KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

LÊ CHÍ THÀNH - VẾT TRƯỢT DÀI TRÊN CON ĐƯỜNG PHẢN BỘI TỔ CHỨC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC

Lê Chí Thành nguyên là Đại uý - cán bộ Công an Trại giam nhưng vì thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vô kỷ luật trong thời gian công tác tại đơn vị, thường xuyên bỏ vị trí gác đã bị lập biên bản xử lý đến tận 51 lần (việc bỏ vị trí gác thì ít nhiều các bạn cũng hình dung ra mức độ nguy hiểm như thế nào ở một đơn vị trại giam), trước khi ra khỏi ngành đã một lần bị kỷ luật “cảnh cáo”. Lê Chí Thành dần biến chất, bỏ qua lời khuyên của đồng đội, cấp trên và cả người thân trong gia đình (chưa kể đến sau khi ly hôn, hắn không chu cấp để nuôi con nhỏ, bị Tòa nhắc nhở nhiều lần). Lê Chí Thành từng công tác tại trại giam Thủ Đức - Z30D, trong quá trình công tác ở đây Thành được đánh giá là một cán bộ yếu kém về trình độ chuyên môn và năng lực công tác, nhiều năm liền chỉ đạt mức “hoàn thành nhiệm vụ”, có những năm ở mức không hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó, Thành bị điều chuyển công tác về trại Xuân Lộc - Z30A.


Tại đây, Thành vẫn chứng nào tật đấy, không có sự thay đổi tiến bộ, thậm chí còn tụt lùi, hắn trở nên tha hóa và cái phao cứu sinh cuối cùng để dung dưỡng “cái tôi biến chất’ của hắn là truyền thông mạng xã hội, nơi mà mọi người sẽ không biết rõ về bản chất của hắn, hắn lập các tài khoản Facebook, Page, Youtube để có thể thỏa thích nói nhăng, nói cuội, ra vẻ tốt đẹp, việc hắn làm đã xúc phạm đến uy tín, danh dự và hình ảnh người chiến sỹ Công an nhân dân. Lê Chí Thành lợi dụng vào việc “chống giặc nội xâm” cố tình câu kết với các tổ chức phản động lợi dụng chống đối Nhà nước.
Tước quân tịch và khai trừ Đảng đối với Lê Chí Thành là điều tất yếu. Sau khi loại khỏi ngành đối với Lê Chí Thành, hắn ngày càng ngông cuồng hơn, lộ rõ bộ mặt cấu kết với các phần tử phản động trong và ngoài nước; bôi nhọ danh dự cá nhân và tổ chức, tuyên truyền nhằm mục đích gây nghi ngờ, mất niềm tin trong nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Những nội dung mà Lê Chí Thành đưa lên mạng xã hội đã được thanh tra làm rõ là hoàn toàn sai sự thật, vu khống tạo tiền đề cho thế lực thù địch chống phá chế độ. Việc Lê Chí Thành vu khống, xúc phạm lãnh đạo, đồng đội, xúc phạm đơn vị hắn đã từng công tác, chưa nói về pháp luật mà về chữ tình, Lê Chí Thành đã là kẻ phản bội tổ chức, nơi mà hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ đơn vị Trại giam hắn từng công tác, ngày đêm thực hiện nghĩa vụ trên trận tuyến thầm lặng. Lê Chí Thành một kẻ bất nghĩa vì cái tôi và nhận thức thấp kém. Rồi đến một ngày hắn sẻ nhận ra rằng việc hắn đang làm đã phủi đi trách nhiệm người cha bù đắp cho con, trách nhiệm phụng dưỡng mẹ già, trách nhiệm với truyền thống, danh dự của gia đình, khi bốn bức tường là nơi để hắn hối lỗi về lỗi lầm phải trả giá./.

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

NGÀY VIỆT NAM CHỦ ĐỘNG HOÀN TOÀN ĐƯỢC ĐẠI DỊCH ĐÃ KHÔNG CÒN XA NỮA

Tính đến 10h30 sáng này, đã có 30 tình nguyện viên đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19. 
Một trong những tình nguyện viên đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine đầu tiên là nữ, 25 tuổi, là học viên Cao học chuyên ngành Y khoa quê Bắc Ninh. Vì từng làm công việc nghiên cứu về Covid-19 nên cô hiểu rõ mức độ nguy hiểm của đại dịch này. 

"Mình sẵn sàng đăng ký thử nghiệm, với 2 vai trò là nhà nghiên cứu và tình nguyện viên. Thử nghiệm vaccine sẽ có rủi ro, nếu nói không ngại và không sợ thì không phải. Nhưng mình có niềm tin, sau khi được các bác sĩ tư vấn và giải đáp các thắc mắc như được tiêm cái gì vào cơ thể và thử nghiệm với đối tượng như thế nào, nguy hiểm đến đâu, khám sức khỏe sau khi đăng ký", cô nói. 
Nếu chương trình thử nghiệm có bất cứ phản ứng phụ nào, cô cho biết sẽ được chăm sóc sức khoẻ và có thể dừng lại bất cứ lúc nào. "Nếu vaccine của Việt Nam thành công, thì đó là điều tuyệt vời nhất".
Ae nào có nhu cầu muốn tham gia thì đọc thêm thông tin chi tiết dưới cmt nhé! 

SIÊU NHÂN XUẤT HIỆN TẠI THÁI BÌNH

Vào lúc 19 giờ tối ngày 7/12, tại tòa nhà A - chung cư Sở Tài chính tỉnh Thái Bình, chị Hồng đang ăn cơm thì nghe UỲNH một cái giật bắn người. Chị và các con chạy ra xem, tưởng thằng nào tầng trên ném cái gì xuống thì bỗng dưng phát hiện một cháu bé 3 tuổi đang nằm trên đó.


Hốt hoảng, chị hô hào cả khu chung cư ra giải cứu cháu bé. Khi người dân bắc thang đến nơi, em bé vẫn đang ngồi ngoan, không tỏ ra sợ sệt, đôi mắt long lanh cực kỳ cute. Ngay lúc này, mẹ cháu bé vừa đi chợ về thì thấy con trai đang ngồi trên mái nhà người ta. 
3 chân 4 cẳng lập tức đưa con vào Bệnh viện Nhi Thái Bình để cấp cứu. Sau khi chụp X- Quang, chụp Camera 360 các kiểu… các bác sĩ thông báo cháu không hề có một vết xước hay đa chấn thương nào. Mẹ của cháu shock quá đã phải đi truyền nước và được các bác sĩ chăm sóc tận tình...
Chủ nhà ở tầng dưới là chị Hồng cho biết mái tôn xốp của gia đình có 1 khoảng lõm xuống và mảng xốp gắn vào phía dưới mái tôn bị vỡ ra, thanh sắt đỡ mái của hộ dân dưới tầng 1 đã bị cong. Người ta đã đo khoảng cách từ tầng 1 tới tầng 8 của khu chung cư là 25m. Hiện cháu bé vẫn đang nằm ở viện để các bác sĩ theo dõi. 
Các hàng xóm vẫn đang bàng hoàng, có người đã gọi em là ThaiBinhMan. Có phải thời của chúng ta đã đến, nước Nam ta đã có siêu nhân. Quốc gia hùng cường, một lần nữa lại thét ra lửa?

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020

VỤ NỮ SINH TỰ TỬ: CÒN AI DÁM ĐỘNG ĐẾN HỌC SINH CÁ BIỆT?

Như đã dự báo, vụ nữ sinh tự tử nhằm phản đối quyết định kỷ luật của nhà trường, anh Hiệu trưởng và vài cô giáo đã bị treo phấn 15 ngày. Báo chí bắt đầu vào cao trào đấu tố anh Nhạ.
Chuyện này làm tôi nhớ đến các CSGT hay CSTT hễ động chân động tay với lưu manh, côn đồ, cao bồi thôn hay "dân oan"... thì chưa cần biết đầu cua tai nheo thế nào, nhưng để xoa dịu dư luận thì cái quyết định tạm đình chỉ sẽ chềnh ềnh lên mặt báo.

Khi có cái quyết định dân túy như thế, các CSGT, CSTT do va chạm xã hội nhiều, đủ trải nghiệm để chỉ thấy buồn và cách duy nhất để tự bảo vệ mình là im lặng, mặc cho tiếng chì tiếng bấc hay gạch đá của dư luận. Nhưng các nhà giáo thì khác, quen sống trong môi trường chuẩn mực, nên khi gặp các sự cố như thế, họ thường hoang mang, sợ hãi. Và sau khi kiểm tra, xác minh xong, dù kết luận có thể là không vấn đề gì thì chắc chắn vết thương lòng còn đeo đuổi họ mãi. Đó thực sự là một trở ngại tâm lý cực lớn mỗi khi đứng lớp.
Đây là điều mà ít người hiểu để cảm thông.
Một anh nhà báo dính phốt tới mức bị đuổi khỏi báo này, chạy sang báo khác vẫn làm việc ngon lành. Nhưng các thầy cô thì khác, họ không đủ mặt dày và lỳ lợm để tửng từng tưng trước dư luận.
Trở lại câu chuyện anh Hiệu trưởng, chị Hiệu phó, cô chủ nhiệm trường gì đó có nữ sinh uống thuốc tự tử để phản đối quyết định kỷ luật của nhà trường làm nhiều người trăn trở. Không chỉ vụ này, đã có nhiều vụ việc tương tự liên quan đến xử lý học sinh vi phạm mà chưa cần biết đúng sai thế nào đã ngay lập tức ra quyết định đình chỉ công tác của cán bộ, giáo viên.
Không giống như các lĩnh vực khác, quyết định đình chỉ công tác của giáo viên là một quyết định hệ trọng, liên quan đến danh dự, uy tín của nhà giáo, của nhà trường và tác động trực tiếp đến thái độ của người học khi những giáo viên này đứng lớp. Khi thầy Hiệu trưởng, cô Hiệu phó hay cô chủ nhiệm bị đình chỉ công tác thì ngay lập tức, hình ảnh của họ đã bị méo mó trong mắt học sinh với tiếng chì tiếng bấc. Đó mới là sức ép tâm lý nặng nề mà không chỉ những người bị đình chỉ mới phải chịu.
Được biết nữ học sinh này là học sinh cá biệt. Nói trắng ra là học sinh hư. Một Fbker đã đặt câu hỏi rằng "Nữ sinh này có ngoan không?" rồi căn cứ vào những gì xảy ra trên thực tế để tự trả lời. Xin trích nguyên văn:
"- Mặc áo dài quá mỏng, lộ nội y: bị nhắc nhở.
- Chạy xe phân khối lớn, phụ huynh biết không? Biết chứ.
- Dùng điện thoại ghi âm thầy cô trong giờ học: Có phải dạng vừa không? Không.
- Trước khi sự việc "nghi tự tử" xảy ra, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cũng đã mời phụ huynh đến làm việc. Tại đây, phụ huynh cũng đã nhận ra lỗi con mình, em học sinh cũng hứa sẽ nhận lỗi và khắc phục. Tuy nhiên sau đó thì em cố chấp và không chịu nhận lỗi với lý do... em tự thấy mình không có lỗi? Cua bẻ lái ngoạn mục, vậy em có quá cao tay không? Có biết lo sợ là gì không? Liệu có một giải pháp nào hữu hiệu hơn để áp dụng cho em này không?" - [Hết trích]
Ngày này, khi báo chí không còn độc tôn trong thông tin thì người ta có nhiều kênh thông tin để tiếp cận, nhất là Facebook. Đọc những bài viết về vụ việc này trên Facebook, đại đa số các ý kiến đều cho rằng, "Nữ sinh này uống thuốc độc để tự tử" không phải xuất phát từ việc em xấu hổ vì bị nêu tên dưới cờ mà là xuất phát từ chuyện riêng tư", "bạn này ham chơi, lười học, lăng nhăng", hay "Nhìn nhận thực tế đi các bạn ơi. Chẳng ăn nhằm gì đối với một học sinh thích chơi hơn thích học này đâu. Đó chỉ là cái cớ thôi. Còn cái cớ để làm gì thì chính em và gia đình biết rõ hơn ai hết mà"....
Cá nhân tôi cho rằng, việc nữ sinh này tự tử thì lỗi trước hết và chủ yếu từ gia đình. Đừng khoán trắng việc giáo dục đạo đức cho nhà trường. Nhà trường có cố đến mấy mà phụ huynh lại chiều chuộng, khuyến khích các em làm điều không phải thì học sinh không bao giờ trở thành người tử tế. Muốn con mình nên người, học giỏi thì phụ huynh đừng nghĩ rằng bỏ tiền mua xe phân khối lớn cho con đi học, sắm điện thoại xịn cho con mang vào lớp là được. Đó không phải là thương con đúng cách. Và nữa, khi sự việc xảy ra, phụ huynh phủi trách nhiệm và lồng lộn lên, đổ lỗi cho thầy cô. Điều đáng trách, là khi sự việc được báo chí đẩy lên thì các cấp có trách nhiệm lại có cách hành xử thiếu văn minh bằng cách vội vàng ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày.
Vâng, "quyết định tạm đình chỉ công tác" là một quyết định an toàn và luôn đúng. Thời hạn 15 ngày là đủ để điều tra, xác minh và kết luận. Quyết định ấy không sai, nhưng nó làm tổn thương nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của nhà giáo, làm ảnh hưởng đến chất lượng truyền thụ tri thức của thầy cô.
Với cái quyết định ấy, nhiều thầy cô sẽ học theo lãnh đạo để chọn cho mình cách hành xử an toàn hơn, nhưng chắc chắn hậu quả của nó là sẽ có nhiều học sinh "mất dạy" hơn. Hôm trước nữ sinh nhận lỗi trước nhà trường, nhưng chỉ sau một đêm, cô phủi sạch và cho rằng mình không có lỗi. Sau này lỗi sẽ không chỉ như thế mà sẽ là đánh chửi lại cả thầy cô và thậm chí khi trở thành người có chức có quyền, chúng sẽ phủi trách nhiệm như phủi lỗi đã nhận với nhà trường hôm qua và sẽ có những quyết định liều lĩnh vô cảm hơn khi giải quyết các sự vụ.
Cuối cùng, thay cho lời kết, xin trích một câu của một Fbker: "Cái quy định không được nêu tên học sinh, nhắc nhở dưới cờ đã có tác dụng rồi đó. Kết quả là học sinh vịn vào quy định ấy mà phản pháo, phụ huynh được nước tấn tới, thầy cô bị đình chỉ và xã hội lắc đầu ngao ngán... Chẳng biết rồi đây có thầy cô nào dám đụng đến học sinh cá biệt nữa không? Hay cứ nghiễm nhiên mặc kệ vì... ngại và sợ lắm rồi"./.

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2020

TÔ ĐẸP HÌNH ẢNH BỘ ĐỘI CỤ HỒ

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2020 diễn ra hôm qua (7-12), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của toàn quân đã vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành toàn diện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2020; trong đó, nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt, một số nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.


Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khen ngợi quân đội đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; cán bộ, chiến sĩ không quản ngại khó khăn, gian khổ, xung kích vào những nơi nguy hiểm. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, xứng đáng là Quân đội của dân, do dân, vì dân, đã tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.
Có thể nói, năm 2020 là một năm thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách từ thiên tai, dịch bệnh... Song càng trong gian khó, phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ lại càng tỏa sáng; càng trong nguy nan, cán bộ, chiến sĩ quân đội càng thực hiện xuất sắc lời dạy của Bác Hồ: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. 
Thực tiễn năm 2020 cho thấy, với sự nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, thử thách, toàn quân đã hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được giao, chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội ngày càng được nâng cao, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, trong một năm đất nước ta phải hứng chịu tác động khắc nghiệt từ những hiện tượng thời tiết cực đoan, Bộ đội Cụ Hồ tiếp tục là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu, tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả bão, lũ, sạt lở đất... bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19, quân đội đã chủ động, tích cực tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia “chiến đấu” với dịch bệnh từ tuyến đầu là các khu cách ly tập trung, các đường mòn, lối mở ở biên giới; bộ đội không quản hiểm nguy, xông pha vào những khu vực là tâm dịch để khử trùng, dập dịch... Qua đó, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ càng thêm tỏa sáng.
Phát huy những kết quả đã đạt được, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, trước mắt là nhiệm vụ năm 2021, đòi hỏi mỗi cơ quan, đơn vị trong toàn quân phải tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ, sâu sắc tinh thần và những nội dung cơ bản từ Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2020 và những yêu cầu của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương; đồng thời tổ chức hội nghị quân chính ở cấp mình bảo đảm nghiêm túc, thực chất, hiệu quả, qua đó đánh giá trung thực, toàn diện những kết quả đã đạt được, xác định cụ thể phương hướng nhiệm vụ trong năm 2021 và có biện pháp sát, đúng, có quyết tâm chính trị cao trong tổ chức thực hiện. 
Để mỗi cơ quan, đơn vị và toàn quân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2021, một trong những yêu cầu tiên quyết đối với cấp ủy, chỉ huy các cấp là phải tiếp tục đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, qua đó xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, nhận thức đúng nhiệm vụ, đoàn kết, gắn bó, có ý chí khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm thực hiện và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, nhân dân và danh xưng cao quý "Bộ đội Cụ Hồ"...

BẠN TỐT SẼ MỜI NHAU ĐI TIÊM VACCINE CHỨ QUA RỒI CÁI THỜI MỜI NHAU ĐI ĂN PHỞ

Vaccine COVID-19 của Công ty Nanogen phối hợp cùng Học viện Quân y nghiên cứu dự kiến có giá tương đương và thấp hơn mức của thế giới.
Theo Chánh Văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu và phát triển vaccine, Công ty Nanogen dự kiến giá dành cho các mũi của đơn vị này chỉ khoản 5 USD, tương đương với 2 bát phở bò + thêm đĩa quẩy và đôi cốc trà đá.

Với liệu trình tiêm 2 lần thì tổng vệ sinh mỗi người sẽ chỉ phải bỏ ra hơn 200 cành để bảo vệ bản thân trước cơn bão đại dịch. Có thể nói đây là 1 cái giá rất ok nếu như so với 25 USD của Đức, 39 USD của Mỹ và 74 USD cũng là của Mỹ nhưng là 1 công ty khác phát triển.
Ngày 10/12 tới, vaccine COVID-19 của Nanogen sẽ vào giai đoạn 2, tuyển tình nguyện viên tiêm thử nghiệm. 
Mong rằng vaccine của chúng ta sẽ thành công để một dịp nào đó chúng ta sẽ rủ nhau đi tiêm thay vì rủ nhau đi ăn phở hay đi nhậu...

TRÁNG SĨ HỒ LEMAN – NHÀ TÌNH BÁO LẬP DỊ

Từ cuối năm 1994, tôi được giao gặp, phỏng vấn nhiều tướng lĩnh, cán bộ cao cấp ngành An ninh để thực hiện bộ sách “Những kỷ niệm sâu sắc trong đời Công an” cho NXB Công an Nhân dân. Khá nhiều lần, thiếu tướng Vũ Huỳnh, tức Huỳnh Anh, nguyên Trưởng Ban An ninh khu 6 thời chống Mỹ, nguyên Trưởng Ty Công an tỉnh Thuận Hải ngay sau giải phóng đã dặn tôi: “Cố gắng tìm hiểu viết về anh Nguyễn Đình Ngọc. Hiếm có người thứ hai như thế. Vì nhiệm vụ tình báo mà du học một hơi 10 năm bên Pháp, lấy luôn 3 bằng kỹ sư, 2 bằng tiến sĩ. Anh từng là thành viên của Viện Khoa học cao cấp Pháp, là bạn với nhà toán học nổi tiếng thế giới A.Grothendeck, người từng đoạt giải Fields. Kiến thức của anh ấy ngang tầm một bác học”.

Rồi ông cho số điện thoại, viết cả thư tay giới thiệu để tôi tiện liên lạc.
Với cả công việc lẫn sự say mê, dĩ nhiên không đời nào tôi chịu bỏ qua một nhân vật như thế. Tôi nghe theo ông Chín, nhiều lần xin gặp nhưng lần nào Thiếu tướng Nguyễn Đình Ngọc cũng từ chối. Ông nói như ra lệnh: “Cậu không viết gì về tôi cả”! Ngược lại, đặt câu hỏi thì ông sẽ trả lời, giải thích cặn kẽ. Ông bảo: “Điều gì cũng phải biết cho rõ ràng. Biết không phải để viết. Biết để... hiểu. Nhắc lại nhé: không viết!”.
Rồi cuối cùng thì cả ba tập của bộ “Những kỷ niệm sâu sắc trong đời Công an” đều không có trang nào về nhà khoa học – nhà tình báo tài ba ấy cả. Tôi không được viết, tác giả khác cũng không. 
Đầu năm 1997, tôi chuyển công tác sang Tạp chí Văn hóa – Văn nghệ Công an, việc chính là lo làm trang trong nước cho tờ chuyên đề An ninh Thế giới. Cả tòa soạn phía Nam khi đó chỉ chưa đầy chục người, mình tôi là phóng viên, kiêm luôn biên tập viên, sửa morat, thức đêm lòi mắt với dao mổ và bút kim 2B để montage báo thủ công. Báo chưa có trụ sở, phải thuê 4 phòng của Cục Viễn Thông tin học - Bộ Nội Vụ (V17) ở số 47 C Phạm Viết Chánh, Q.I, TP Hồ Chí Minh làm tòa soạn. 
Trừ khi đi công tác, thời gian còn lại tôi ở lại báo gần như cả ngày lẫn đêm. Không khó để nhận ra, ngoài 4 phòng tòa soạn báo ở tầng trệt, còn có một căn phòng khác trên lầu 2 trụ sở cũng thường sáng đèn chong đêm. Đó là phòng làm việc của Cục trưởng V17, thiếu tướng Nguyễn Đình Ngọc. Biết ông khó tính, tôi lấy cớ: “Thấy chú còn thức, con mang lên cho chú... tờ báo vừa in”. Tất nhiên, ông biết ngay: “Cậu muốn hỏi cái gì?”. Quá biết tính ông, tôi nêu ngày vấn đề đã sắp sẵn và khoanh tay, giỏng tai lắng nghe. Luôn kết thúc bằng câu: “Giờ thì rõ rồi chứ” và không định nấn ná, ông lại dặn: “Hiểu rồi thì về... ngủ. Nhớ là không viết gì, không được nhắc đến tôi đâu nhé!”.
Làm báo cả đời, tôi thấy ông là vị tướng Công an duy nhất không chấp nhận đưa tên mình lên mặt báo hay bất kỳ trang viết ở đâu khác. Ông giữ thói quen đã thành cố hữu. Bởi xuất thân, ông là một nhà tình báo; một điệp viên ẩn mình rất kín trong vỏ bọc một nhà khoa học lẫy lừng. 
Nguyễn Đình Ngọc sinh ngày 13-8-1932. Bố ông là vị bác sĩ nổi tiếng ương ngạnh, độc lập Nguyễn Đình Diệp. Chính quyền thuộc Pháp không ưa, đã “đày” bác sĩ Diệp lên tận Sơn La làm việc. Bà Lê Thị Khoa, vợ ông phải tằn tiện, chịu khó lắm mới cùng chồng nuôi được 4 người con nheo nhóc. Nguyễn Đình Ngọc là con cả, được ăn học đàng hoàng. 
Sau Cách Mạng tháng 8, bác sĩ Diệp trở thành Quân y xá trưởng của tỉnh Phúc Yên đóng góp vào cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ bằng tri thức khoa học. Tháng 12 -1947, thất bại nặng trong chiến dịch Thu Đông, quân Pháp từ Bắc Cạn, Chợ Đầu... phải rút chạy qua Thái Nguyên, về Phúc Yên, từ đó chạy về Hà Nội. Trên đường rút chạy, chúng đã bắt toàn bộ gia đình bác sĩ Diệp tại thôn Cầu Vây, xã Đỗ Tân, sau đó giải bác sĩ Diệp và con trai lớn Nguyễn Đình Ngọc về Hà Nội. Đến Đáp Cầu, hai cha con bị giam tách ra. Người cha chỉ còn kịp dặn con: “Con hãy cố học và giúp người khác học, dân mình khổ trước hết vì giặc dốt”. Đêm đó, bác sĩ Diệp bị địch giết. Nguyễn Đình Ngọc chỉ nghe có một tiếng súng nổ và không bao giờ còn gặp lại người cha nữa. 
Không lâu sau đó, mẹ anh cũng mang được hai người em quay lại Hà Nội đang bị tạm chiếm. Nguyễn Đình Sơn, người em thứ 3, không may đã mất vì bạo bệnh tại Phúc Yên vào mùa hè 1947. Khó khăn chồng chất, người mẹ vẫn bằng mọi giá thực hiện di nguyện của chồng, nuôi hai con trai Ngọc và Kim ăn học. Em gái út của anh khi đó mới 1 tuổi. 
Anh em Nguyễn Đình Ngọc đều học rất giỏi. Ngọc đặc biệt thích và giỏi môn Toán. Những cuốn sách toán bằng tiếng Pháp của Lebossé đã được cậu bé 15 tuổi lôi ra làm đi làm lại đến nát nhừ. Anh gần như trở thành “thầy phụ đạo Toán” cho tất cả bạn bè cùng lớp. 18 tuổi Nguyễn Đình Ngọc đỗ tú tài, vào Đại học Khoa học. Một năm sau, anh lấy xong chứng chỉ Toán đại cương. Ở tuổi 20, anh đồng lúc lấy thêm 2 chứng chỉ Vật lý đại cương và Cơ học ứng dụng - một thành tích đáng nể. 
Nhiệt huyết và tài năng, Nguyễn Đình Ngọc đã lọt vào mắt xanh của Giám đốc Công an Liên khu 4 Nguyễn Hữu Khiếu, được chọn và thuyết phục trở thành một chiến sĩ tình báo Cách mạng. Đến cuối năm 1953, khi Pháp đang bắt đầu sa lầy ở Điện Biên Phủ thì Nguyễn Đình Ngọc cũng hoàn thành xong một khóa huấn luyện ngắn về tình báo. Anh được đưa trở lại Hà Nội còn bị tạm chiếm với chỉ thị: “Cố gắng lọt vào xã hội thượng lưu Sài Gòn, đợi liên lạc mang lệnh hành động đến”. Nguyễn Đình Ngọc đã cắt đôi cái dây đồng hồ anh đang đeo để lại làm tín vật v2 đánh đường từ chiến khu (ở Thanh Hóa) về hà Nội để từ đó tìm đường vào Sài Gòn. 
Đi đến Nam Định, Ngọc đã bị Phòng Nhì Pháp bắt giam vì bị nghi ngờ về thành hoạt động. Anh một mực khai thầy giáo, bị lao nên phải vào Hà Nội chữa chạy. Địch kiểm tra, xác nhận anh đang bị lao phổi thật nên để cho đi. Tháng 7-1954, Nguyễn Đình Ngọc đã hòa vào đoàn người di tản vào đến Sài Gòn. Gia đình người yêu đã đính ước của anh đã vào Nam trước 3 tháng. Ngọc đã vừa dạy kèm để kiếm tiền tiếp tục việc học và lấy vợ vào cuối tháng 10 - 1955. Chỉ một tháng sau, Ngọc đã tìm được học bổng du học Pháp để học kỹ sư Khí tượng. Vợ anh đi sau 2 tháng. Đến cuối năm 1956, tại Paris, con trai anh chào đời. Sinh con xong không lâu, vợ anh phải đi làm thêm để có tiền trang trải. 
Cùng lúc với việc học kỹ sư Khí tượng, anh cũng học thêm và chuẩn bị luận án tiến sĩ Địa Vật lý. Hoàn tất, anh chuyển sang vừa học kỹ sư Đóng tàu vừa làm luận án Tiến sĩ Khoa học về Toán với giáo sư hướng dẫn lừng danh Charles Ehresmann ở Đại học Sorbonne (Paris). Đến năm 1963, anh hoàn tất cả hai chương trình khoa học. Vẫn chưa có ai bắt liên lạc, Nguyễn Đình Ngọc lại... học tiếp, ngành kỹ sư Viễn thông, và được nhận vào làm giáo sư Đại học Rennes, cách Paris hơn 300 km. 
Thành công vượt bậc trong khoa học, nhưng với đời sống, Nguyễn Đình Ngọc lại luôn lúng túng, được nhìn nhận như một tay lập dị. Người thấp, nhỏ, anh vẫn mặc cái áo vest dài gần đến đầu gối do bạn cho, đi đôi giày bạn tặng quá rộng đã mòn vẹt... Mùa đông, anh xỏ một lúc 2 tất mỗi bên. Tất bên nào cũng... thủng 2 lỗ ngay ngón chân cái. Tuy nhiên, anh lộn trái chiếc này và mang phải chiếc kia nên không ngón chân nào phải lòi ra.
Một phần cách sống không tươm tất cho lắm là do anh muốn và cần phải tiết kiệm. Sống ở Paris, dạy đại học ở Rennes, vị giáo sư người Việt luôn di chuyển bằng xe lửa vào ban đêm và ngồi ở ga đợi trời sáng để lên lớp. Dạy xong là ra ga về thẳng, cũng vào ban đêm, để ngủ trên tàu, không tốn tiền thuê khách sạn. Mỗi ngày Nguyễn Đình Ngọc chỉ ăn một bữa. Bữa ăn định lượng nhiều gấp 3 lần bữa của người bình thường. Thịt, trứng, rau, đậu, thậm chí cả mì... ông cho hết vào một nồi, lấy thìa xúc ăn, khỏi bày biện mâm bát gì hết. "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an", còn Nguyễn Đình Ngọc, một nhà tình báo thì "thực bất tri kỳ vị". Là ông muốn thế, tự bắt mình phải thế để tiết kiệm thời gian, dù thực ra, ông là bậc thầy tinh tế trong nhiều mặt.
Về trí tuệ, ông lại là một con người khác, kiên định, bác lãm và cầu toàn. Giáo sư Toán học Hoàng Xuân Sính kể, GS Nguyễn Đình Ngọc từng đánh rớt... tất cả sinh viên môn Toán đại cương trong một kỳ thi ở Trường Rennes vì cho rằng không ai đáp ứng được đòi hỏi (quá cao) của thầy. “Hiệu trưởng đề nghị anh chấm lại, anh cương quyết giữ điểm đã cho; cuối cùng người ta phải mời một giáo sư khác chấm để còn có sinh viên đỗ”.
Tham gia hội nghị khoa học quốc tế, ông nổi tiếng vì... “xin được là xin”. Ở đâu, khi nào ông cũng xách lỉnh kỉnh hàng chục giỏ, tập vừa xin được – tất cả đều là tham luận hoặc tài liệu khoa học, “vì đất nước đang cần, sẽ cần”. Tiến sĩ Nguyễn Văn Thống, học trò và cấp dưới của ông ở V17 kể: có lần, sau một Hội nghị khoa học quốc tế về Viễn thông, đoàn Việt Nam được Ban tổ chức Hội nghị mời tham gia một hội chợ triễn lãm về rượu vang và fromage. Khách được mời dùng thử tùy thích. Hàng trăm loại, đoàn Việt Nam không ai biết nên dùng loại nào trước, loại nào sau. Hỏi, không ai biết. GS Nguyễn Đình Ngọc bèn giữ các cô chiêu đãi viên mang khay fromage đi mời lại, chỉ vào từng loại, từng biểu tượng trên lá cờ giải thích cho cả đoàn cặn kẽ từ lịch sử, xuất xứ, hương vị, cách dùng, loại nào dùng kèm với rượu vang nào..., tỉ mỉ và tinh tế còn hơn một chuyên gia ẩm thực thượng thừa. Hóa ra, ông biết tuốt. 
Giữa kinh đô ánh sáng đầy những tranh cãi chính trị, nhà tình báo Việt Cộng bỏ ngoài tai mọi tranh luận bộc lộ chính kiến, không về phe nào cả. Phái thân Cộng đã từng đánh giá ông là “một tay phản động có cỡ” vì thấy ông nghiên cứu “Tư bản luận” của Mác một cách nghiêm túc nhưng lại hay có nhận xét giễu cợt mọi phía. Thật ra, ông chỉ ham học. Không biết là học, và học rất nhanh. Mê âm nhạc nhưng không hiểu lời Opera, ông đã bỏ 3 tháng trời học và trở nên thành thạo tiếng Đức chỉ để sau đó lùng kiếm và mua được từ chợ trời những đĩa ghi các bản nhạc với lời tiếng Đức như mong muốn. 
Sống chẵn 10 năm ở Paris, đến cuối năm 1965, vợ ông đã... phát hiện ra vai trò của chồng, khi ông thường đi đi lại lại giữa Paris và Genève để nhận chỉ thị của cấp trên. Nơi gặp gỡ là một biệt thự nhỏ bên hồ Leman. Người gặp, giao chỉ thị chính là ông Chín Huỳnh. Trong một lần gặp, Nguyễn Đình Ngọc đã sốt ruột hỏi về nhiệm vụ cụ thể. Ông Chín Huỳnh, một cựu thủ khoa Quốc học Huế cười: “Khi nào đến lúc, khắc biết. Nhiệm vụ của cậu bây giờ chính là trèo lên thật cao trong khoa học”. Ông Chín Huỳnh gọi anh là “Tráng sĩ Hồ Leman”, làm một bài thơ cùng tên bằng chữ Hán tặng. Nguyễn Đình Ngọc thì tự đặt cho mình bí danh hoạt động là Diệp Sơn - ghép giữa tên người cha đã truyền cho anh lửa tri thức và lòng yêu nước với tên người em thứ ba đoản mệnh.
Tháng 2 năm 1966, ông về nước, vợ con ở lại Pháp. Trở lại, ông làm giáo sư dạy ở Trường Đại học Khoa học Sài Gòn. Căn hộ ông thuê ở đường Công Lý (nay là Nguyễn Văn Trỗi) luôn có... 7 ổ khóa chạy dọc cánh cửa chỉ cần hích vai đẩy nhẹ là bung, dù trong nhà chẳng có tài sản gì, ngoài sách và rất nhiều đôi tất thủng lạc màu. Khi ông ra dạy Đại học Huế thì phái viên của cấp trên, bí danh Phương Lan (nhưng là một người đàn ông trung niên làm văn thư ở Đại học Huế) mang theo một nửa chiếc dây đồng hồ tín vật đến bắt liên lạc. 
Sau lần gặp đó, Nguyễn Đình Ngọc thường xuyên ra Huế dạy hơn... Lập dị, nhưng ông thường xuyên giao du với những nhân vật tai to mặt lớn, chóp bu của chế độ, trong đó có Phó đề đốc Hải quân Nghiêm Văn Phú (chồng của em vợ ông)… 
Đầu năm 1970, GS Nguyễn Đình Ngọc đã lấy được và chuyển toàn bộ kế hoạch, bản đồ chiến lệ trước về cho Trung ương Cục miền Nam biết, kịp thời sơ tán an toàn, tránh được cuộc hành quân Snuol của Mỹ - VNCH đánh vào căn cứ Trung ương Cục miền Nam đóng ở Svayrieng, Campuchia. Hai tháng sau, ông đã báo trước được 48 giờ kế hoạch đảo chính của Lon Nol - Sirik Matak lật đổ Sihanouk, nhận định chính xác Lon Non sẽ trở mặt, không để yên cho cơ quan đầu não của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đóng “nhờ” trên đất Campuchia. Nhờ đó, phía Cách Mạng đã kịp thời sơ tán trước đại sứ quán, hủy tài liệu, sơ tán căn cứ Trung ương Cục và các đường dây vận chuyển kinh tài, vũ khí cung cấp cho miền Nam qua ngõ cảng Sihanoukville, tránh được vô vàn tổn thất. 
Lẽ tất nhiên, phía CIA và Phủ đặc ủy tình báo Trung ương Việt Nam Cộng Hòa đều không mù. Ngay từ đầu, lối sống của “giáo sư lập dị”, chỉ hoàn toàn chú tâm vào chuyên môn đã khiến ông bị đặt vào vòng nghi ngờ, theo dõi. Ngày 2-9-1969, Hồ Chủ tịch qua đời. Đầu giờ họp của Ban Toán, Đại học Khoa học vào ngày sau đó, ông bỗng đứng lên, nghiêm nghị: “Một vĩ nhân vừa qua đời, đề nghị Ban ta đứng lên, một phút mặc niệm!”. Mọi người đều làm theo. Sự việc lan nhanh khiến một lần nữa, những dấu hỏi về ông lại rộ lên. Nhưng cuối cùng, lời giải thích là: “Giáo sư lập dị” có tỏ thái độ khuynh tả thì cũng bình thường! Vốn dĩ, ông ấy có giống ai bao giờ?”.
Đến tháng 4 - 1975, sau nhiều theo dõi, phân tích, vai trò tình báo của ông đã bị địch khẳng định. Ông không bỏ chạy, vẫn kịp báo trước 24 giờ cho Bộ Chỉ huy tối cao Chiến dịch Hồ Chí Minh rằng quân đội Mỹ sẽ không quay trở lại giúp Sài Gòn khi ta tổng tiến công. Lệnh bắt ông phía VNCH đã không kịp thực hiện...
Ngày 30-4-1975, ông ung dung ngồi ở cơ sở Đại học Khoa học tại Thủ Đức, chờ quân Cách Mạng vào tiếp quản. Giữ vai trò giáo sư “công chức lưu dung” đến hết niên khóa 1977, ông khiến nhiều người ngỡ ngàng khi xuất hiện trên đường phố trong bộ quân phục sĩ quan an ninh, quân hàm Trung tá.
Trước khi về hưu vào năm 2002, ông được phong quân hàm Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Viễn thông tin học, Bộ Công an, Phó ban chỉ đạo Công nghệ thông tin Nhà nước…. Ở cương vị nào, ông cũng vẫn sống với thói quen trong vỏ bọc khi còn hoạt động tình báo. Từ TP Hồ Chí Minh ông đi xe xuyên đêm ra giúp Ninh Thuận lắp đặt đài Vibra. Sáng, đến Cá Ná, ông tạt vào hiện trường làm việc luôn. Chính quyền, Công an tỉnh bày tiệc tiếp đón, chiêu đãi ở Phan Rang, cách 30 km, chờ mãi không thấy ông ra, phải dọn đi. Tướng Nguyễn Đình Ngọc làm việc xong, từ Cà Ná quay về luôn, chẳng màng gì việc quan chức địa phương đang chờ đón tiếp! 
Ngày 7-5-2006, ông ra đi thanh thản. Chỉ sự nghiệp và tài năng lẫy lừng của vị tướng tình báo, huyền thoại, giáo sư lập dị là vẫn ở lại và sống mãi. Và đến lúc đó, tôi mới hiểu vì sao ông không bao giờ cho viết về bản thân, nhất là quãng thời gian làm một điệp viên ẩn dưới vỏ bọc một nhà khoa học. Gần như nửa đời sau, ông sống độc thân, với công việc, tại Việt Nam. Vợ con ông vẫn định cư tại Pháp. Ông không muốn đề cập gì những câu chuyện cũ, con người cũ, bởi điều đó có thể gây liên lụy cho vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và các mối quan hệ khác ở xứ người.
Mất chẵn 25 năm từ khi có dự định, tôi mới có thể viết một chân dung vắn tắt về ông. Ngắn thôi, nhưng vẫn phải tự cắt bỏ và bị cắt bỏ nhiều chi tiết, chủ yếu để “đẽo chân cho vừa giày”, khớp với dung lượng một trang báo trên số đặc san ANTG nhân kỷ niệm 74 năm ngày ra số báo CAND đầu tiên (1-11). Nói chung, nghề tình báo thì không bao giờ có thể hiện ra nguyên vẹn. Chân dung mọi nhà tình báo luôn bị cắt gọt. Trang viết trên tờ báo của ngành Công an thì cũng không khác gì nghề tình báo, luôn bị cắt gọt, kể cả khi ta viết về chân dung một vị tướng Công an, một huyền thoại tình báo, một nhà khoa học lẫy lừng...

LỰC LƯỢNG ĐẶC CÔNG VÀ CUỘC CHIẾN BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979

Sáng 17/02/1979 Trung Quốc đồng loạt nổ súng tấn công 6 tỉnh biên giới với Việt Nam. Tình hình vô cùng căng thẳng, các quân đoàn chủ lực, tinh nhuệ của ta đều đang tham chiến truy kích Pôn Pốt tại Campuchia chưa thể về chi viện kịp.
Ngay đêm 20/02/1979 một đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô do Đại tướng Obaturov dẫn đầu đáp xuống sân bay Nội Bài và nhanh chóng trao đổi với các tướng lĩnh Việt Nam để nhận định tình hình, đối phó kịp thời.


Tổng Bí thư Lê Duẩn đồng ý với ý kiến của các chuyên gia Liên Xô về việc mở một cuộc không vận lớn chưa từng có để chuyển quân từ K ra Bắc chiến đấu. Kế hoạch nhanh chóng được triển khai với sự giúp đỡ của Liên Xô. Đã có 805 chuyến bay vận chuyển quân sự chở 8.900 lượt quân (cùng 1.000 tấn hàng) để điều chỉnh bố trí lại thế trận của Bộ Quốc phòng.
Riêng với đặc công - lực lượng tinh nhuệ - đi trực thăng UH-1, CH-47, Mi-8, Mi-6 của trung đoàn 917. Trung đoàn 916 chở quân từ các nơi về sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Đà Nẵng. Sau đó, bộ đội hành quân ra Bắc bằng máy bay của trung đoàn không quân 918 và phi đội máy bay AN-12 do các phi công Liên Xô lái.
Cũng trong thời gian này, phi đội 10 máy bay tiêm kích F-5 của trung đoàn không quân 935, 10 máy bay ném bom A-37 của trung đoàn không quân 937 từ miền Nam đã tập kết ở sân bay Nội Bài.
Với sự giúp đỡ của Liên Xô các quân đoàn chủ lực, tinh nhuệ của ta đang tham chiến ở Campuchia đã được nhanh chóng chuyển ra chi viện cho miền Bắc. Bộ Quốc phòng lệnh cho Bộ Tư lệnh Đặc công khẩn trương điều động Tiểu đoàn đặc công 27 và Tiểu đoàn 198 quay trở về nước, ra miền Bắc nhận nhiệm vụ mới, tiếp tục điều động Tiểu đoàn đặc công 45 phối thuộc cho Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tham gia chiến đấu.
Các đơn vị đặc công di chuyển bằng trực thăng đến vị trí tập kết, Trung Quốc tấn công ta rạng sáng 17/2 thì ngay đêm đó tiểu đoàn Đặc công đã nhận lệnh cơ động ra miền Bắc để chiến đấu. Khí thế ngùn ngụt, ai cũng sẵn sàng cao độ cầm súng chiến đấu. Đến hôm 20/2 tiểu đoàn đặc công triển khai hầm hào, công sự chiến đấu, sau đó tổ chức đánh 2 trận gồm phục kích 1 trận, tập kích 1 trận.
Đặc biệt vào hôm 10/3 lực lượng Đặc công mật phục, tới khi đoàn xe hàng chục chiếc chở quân và đạn tên lửa H12 của quân Trung Quốc lọt vào tầm bắn, lệnh công kích phát ra, lính đặc công tiểu đoàn 45 đồng loạt khai hỏa bằng súng AK, B41, lựu đạn, thủ pháo và cối 82 ly. Cả đoàn xe cơ giới gần 20 chiếc của đối phương bị đánh tan tác, gần 200 tên bị tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu.
Ngay lúc đó phát hiện có lực lượng địch đóng chốt tại khu vực đồi Thiên Văn, Yên Ngựa bỏ chạy leo lên đồi cao nhìn xuống nơi đồng bọn bị tập kích, nắm đúng thời cơ, trung đội trưởng cối 82 ly ra lệnh đánh. Hàng chục quả đạn đã được tính toán kĩ lưỡng phần tử bắn nối đuôi nhau giội lửa xuống đầu địch, tiêu diệt hơn 100 tên nữa. Đây thực sự là một trận xuất sắc của đặc công tiểu đoàn 45. Tất cả trận đánh chỉ diễn ra trên 20 phút. Sau đó, tiểu đoàn đặc công 45 còn tổ chức nhiều đợt truy kích giặc khi chúng đang rút chạy./.

BỨC ẢNH FAKE VÀ TRÒ BẨN CỦA MẤY ANH DÂN CHỦ!

Tối qua, trên fb cá nhân của mình, anh dân chủ Nguyễn Lân Thắng chia sẻ bài viết của trang Dân biểu với hình ảnh “Phiếu quản lý người bệnh tâm thần”, trong đó, ghi người bệnh ở Chu Ngọc Anh, ở địa chỉ Thái Hòa, Ba Đình với chuẩn đoán Tâm thần phân liệt”. Đính kèm bức ảnh là dòng trạng thái ghi “Chủ tịt Thủ đô tôi bị tâm thần là có thật ạ. Dấu mộc đỏ nhé, đứa nào nói fake tau vả vỡ mồm…”. Hình ảnh này sau đó được nhiều đối tượng chia sẻ, với những lời lẽ miệt thị ác ý.


Qua kiểm tra trên google hình ảnh, hóa ra, đây là bức ảnh fake thật, đã được chỉnh sửa với ý đồ bôi nhọ tân chủ tịch Hà Nội. Bức ảnh gốc “Phiếu quản lý người bệnh tâm thần” trên là của bệnh nhân Lưu Văn Minh, do báo Pháp luật đăng tải ngày 27/6/2014 trên bài viết “Kẻ chém nữ y tá đang ngủ: Bị tâm thần vẫn nói tiếng Anh vanh vách”. Nếu so sánh tên người ký, số chứng thực, ngày tháng chứng thực đều hoàn toàn giống nhau, chỉ khác phần họ tên và địa chỉ của người bệnh. Rõ ràng, bức ảnh bị phát tán trên mạng đã được chỉnh sửa qua phần mềm, với mục đích nhằm bôi nhọ ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch TP Hà Nội hiện nay.


Tôi biết rằng, ngay trước Đại hội, mấy anh chống phá luôn nghĩ ra mấy trò bẩn nhằm xuyên tạc, bôi nhọ cán bộ lãnh đạo cấp cao, nhưng trò dùng phần mềm chỉnh sửa để tạo ra ảnh fake thế này thì đúng là quá bẩn rồi. Vậy mà mở mồm mấy anh lại giở giọng đạo đức, bàn chuyện chống tham nhũng, tiêu cực, đưa đất nước phát triển… thì đúng là giả nhân giả nghĩa lắm.
Nói chúng, mấy anh mà hay nói đạo lý thì sống chán lắm

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2020

NHỮNG BÀI HỌC TỪ CHÚ SÁU NAM

100 năm ngày sinh Đại tướng Lê Đức Anh (1-12-1920): 
NHỮNG BÀI HỌC TỪ CHÚ SÁU NAM
_________________
Tôi thật may mắn được làm việc với nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh (Sáu Nam) trong giai đoạn ở Campuchia và sau này khi ông trở về Hà Nội. Đến khi ông nghỉ công tác, tôi vẫn thường xuyên gặp ông.

Từ khi còn là cán bộ cấp úy cho đến khi đã trưởng thành, đối với tôi, những gì làm được đều có dấu ấn sự chỉ bảo của ông và những gì chưa làm được đều được ông uốn nắn nghiêm khắc, dạy dỗ tận tình. 
Xin ghi lại vài mẩu chuyện nhỏ để nhớ về một vị tướng lỗi lạc, một nhà lãnh đạo quốc gia tầm cỡ, một "người thầy chỉ lối" của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bài học vỡ lòng trên đất bạn Campuchia
Năm 1984, sang công tác ở chiến trường Campuchia, gần một năm trời tôi không dám đến gặp ông vì giai đoạn này ông rất bận rộn, phần nữa để gặp tư lệnh chiến trường không phải ai cứ muốn là được. Đến tết năm 1985, tôi mới dám vào gặp để chúc tết ông.
Rất vui khi thấy tôi khỏe mạnh và chững chạc hơn, ông cười hỏi: "Công việc của cháu thế nào?" (đây luôn là câu hỏi đầu tiên của ông mỗi lần gặp tôi). 
"Thưa chú, cháu chưa được phân công việc cụ thể nào, mới chỉ được giao nghiên cứu, tìm hiểu và tập huấn thêm để chuẩn bị vào công việc". Khi trả lời câu này, tôi rất bối rối và xấu hổ khi phải thú nhận với ông dù đã lên mặt trận gần một năm nhưng vẫn chưa làm được việc gì. Ông hỏi: "Nghiên cứu cái gì, học cái gì?". 

Tôi thú thực đang đọc một số tài liệu của đơn vị nhưng chủ yếu là học tiếng Khmer và sách về lịch sử, Phật giáo Campuchia, có thời gian thì đi thăm chùa chiền và giao tiếp với người dân, sư sãi vì họ rất giỏi về ngôn ngữ và văn hóa.
Tôi tưởng ông không hài lòng, không ngờ ông nói: "Công việc của cháu là phải biết về văn hóa, lịch sử, xã hội nước bạn, phải biết quý trọng, yêu mến đất nước con người của bạn thì mới giúp bạn tốt được. Việc học tiếng Khmer, đọc sách, đi thăm chùa chiền… không thừa đâu. Cứ lo học, tìm hiểu, tận dụng hết thời gian, đừng để lãng phí".
Với riêng tôi, buổi gặp đầu tiên với tư lệnh chiến trường trên đất nước Campuchia không chỉ được nhận những lời động viên mà thực sự đó là những bài học sâu sắc. Để rồi khi về, suy ngẫm, thấm dần những lời chỉ bảo của chú Sáu, càng nỗ lực hơn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và coi đó là nhiệm vụ của riêng mình.
Thận trọng và tuyệt đối chính xác
Sau hơn một năm nghiên cứu học tập, tôi bắt tay vào công việc. Có lần tôi được giao chuẩn bị báo cáo gửi cấp trên. Đây là bản báo cáo quan trọng đầu tiên trong đời cán bộ của tôi ở chiến trường Campuchia cũng như sau này. 
Thực chất đây là công lao tích lũy của nhiều người, tôi chỉ là người được giao nhiệm vụ tóm lược để báo cáo với chỉ huy mặt trận. Sau nhiều ngày chuẩn bị, hoàn thiện văn bản, tôi nộp cho thủ trưởng trực tiếp là ông Ba Quốc.
Ít hôm sau, ông Ba Quốc đi họp về từ bộ chỉ huy mặt trận, tôi đứng ở cửa ngóng không biết kết quả công việc của mình thế nào nhưng không dám hỏi. 
Ông Ba đáp trả ánh mắt chờ đợi của tôi bằng một lời than: "Hôm nay anh Sáu cho tôi uống cà phê không đường" (ý là uống thuốc đắng). Tôi chột dạ hỏi lại không biết sự thể thế nào. Ông Ba kể khi trình báo cáo tư lệnh, ông Sáu lật đi lật lại xem kỹ bản báo cáo mấy chục trang kín chữ rồi khoanh tròn vào đúng một chỗ, hỏi ông Ba: "Sự việc này xảy ra năm nào?". 
Tới lúc đó, ông Ba đọc kỹ lại mới thấy có một chi tiết nhỏ viết sai là chữ số năm "1983" thành năm "1973". Hai thời điểm, hai bối cảnh khác nhau và như vậy thì sự việc cũng hoàn toàn bị sai lạc. 
Ông Sáu hỏi thêm: "Đơn vị nào, ai làm báo cáo này?". 
Trước ông Sáu, tướng tình báo dạn dày Ba Quốc đành nói thật: "Báo cáo anh, đây là của đơn vị X… Cậu Vịnh làm. Thưa anh, nó làm tốt, chỉ nhầm mỗi chỗ đó thôi". 
Ông nghiêm giọng: "Làm thì tốt nhưng sai chỉ một chi tiết nhỏ như thế cũng có thể làm hỏng cả một vấn đề lớn, phí phạm công sức của tập thể. Anh về dặn cậu Vịnh rút kinh nghiệm, lần sau tuyệt đối không được cẩu thả như thế nữa".
Sau đó một thời gian khá lâu, tôi chẳng dám lân la lên bộ chỉ huy vì sợ ông la. Nhưng cũng chính từ đó tôi đã biết sợ, rất sợ những nhầm lẫn tuy nhỏ bé nhưng do không thận trọng sẽ làm hỏng việc lớn. Thêm một lần nữa chú Sáu lại gián tiếp dạy tôi bài học quý giá về sự cẩn trọng, chính xác trong công việc của mình.
Món quà nhỏ đầy nghĩa tình
Một lần khi chuẩn bị đi công tác Campuchia, tôi đến gặp ông Sáu ở Hà Nội để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo. Sau phần công việc, ông Sáu nói: "Nói văn phòng chuẩn bị cho chú một bức tranh sơn mài Việt Nam, cảnh gia đình đoàn tụ đầm ấm. Thêm một hộp yến". Ông còn dặn: "Lấy bức tranh nhỏ thôi, tặng tranh to quá người ta không có chỗ mà treo đâu". 
Rồi ông dặn: "Cháu đưa bức tranh tặng cho chị ấy và hộp yến tặng ông (phụ thân nhà lãnh đạo), nói là quà của chú". 
Nhìn món quà, tôi hơi ngại ngùng, hỏi lại: "Thưa chú, thế này có sơ sài quá không? Thế còn quà cho ông lãnh đạo?". Ông Sáu cười, không giải thích thêm, chỉ nói: "Cháu cứ lên đưa. Nói chú Sáu gửi".
Trong chuyến công tác, tôi gặp riêng nhà lãnh đạo của bạn và nói: "Thưa anh, chú Sáu gửi biếu ông một hộp yến sào và tặng chị bức tranh". Người cán bộ của nước bạn nghe vậy mừng lắm, nói: "Anh chờ một chút, quà này anh phải đưa tận tay, chứ tôi không thay mặt được", rồi anh quay vào nhà trong, ít phút sau dẫn người cha đã già yếu cùng vợ vào phòng khách: "Hôm nay có đồng chí cán bộ Việt Nam lên trực tiếp gửi tặng bố và em quà của Tà Sáu (ông Sáu - tiếng Khmer) Lê Đức Anh". 
Tôi đứng lên, thật trang trọng trao quà. Hai người rất vui, luôn nói cảm ơn, quý hóa việc ông Sáu quan tâm và gửi món quà ý nghĩa. 
Ngay khi người cha và vợ ra khỏi phòng khách, vị lãnh đạo đó vừa vui vừa xúc động, rớm nước mắt: "Ông Sáu hiểu người Campuchia và hiểu tôi lắm. Ở Campuchia thì vợ là chủ gia đình, tặng quà cho vợ là tặng cả gia đình. Ông Sáu tặng bức tranh có hai vợ chồng với đứa con đang trồng lúa, chăn trâu thế này là tôi hiểu ông muốn dặn tôi điều gì. Cha tôi tuổi cao, bị viêm phổi, ông Sáu biết và nhiều lần dặn tôi chưng yến để cha dưỡng bệnh. Anh về thưa dùm ông Sáu, cả gia đình tôi biết ơn ông, ông đã thấu hiểu gia đình chúng tôi đang cần gì nhất".
Một câu chuyện nhỏ, món quà không lớn về giá trị vật chất nhưng đầy nghĩa tình và sự trân trọng, dường như không chỉ để trao tặng người bạn phương xa mà nghĩa cử nhỏ bé ấy mang đầy ý nghĩa sâu xa và tình cảm sâu đậm. Đó là bài học về tình người, về cuộc đời của ông Sáu, một người lãnh đạo cấp cao nhưng cũng là một người bạn, người đồng chí đầy nghĩa tình, thủy chung và thấu hiểu.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng NGUYỄN CHÍ VỊNH
Ảnh 1: Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk và hoàng hậu tiếp Chủ tịch nước Lê Đức Anh và phu nhân thăm chính thức Campuchia ngày 8-8-1995, tại Phnom Penh - Ảnh: TTXVN
Ảnh 2: Thượng tướng Lê Đức Anh - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia - thăm sư đoàn 302 năm 1981
Ảnh 3: Thượng tướng Lê Đức Anh (đeo kính ngồi chính diện) tại trận địa pháo 130 ly trong chiến dịch mùa khô 1981 -1982 - Ảnh tư liệu