yên cho đất nước. Thật sự xấu hổ và căm phẫn vô cùng./.

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

CẢ NGÀY HỌ ĐI CỨU DÂN, CÓ NGƯỜI CHƯA KỊP NGHỈ NGƠI

Sau một ngày mệt nhoài vì giúp dân chạy lũ, 22 chiến sĩ Đoàn 337 về đơn vị lúc 0h. Họ vừa nghỉ ngơi thì ngọn núi phía sau ập xuống.
Gần 2h ngày 18/10, anh Hồ Xuân (xã Hướng Phụng, Hướng Hóa, Quảng Trị) bị đánh thức bởi tiếng người hô hoán trước nhà. Cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị hớt hải tháo chạy. Phía sau họ, tiếng đất đá đổ xuống ầm ầm.


Người Bru Vân Kiều sống tại Hướng Hóa gọi dãy núi phía sau trụ sở Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 là Coọc Tạc (Núi Sắt hoặc Cổng Trời). "Bộ đội ở đây lâu lắm rồi, có bao giờ bị thế này mô", anh Xuân ngậm ngùi.
"Anh em mệt lả, có người mặc nguyên quân phục"
Khi sạt lở kết thúc, các chiến sĩ chạy ngược lại tìm đồng đội. Nhưng lại một tiếng động lớn, đất đá sạt tiếp, họ phải lùi ra. Cho đến sáng 18/10, thêm vài âm thanh như vậy trước khi Núi Sắt ngừng lay chuyển.
Trụ sở Sư đoàn 337 tan hoang sau vụ lở núi. Bùn đất ập xuống 3 dãy nhà, đẩy các mảng tường trôi xa vài chục mét.
Những người đồng đội thoát nạn lao vào đống đổ nát để tìm người mất tích. Họ nhanh chóng dìu được 4 người ra khỏi hiện trường. Đống bùn đất còn lại quá lớn. Khi trời sáng, những chiếc máy xúc đầu tiên mới vượt qua được nhiểu điểm sạt lở để tiếp cận hiện trường.
"Đến 4h sáng, chúng tôi thấy người thứ 5 ngoi ngóp bò ra khỏi đống đổ nát", một vị thiếu tá nhớ lại. Tính đến 17h chiều 18/10, đó vẫn là người cuối cùng được ghi nhận sống sót. 22 cán bộ, chiến sĩ còn lại không kịp thoát thân.
Theo người dân địa phương, trời đã mưa liên tục gần 2 tuần nay. Đồng bào dân tộc địa phương khi gặp mưa lũ, sạt lở là phải nhờ bộ đội đến ứng cứu.
Ngày 17/10, gần 30 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn 337 hành quân sang xã Hướng Việt cách đó 30 km để giúp đỡ các hộ dân bị ảnh hưởng mưa lũ. Sau một ngày dầm mưa, họ về đến đơn vị lúc gần 0h.
"Anh em về đến đơn vị đều mệt lả, chỉ tắm rửa qua loa rồi về giường. Khi vụ việc xảy ra, có chiến sĩ còn mặc nguyên quân phục, thậm chí chưa kịp ngủ", một cán bộ chia sẻ.
3 tháng nghĩa vụ cuối cùng
"Mới hôm qua nó còn điện bảo bố vay tiền lợp lại mái nhà cho khỏi dột rồi 3 tháng nữa con ra quân sẽ lấy tiền trả lại. Vậy mà giờ nó bỏ tôi đi", ông Lê Đình Huấn (trú xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ, Quảng Trị) nghẹn ngào.
Con trai ông Huấn là binh nhất Lê Tuấn Anh (20 tuổi), chiến sĩ hậu cần tại Sư đoàn. Chàng trai lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự ngay khi học xong phổ thông. Khi chỉ còn 3 tháng là hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Tuấn Anh gặp nạn.
Từ lúc biết tin, ông Huấn cùng người thân đứng ngồi không yên. Trước đây, mỗi lúc về phép, Tuấn Anh thường bảo bố mẹ sửa sang lại mái nhà để mưa lũ không dột. Cậu dự định khi trở về sẽ đi xuất khẩu lao động để kinh tế gia đình khấm khá hơn.
Bà Trương Thị Khuyên (mẹ Tuấn Anh) gục xuống vệ đường trước lối vào đơn vị. Tỉnh lại sau khi ngất xỉu, người mẹ lại nhìn đống đổ nát rồi gào tên con. "Rùa ơi (tên gọi khác của Tuấn Anh), con khoe khi về sẽ có quà cho mẹ, mà giờ con ở đâu con ơi…", bà Khuyên khóc nghẹn.
Hai ngày trước, Tuấn Anh gọi điện khoe rằng đang làm một món quà lưu niệm để tặng mẹ. Dự định học ngoại ngữ để sang Nhật Bản hoặc Hàn Quốc cũng được cậu nhiều lần chia sẻ khi tháng ngày quân ngũ sắp qua.
Chiều 18/10, mưa vẫn rơi từng đợt ở thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. Dọc tuyến đường nham nhở vì mưa lũ, thêm từng tốp thân nhân băng qua các điểm sạt lở để vào hiện trường.
Trời tối hẳn. Cuộc tìm kiếm diễn ra khẩn trương, nhưng thỉnh thoảng phải tạm dừng vì tiếng kẻng báo sạt lở đất lại diễn ra.
Rạng sáng 18/10 đã xảy ra một vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại khu vực đóng quân của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 (Quân khu 4) thuộc thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Vụ sạt lở khiến 22 cán bộ, chiến sĩ bị vùi lấp và chỉ có 5 người may mắn thoát nạn.
Đến 17h15 cùng ngày, 14/22 thi thể cán bộ, chiến sĩ của Đoàn 337 đã được tìm thấy.

ĐÊM KHÔNG NGỦ Ở SỞ CHỈ HUY TIỀN PHƯƠNG CỨU HỘ

QUẢNG TRỊ - NHỮNG NGƯỜI LÍNH THAY PHIÊN NHAU TRỰC ĐÊM TẠI SỞ CHỈ HUY TIỀN PHƯƠNG, CÁCH HIỆN TRƯỜNG VỤ LỞ NÚI TẠI XÃ HƯỚNG PHÙNG, HUYỆN HƯỚNG HOÁ 2,5 KM.
21h, mưa to và trời tối gây nguy hiểm, 500 chiến sĩ cứu hộ đã rút khỏi hiện trường tìm kiếm 8 người còn mất tích sau vụ lở núi ở Đoàn kinh tế quốc phòng 337.


Sở chỉ huy tiền tiền phương đặt tại ngôi nhà sàn rộng khoảng 100 m2 của một hộ dân, cách hiện trường vụ lở núi khoảng 2,5 km.
Để có bếp nấu ăn, nơi nghỉ chân qua đêm, các chiến sĩ phải dựng khung sắt và căng bạt để làm lán.
Ngồi một góc trong lán trại, ông Trần Văn Dũng, cán bộ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tỉnh Quảng Trị tranh thủ gọi điện, báo cáo tình hình với cấp trên.
Trong lán vừa dựng tạm gần Sở chỉ huy tiền phương, nhiều chiến sĩ Công an và lực lượng cứu hộ tranh thủ ăn các suất cơm hộp, lương khô qua bữa.
Lúc 21h ngày 18/10, cuộc họp tại Sở chỉ huy tiền phương với sự tham dự của Lãnh đạo Quân khu 4 và đơn vị liên quan đã thống nhất tạm dừng tìm kiếm vì "trời mưa và tối, không đảm bảo an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ".
Đường từ bên ngoài vào xã Hướng Phùng vẫn còn nhiều điểm sạt lở, nên dự kiến ngày mai lực lượng chức năng mới có thể đưa thi thể các nạn nhân đã tìm thấy ra khỏi hiện trường. Ngoài việc cứu nạn tại Hướng Phùng, lực lượng Quân khu 4 cũng đang tập trung cứu nạn tại xã Hướng Việt, nơi đang bị cô lập vì sạt lở, chưa thể tiếp cận
Tin tức từ Sở chỉ huy tiền phương được truyền đi các đơn vị liên quan. Đại úy Đinh Xuân Hùng, Lữ đoàn thông tin 80, Quân khu 4 và đồng đội thông báo tình hình công tác cứu hộ với đơn vị liên quan bằng điện thoại bàn.
Bên trong Sở chỉ huy có thiết bị kết nối trực tuyến tới các đơn vị liên quan để trao đổi công việc.
Lúc 1h sáng 18/10, quả núi bất ngờ sạt lở, đổ xuống các gian nhà của Đoàn kinh tế quốc phòng 337, thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Sau đó, 5 người được cứu ra ngoài, 22 người bị vùi lấp gồm 4 sĩ quan, 10 quân nhân chuyên nghiệp và 8 chiến sĩ. Đến 17h cùng ngày, lực lượng cứu hộ tìm được 14 thi thể, còn 8 người mất tích.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

PHẠM THỊ ĐOAN TRANG BỊ BẮT - DẤU CHẤM HẾT CHO MỘT CUỘC ĐỜI LẦM LẠC!

Như chúng ta đã biết, vừa qua cơ quan Công an đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và Tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.

PHẠM THỊ ĐOAN TRANG BỊ BẮT - DẤU CHẤM HẾT CHO MỘT CUỘC ĐỜI LẦM LẠC!

Cùng lật lại quá trình chống phá của đối tượng “đã xấu lại chuyên đóng vai ác” này. Sinh ngày 27/5/1978 tại Hà Nội, trong một gia đình nề nếp, khi bố mẹ là cán bộ nghỉ hưu, các anh em đều làm trong cơ quan Nhà nước, nhưng Đoan Trang không phát huy truyền thống gia giáo đó và kỳ vọng của gia đình qua cái tên mà cha mẹ đặt cho, mà dần dần bị lôi kéo vào những tham vọng, ảo tưởng chính trị viển vông, để rồi nhìn lại chỉ thấy một tâm hồn ma dại. Tuy được gia đình cho ăn học bài bản, đến nơi đến chốn, từng tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, rồi làm việc, cộng tác viên với nhiều cơ quan báo chí, công ty trên lĩnh vực truyền thông như báo điện tử Vnexpress; Truyền hình kỹ thuật số VTC; báo Vietnamnet; báo Pháp luật Tp.HCM tại Hà Nội… và đến tháng 01/2013, xuất cảnh đi Philippines không xin phép nên bị kỷ luật buộc thôi việc.

Chính thời gian này, ả đã bị tiêm nhiễm tư tưởng phản động, chống đối của số cầm đầu các tổ chức ba que hải ngoại. Sau khi trở về nước, đối tượng lại đóng vai “người bất đồng chính kiến” chuyên nghiệp và coi đó là nghề kiếm sống, từ đó cho đến khi xộ khám. Được sự tài trợ, cổ xúy, tung hô ngút trời của các thế lực bên ngoài, ả trực tiếp thành lập và điều hành hàng loạt tổ chức chống đối như: “Mạng lưới blogger Việt Nam”,  “Vì một Hà Nội xanh” - Green Trees, lợi dụng danh nghĩa phản đối một số điều luật đối tượng cho là “vi phạm dân chủ, nhân quyền” như Điều 258 BLHS 1999, lợi dụng hoạt động bảo vệ môi trường (phản đối việc chặt hạ 6.300 cây xanh tại Hà Nội...) để kích động và tham gia hàng chục cuộc tụ tập, biểu tình gây rối an ninh trật tự. Ngoài ra, ả còn thường xuyên cấu kết với các phần tử chống đối, phản động trong và ngoài nước như “Việt Tân”, “VOICE”; các hội, nhóm chống đối sử dụng chiêu trò “phản biện xã hội” để thể hiện chính kiến trước những sự kiện chính trị - xã hội của đất nước, các vấn đề đang được xã hội quan tâm nhưng thực chất là lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật nhằm chống Đảng, Nhà nước.

Ả cùng Trịnh Hội - đối tượng cầm đầu VOICE lập ra cái gọi là “Luật khoa tạp chí”, tiếng là phân tích hệ thống luật pháp các nước nhưng nhìn vào đó không khác gì một mớ hổ lốn, luôn có sự “ác cảm” với chính quyền và hệ thống pháp luật Việt Nam. Không dừng lại ở đó, ả còn viết hàng trăm tài liệu nội dung xuyên tạc, phản động; thực hiện trên 40 lượt trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài; viết, tán phát 10 cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, hướng dẫn  “kỹ năng”, cách thức đối phó với Cơ quan An ninh như  “Cẩm nang nuôi tù”, “Cẩm nang pháp lý dành cho các bạn hoạt động xã hội”, “Từ facebook xuống đường”, “Anh Ba Sàm”, “Bầu cử phi dân chủ ở Việt Nam”, “Chính trị bình dân”, “Phản kháng phi bạo lực”… nhằm kích động lật đổ chế độ, thể hiện rõ mục đích lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 2019, ả cùng một số đối tượng lập ra “Nhà xuất bản tự do” nhằm “nâng cao dân trí” cho giới Dân chủ Việt, tiến hành tán phát trên 3.000 đầu tài liệu phản động, lập trang web gây quỹ gần 10.000 EUR ủng hộ số chống đối tiến hành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thủ đoạn phát tán sách bẩn của ả là chuyển tài liệu qua email cho các tổ chức phản động ở nước ngoài chế bản, lên market, sau đó chuyển lại cho đối tượng trong nước để in lậu, phát tán (chủ yếu qua không gian mạng). Các đối tượng như: Nguyễn Duy Tân, Đặng Hữu Nam, mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương… trở thành đầu mối tích cực tiêu thụ và rao bán sách cho ả.

Những miếng mồi bẩn nhưng “ngon” nên lắm kẻ cũng muốn chia phần, bản chất vụ lợi thể hiện rõ của đám “rận chủ” này khi chúng ra sức cắn xé nhau “miếng bánh vẽ” ấy, chứ làm gì có cái “Tự do” như tên nhà xuất bản. Cho nên, vào tháng 7/2020, ả mâu thuẫn gay gắt với số cầm đầu “Nhà xuất bản tự do”, bị tố ăn chặn tiền, buộc phải tuyên bố rút lui, không tham gia điều hành nhen nhóm này.

Ả là đối tượng chống đối quyết liệt, cực đoan, nguy hiểm và không có khả năng cảm hóa, giáo dục, đã nhiều lần bị cơ quan Công an mời lên làm việc nhưng vẫn ngoan cố, không ăn năn hối cải. Đỉnh điểm của sự phản trắc, bộc lộ hành vi phạm tội đến cùng là vào ngày 26/02/2018, khi bị triệu tập đấu tranh, ả viết vào bản tự khai “Tôi đấu tranh là để tiêu diệt độc tài và vì nhà nước Cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài, nên tôi đấu tranh để xóa bỏ nó”! Ngày 03/4/2018, Phạm Thị Đoan Trang đã công khai trên facebook cá nhân sẽ lật đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam trước khi các đối tượng nhóm “Hội anh em dân chủ” chấp hành xong án phạt tù; bộc lộ không xuất cảnh định cư mà bằng bất cứ giá nào phải ở lại Việt Nam đấu tranh lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam đến cùng. Cơ quan chức năng đã rất nhiều lần áp dụng các biện pháp giáo dục, răn đe, xử phạt hành chính 04 lần về hành vi gây rối trật tự công cộng (ngày 28/8/2009 tạm giữ hình sự Phạm Thị Đoan Trang 09 ngày, sau đó do khai báo thành khẩn nên ta đã trả tự do). Tuy nhiên, ả vẫn “chứng nào tật nấy” như một con thiêu thân, lao vào những thứ đã làm trước đó thay vì tĩnh tâm để hiểu điều gì nên và không nên làm!

Được sự cổ vũ của các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước xây dựng “ngọn cờ” cầm đầu lực lượng chống đối; là đầu mối liên lạc, kết nối giữa số chống đối, phản động trong nước với nhân viên các Đại sứ quán Mỹ, EU, các NGO quốc tế về dân chủ, nhân quyền và bọn phản động lưu vong người Việt. Chính giới Mỹ, phương Tây thường xuyên tìm cách tiếp xúc với Phạm Thị Đoan Trang (ở các cấp độ Đại sứ, chính khách, nguyên thủ quốc gia); các NGO về dân chủ, nhân quyền trên thế giới nhiều lần “vinh danh” trong các giải thưởng có tính thường niên về nhân quyền, tự do ngôn luận khiến ả càng lấy làm “vinh dự’ và ảo tưởng về những gì mình đang có và hoạt động chống phá một cách hăng say, liên tục (năm 2017, Phạm Thị Đoan Trang được trao giải thưởng “Homo Homini” của NGO PIN, năm 2019 được trao giải thưởng “Tự do báo chí” của tổ chức “Phóng viên không biên giới”)…

Sự ảo tưởng của Trang tiến tới “đỉnh cao” khi nhiều bài viết trên Facebook cá nhân, sau những cuộc làm việc với cơ quan Công an, ả đã công khai thách thức cơ quan Công an bắt, xử lý mình!? Và cái kết ngày 07/10/2020 vừa qua đã cho ả thấy: sống trong một xã hội có kỷ cương, có pháp luật thì đừng bao giờ lấy hành vi phạm pháp để thách thức. Với lần xộ khám này (lần 2), với tội danh tương tự, xem chừng đường về của Trang với xã hội rộng lớn xa tít tắp!

Đời Cát

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

NHỮNG KẺ VÔ ƠN

Không thể phủ nhận, hiện nay trong Đảng còn một số tồn tại như vấn nạn tham nhũng, quan liêu, đôi chỗ còn nhũng nhiễu, cửa quyền, chưa thực sự là công bộc của dân, xa dân. Tuy nhiên, những gì Đảng đã và đang làm được thực sự rất to lớn.


Có thể kể ra là đã mang lại và giữ vững nền độc lập cho dân tộc trong mấy chục năm qua. Thực hiện nhiều chính sách đổi mới để đưa kinh tế phát triển vượt bậc. Và một sự thực là đời sống nhân dân trong nước đã được cải thiện hơn rất nhiều, vị thế đất nước trên trường quốc tế được nâng lên! Thế nhưng, hầu như những thành viên thuộc hội anh em dân chủ nửa mùa và bọn chống cộng cực đoan đã không nhìn thấy, hay cố tình không nhìn thấy những mặt tốt này. Họ chỉ nhìn thấy và suốt ngày xuyên tạc vào các vấn đề như Hoàng Sa, Trường Sa hay nhấn mạnh đến một số sự việc liên quan đến tôn giáo đã bị dư luận thổi phồng lên! Và dưới con mắt cú vọ của các thành viên này thì đời sống nhân dân trong nước là “suy đồi”, “là lạc hậu” bị nhồi sọ… và trong mắt họ hiện nay dân tộc Việt Nam đang gặp đại nạn, sắp diệt vong tới nơi... Dựa trên cơ sở này họ mơ tưởng đến việc thành lập một thể chế dân chủ cho Việt Nam thông qua website, blog. Và người lãnh đạo sẽ là những nhà hiền triết, hiền sĩ não bị úng thủy đang sống ở hải ngoại hay mấy tay dân chủ trở cờ! Họ có biết đâu rằng trong khi họ cho rằng một số người bị “Cộng Sản nhồi sọ” thì chính họ cũng đang sống trong thế giới không tưởng, ảo tưởng. Họ cao giọng chê bai đường lối của chính phủ Việt Nam hiện nay là “không tưởng” và khi họ đang “dày công” soạn hiến pháp, làm cờ mới cho Việt Nam, nực cười thay việc làm của họ cũng chẳng có một mục đích rõ ràng nào cả, họ chỉ là những con rối do kẻ khác giật dây!
Họ kêu gọi nhân dân đứng lên lật đổ Chính phủ Việt Nam, lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng khi được hỏi sau khi lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam lực lượng nào, đảng nào sẽ thay thế đảng này thì họ không có câu trả lời! Họ có biết đâu rằng chính cái lòng “yêu nước” của họ đang gián tiếp đưa lại khổ đau bất ổn cho nhân dân trong nước, cướp đi sự yên lành trong đời sống của nhân dân Việt Nam! Họ luôn đem các vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa và biên giới (mà vấn đề biên giới thực chất đã được giải quyết xong) để kết tội Đảng Cộng Sản bán nước. Nhưng có lẽ họ chưa bao giờ nghĩ rằng Đảng đang cố gắng giải quyết các vấn đề một cách hòa bình! Và, hòa bình ổn định để tập trung sức lực phát triển kinh tế xây dựng đất nước phồn thịnh và đó cũng chính là nguyện vọng của hơn 90 triệu dân Việt Nam.
Có lẽ không sai khi có nhiều người đặt câu hỏi rằng, có phải thông qua việc giấy lên sự hiềm khích, phá vỡ mối quan hệ hòa hảo giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay để nhằm mục đích đục nước béo cò chính là mưu đồ của những kẻ phá hoại đội lốt dân chủ! Ngoài ra, trong một số bài viết họ lên án “tội ác” Đảng Cộng sản gây ra cuộc chiến giết chết bao nhiêu triệu đồng bào mà họ lại cố tình quên đi một sự thật hiển nhiên là nếu chính quyền miền Nam tuân thủ hiệp định Giơ Ne Vơ thì đã không xảy ra cuộc chiến phân chia Bắc – Nam. Và họ cũng lờ đi rằng chính cái chính phủ tay sai VNCH mà họ vẫn tôn thờ như một quá khứ tốt đẹp, đã cõng Mỹ vào để rồi có vụ thảm sát Mỹ Lai, để rồi mảnh đất Việt Nam được ân huệ lãnh hàng ngàn tấn bom đạn từ máy bay B-52! Làm dân một nước độc lập không muốn lại thích được làm tay sai cho ngoại bang? Nực cười thật.
Họ lớn tiếng lên án, chê bai Việt Nam không phát triển và đòi Việt Nam phải phát triển như các nước tư bản nơi họ đang sinh sống nhưng họ lại cố quên đi rằng chính cái cuộc chiến mà nguyên nhân chính là chính phủ Ngô Đình Diệm đã không tuân thủ hiệp ước hòa bình đã gây ra, đã phá vỡ hoàn toàn nền tảng cơ sở kinh tế Việt Nam. Kết quả là cần 1 thời gian dài để phục hồi! Chưa kể đến trong thời gian này những nhà rận chủ yêu nước này đã mở ra các chiến dịch như “chuyển lửa về quê hương” để làm cản trở, phá hoại sự bình yên, kéo lùi sự phát triển của đất nước.
Yêu nước có nhiều cách thể hiện, đóng góp cho đất nước, lo cho dân tộc có nhiều cách để làm. Không phải ủng hộ dân chủ hay ủng hộ đa đảng là cách duy nhất để thể hiện lòng yêu nước! Trong thời điểm hiện nay những hành động xúi dục với âm mưu, thủ đoạn nhằm lật đổ Đảng Cộng sản để một chính thể dân chủ (thật sự là chưa ra đời) là hành động mù quáng và tự chuốc lấy thất bại là điều không phải bàn cãi!

KÍNH CẨN TRƯỚC NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG!!!

1. Đồng chí Thiếu tướng NGUYỄN VĂN MAN
- Chức vụ: Phó tư lệnh Quân khu 4
2. Đồng chí Đại tá NGUYỄN HỮU HÙNG
- Chức vụ: Phó cục trưởng Cục Cứu hộ, Cứu nạn, Bộ Quốc phòng
3. Đồng chí Trung tá BÙI PHI CÔNG
- Chức vụ: Phó chủ nhiệm Hậu cần Quân khu 4
4. Đồng chí Trung tá NGUYỄN TIẾN DŨNG
- Chức vụ: Phó trưởng Phòng Tác chiến Quân khu 4
5. Đồng chí Thượng tá HOÀNG MAI VUI
- Chức vụ: Phó trưởng Phòng xe máy - Cục Kỹ thuật Quân khu 4
6. Đồng chí Trung tá LÊ TẤT THẮNG
- Chức vụ: Phó lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4
7. Đồng chí Trung tá TRẦN MINH HẢI
- Chức vụ: Phó tham mưu trưởng, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế
8. Đồng chí Đại úy TÔN THẤT BẢO PHÚC
- Chức vụ: Trưởng Ban Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế.
9. Đồng chí Đại úy NGUYỄN CẢNH CƯỜNG
- Chức vụ: Đại đội trưởng, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4
10. Đồng chí Thượng úy QNCN ĐINH VĂN TRUNG
- Chức vụ: Đài trưởng 15W, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4
11. Đồng chí Thượng úy QNCN TRƯƠNG ANH QUỐC
- Chức vụ: Nhân viên Điệp báo chiến dịch, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế.
12. Đồng chí NGUYỄN VĂN BÌNH
- Chức vụ: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phong Điền
13. Đồng chí PHAN VĂN HƯỚNG

- Chức vụ: Trưởng phòng Thông tin – Tuyên truyền Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế. 1 điều đáng buồn hơn hôm nay 15/10 cũng là ngày sinh nhật của đồng chí Phan Văn Hướng.