KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

QUỐC GIA KỲ DIỆU NHẤT

Chào mừng Đại Hội XIII của Đảng, chúng ta cùng điểm lại một đất nước hình chữ S: rất kỳ diệu.


1. Khối Đông Âu tan rã Đảng Cộng Sản, mất tiêu CNXH. Nhưng Việt Nam vẫn giữ quan hệ nồng ấm với Nga và các nước SNG. Điều kỳ diệu là Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam rộng thênh thang. 
2. Hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm phương Bắc; nhưng hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc và ASEAN.
3. Hoa Kỳ từng đem "quà dân chủ" bỏ trên ruộng đồng, núi rừng, biển đảo của Việt Nam; nhưng hiện tại Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ luôn đứng top đầu. 
4. Việt Nam mở cửa, hội nhập với quốc tế; nhưng bản sắc Việt Nam vẫn là Việt Nam. Luôn ghi ơn và giúp đỡ người bạn chí tình Cuba.
5. Là quốc gia xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn chơi lớn ký EV - FTA với các quốc gia khối EU (nơi trước đây được cho là chống Cộng Sản khét tiếng).
6. Cả thế giới làm ngơ, Việt Nam giang tay cứu dân tộc Campuchia bị diệt chủng của Ponpot.
7. Venezuela lâm vào cảnh bi đát nhất. Cả thế giới lại quay lưng. Việt Nam gửi chuyên gia nông nghiệp sang giúp đỡ người dân. Venezuela là quốc gia từng đứng cạnh Việt Nam trong đấu tranh vì hòa bình. 
8. Với người láng giềng sát vách như Lào; khi gặp nguy nan thì không phải ai khác chính là Việt Nam có mặt ngay.
9. Các tập đoàn tư bản đến Châu Phi để vét hết tài nguyên của họ. Tập đoàn Viettel của Việt Nam giúp cho 70 triệu người Châu Phi biết chơi Facebook, Youtube...
Đặc biệt lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại đây. Các quân nhân đã chỉ cho người dân biết phủ xanh đất khô cằn sỏi đá, để tạo ra lương thực, thực phẩm... 
10. Năm 2011 Libya bị khủng hoảng nổ ra; VN rất nhanh đưa hàng ngàn lao động Việt Nam tại đây về nước an toàn. Nhớ lúc này bà Nguyễn Thị Kim Ngân là bộ trưởng Bộ LĐTB&XH bay sang Libya trực tiếp giải quyết vấn đề này.
11. Đặc biệt dịch Covid, Việt Nam sát vách quốc gia bùng phát dịch. Nhưng Việt Nam vẫn bảo vệ an toàn người dân, kinh tế tăng trưởng cao nhất các quốc gia Đông Nam Á. Sẵn sàng đón công dân của Việt Nam về nước tránh dịch bệnh, đón xuân.
12. Thiên tai năm 2020 rất khủng khiếp. Nhưng không ai bị bỏ lại phía sau. Hiện tại đang gấp rút khắc phục hậu quả. Nhất là tập trung cho người dân có nhà mới trước Tết Nguyên đán Tân Sửu.
13. Người Việt Nam có thể nói là rất kỹ tính, khắt khe, cẩn trọng trong mọi việc. Nhưng khi Tổ Quốc nguy nan, thì kể cả máu chảy vẫn lăn xả cứu dân, cứu nước. Giang tay lá rách ít đùm lá rách nhiều. 
14. Người Việt Nam rất nhân hậu, nhân đạo, nhân văn. Nhưng khi ai đó đụng đến biển đảo, đất liền của Việt Nam thì người dân đứng lên quyết tâm bảo vệ. 
15. Người Việt Nam nhớ rất lâu; nhưng không thù dai với ai biết cư xử với Việt Nam. Lợi ích Quốc gia, dân tộc là quan trọng nhất. Chứ không phải ôm hận thù để người dân nghèo đói.
16. Tuyệt đối Việt Nam không khoan nhượng nếu ai xâm phạm chủ quyền quốc gia, gây hại lợi ích của dân tộc Việt Nam. Càng không tha thứ kẻ "trở cờ", "ăn cháo đá bát".
17. Từ trước đến nay chưa có một nước nào có cách Ngoại Giao tài tình và khéo léo như Việt Nam chúng ta những năm gần đây.
Việt Nam ghi trong nghị quyết Đại hội Đảng 6 ghi rõ là Việt Nam làm Bạn với tất cả các nước trên thế giới, tại Đại Hội đồng Liên hiệp Quốc Việt Nam là một trong những nước được bạn bè quốc tế quý trọng nhất, các nước lớn như Nga, Mỹ, Trung Quốc có mơ ước cũng không được các nước thành viên ủng hộ như Việt Nam. Mỹ cấm vận Cu Ba, Triều Tiên và Irab thì không một nước nào dám quan hệ với họ nhưng chỉ có mỗi mình Việt Nam hằng năm vẫn chở gạo sang cho họ mà không một lần nào Mỹ và phương Tây lên tiếng, bởi vì chúng ta công bố là viện trợ nhân đạo, có bán đâu mà phản đối; tôi cho không đấy chứ!!!
Chẳng có nước nào quan hệ tốt đẹp với cả Trung Quốc và Đài Loan, với Trung Quốc là ông bạn vàng, với Đài Loan là ông bạn tốt bụng. Mình quan hệ với cả hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên; cả hai đều vui vẻ chấp nhận mối quan hệ tay ba này! Mỹ và Triều Tiên còn nhờ Việt Nam để gặp gỡ thượng đỉnh, tuy cuộc gặp gỡ không thành công, nhưng Việt Nam vẫn công bố mọi chi phí ăn ở đi lại Việt Nam chịu trách nhiệm, cả hai bên hoan hỉ ra về cảm ơn chủ nhà và hẹn một ngày gặp lại.
Thủ tướng Nhật Bản lên nhận chức chọn Việt Nam là nước thăm đầu tiên.
Việt Nam có Cảng Cam Ranh, nước lớn nào cũng muốn thuê, Việt Nam công bố không cho thuê nhưng bất cứ Tàu nước nào cũng có thể ghé vào tiếp nước tiếp nguyên liệu với giá ưu đãi, còn gõ hà sơn tàu sửa chữa máy móc chất lượng thế giới, giá cả Việt Nam, vì thế cảng Cam Ranh là cảng Quân sự nhưng lại có nhiều nước ghé thăm nhất. Biển Đông vì thế nhộn nhịp tàu qua lại, cho nên ai đó muốn chiếm giữ nuốt trọn nhưng không thể.
Quan hệ Việt Nam với nhiều nước trên thế giới đã làm quan ngại sâu sắc một số nước có tư tưởng bắt nạt Việt Nam. 
Vụ việc giàn khoan của Trung Quốc ở Biển Đông cả thế giới ngạc nhiên không ngờ Việt Nam giải quyết một cách êm đẹp, biển vẫn của mình, nhưng không làm mất mặt nước lớn.
Bài học ngoại giao của Việt Nam bây giờ nhiều nước học theo, họ gọi là “Đi trên hai dây”.
Tại sao Việt Nam kỳ diệu như vậy? Vì có Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam chân chính, Đảng lãnh đạo sáng suốt, sáng tạo, vững vàng trong bất cứ hoàn cảnh nào để bảo vệ Tổ Quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam đặt quyền lợi chính đáng và lợi ích hợp pháp của nhân dân lên hàng đầu. Được nhân dân tin tưởng và ủng hộ tuyệt đối. 
Và không thể nói hết sự kỳ diệu của một dân tộc, quốc gia như Việt Nam. Tôi yêu Tổ Quốc

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

QUAY ĐẦU LÀ BỜ...

Ngày 23/1, trong bối cảnh cả nước hướng tới Đại hội Đảng, báo Nhân dân tiếp tục ra bài thứ 2 giành cho blogger Dưa leo. Một điều mà hiếm khi báo này thực hiện. Bài viết với tiêu đề: Nếu biết quay đầu cũng chưa muộn!". Một tiêu đề mà nếu ai "được" làm nhân vật chính cũng phải toát mồ hôi hột, vì đơn giản, báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sau khi báo Nhân dân lên tiếng về Dưa leo vào tuần trước, Dưa leo đã phản ứng rất quyết liệt, liên tiếp trưng ra 3 bằng Đại học, chứng chỉ học tập môn quốc phòng rồi thông thạo 3 ngôn ngữ để cho mọi người thấy mình có học, có hiểu biết chính trị. Nhưng nó không chứng minh được vấn đề gì, bởi lẽ, đến tầm Phó giáo sư như Mạc Văn Trang, Nguyễn Hoàng Ánh còn nhận thức chính trị mơ hồ, sai lệch thì tầm cử nhân như anh ta, với những ảo tưởng của bản thân thì 3 bằng đại học hay 10 bằng đại học cũng không chứng minh được điều gì.
Việc "đánh" blogger Dưa leo lần này của báo Nhân dân cũng rất bài bản. Họ không dùng bài viết của phóng viên, mà lấy chính những nghệ sỹ, youtuber chân chính để vạch trần Dưa Leo. Anh ta tự phong mình là " nghệ sĩ " thì bây giờ báo Nhân Dân trích bài trong chính giới nghệ sĩ để họ vạch hẳn ranh giới với anh ta. Gọi mình là nghệ sĩ mà dân trong ngành tẩy chay nó thì Dưa Leo chỉ là thằng tự huyễn, chả là ai trừ đám fan chống phá của nó tung hê.
Báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận nên tất nhiên việc họ làm là dùng ngôn luận và sức mạnh truyền thông tuyệt đối để bóp Leo ra bã. Và khi áp lực dư luận đủ lớn, thời cơ chín thì việc đưa 1 tay anh vào còng cũng chỉ là vấn đề thời gian. 
Ủng hộ báo Nhân dân, ủng hộ VTV với chương trình Đối diện, ủng hộ báo Công an nhân dân, Quân đội nhân dân với mục Chống diễn biến hòa bình. Báo chí Cách mạng nó phải là như thế.
P/s: Không biết Dưa leo không biết có thuê thêm luật sư kiện báo Nhân dân sau bài này không nhỉ???

AI LÀ NGƯỜI SỢ BÁC TRỌNG???

Như vậy, sáng nay (ngày 25/1), Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng sẽ chính thức diễn ra với phiên họp trù bị. Cho đến khi giờ G gần điểm mà những ông Tây xưng là Việt Nam học, những nhà phản động, rân chủ ngày thường nói chuyện như cài tai nghe trong phòng họp Bộ Chính trị hay có ông chú Viettel đang mắc dây điện thoại gần trụ sở Trung ương Đảng lại hoàn toàn mù tịt về thông tin phương án nhân sự Đại hội. Tất cả là nhờ một sự chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng trong suốt quá trình dài của Đảng ta khiến đám người này bấn loạn. Lẽ dĩ nhiên, chúng chuyển sang đoán già đoán non về phương án nhân sự, đặc biệt là để ý đến các trường hợp đặc biệt. Tất nhiên, bác Trọng nhà ta được bàn tán nhiều nhất rồi. Sự bàn tán này không phải là một sự góp ý mà nó đến từ nỗi lo sợ. Vậy chúng sợ điều gì và những ai là người sợ bác Trọng. 


Lẽ dĩ nhiên, người mà sợ bác Trọng ở lại nắm quyền nhất chính là các nhóm lợi ích, các cán bộ suy thoái về đạo đức, lối sống, chạy theo đồng tiền mà có những hành vi sai trái từ cấp Trung ương đến cấp địa phương. Trong 2 nhiệm kỳ làm Tổng bí thư của mình, bác Trọng được mệnh danh là người đốt lò vĩ đại khi lần lượt củi tươi, củi khô được bác đưa vào lò nếu nó bị mục rũa. Công cuộc đốt lò đó đã khiến Đảng ta vững mạnh hơn bao giờ hết, con tàu đất nước vươn mình về phía trước, vượt qua mọi khó khăn trở ngại của thời đại và chiếc lò đó thắp sáng hơn niềm tin của nhân dân vào với Đảng. Tôi tin kể cả bác có nghỉ thì công cuộc làm trong sạch Đảng vẫn luôn tiếp tục, nhưng bác ở lại thì nhiều đảng viên sai phạm lại càng bất an hơn.
Người sợ bác Trọng thứ 2 tất nhiên là đám phản động, bè lũ rân chủ. Dù ra sức chống phá, xuyên tạc trên mạng nhưng chính đám này cũng biết hình tượng bác Trọng trong lòng dân như thế nào. Cuộc sống đời tư của bác thanh khiết, tài lãnh đạo đất nước thì đức độ và điều quan trọng nhất; điều chúng xuyên tạc duy nhất ở bác Trọng là tuổi tác và sức khỏe. Nhưng cũng may, một ông già Biden vừa trúng cử Tổng thống Mỹ hơn hẳn bác nhà ta mấy tuổi, Thủ tướng Malaysia dù hơn 9 chục vẫn lái xe Vinfast chạy 80 km. Còn độ minh mẫn thì cứ nghe lời chỉ đạo phát biểu trên tivi thì người dân mừng mà đám phản động lại lo. Cứ cái đà này, Đảng càng vững mạnh, đất nước càng phát triển thì cái ngày phụt quốc, về nước của đám phản động, rân chủ càng xa. 
Một kỳ Đại hội Đảng thành công với những con người ưu tú lãnh đạo đất nước ta trong 5 năm tới đang đón chờ!

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

TẤT CẢ ĐÃ SẴN SÀNG CHO ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

Sáng 22-1, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu Ban phục vụ Đại hội XIII đã kiểm tra, tổng duyệt các phương án, chương trình tổng thể của Đại hội.
Tất cả các công tác phục vụ phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, chính xác giữa các lực lượng tham gia, với mục tiêu đảm bảo tuyệt đối an toàn cho Đại hội XIII của Đảng.


Sau khi kiểm tra thực tế và nghe lãnh đạo các đơn vị liên quan báo cáo, đồng chí Trần Quốc Vượng đã biểu dương các lực lượng, các đơn vị trong suốt thời gian qua đã tích cực chuẩn bị tính đến thời điểm này đã hoàn tất.
Đồng chí Trần Quốc Vượng nêu rõ: đến thời điểm này, các công tác chuẩn bị đã được thực hiện rất tốt, các đơn vị, lực lượng đã thực hiện tốt các công việc được giao, các bước tiến hành được thực hiện chặt chẽ, chu đáo, được rút kinh nghiệm từ các kỳ Đại hội trước. Tất cả công tác chuẩn bị mới chỉ là bước đầu, với mục tiêu đảm bảo tuyệt đối an toàn cho Đại hội XIII của Đảng. Do đó, trong những ngày tiếp theo, yêu cầu tất cả các lực lượng, đơn vị huy động, tập trung cao nhất, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

HUYỆN NHÀ ĐANG CÓ TANG, NĂM NAY XIN THÔI KHÔNG BẮN PHÁO HOA DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN

Hàng năm, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức bắn pháo hoa chào đón năm mới ở thành phố Huế và một huyện. Các huyện sẽ luân phiên nhau. Thành phố Huế bắn 1.000 quả pháo, huyện bắn 500 quả, kinh phí huy động từ nguồn xã hội hóa.


Theo luân phiên, năm nay đến lượt huyện Phong Điền được bắn pháo hoa. Ngày 22/1, ông Nguyễn Đình Bách, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết: đã từ chối bởi năm qua địa bàn xảy ra sự cố sạt lở ở Trạm Kiểm lâm 67 làm 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi đi cứu hộ 17 công nhân thủy điện Rào Trăng. Trong số nạn nhân có ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch huyện Phong Điền.
"Sự việc đã trải qua gần bốn tháng, song đến nay 11 công nhân ở thủy điện Rào Trăng 3 vẫn chưa được tìm thấy", ông Bách nói và cho biết lãnh đạo tỉnh cũng đồng ý với lý do huyện đưa ra và sẽ tìm một huyện khác thay thế.
Ngày 12/10, nửa quả núi sạt xuống vùi lấp lán trại, nhà điều hành cùng 17 công nhân thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền. Thiếu tướng Nguyễn Văn Man và đoàn cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4 đã trực tiếp vào hiện trường. Ngày 13/10, khi cả đoàn đang nghỉ lại ở Trạm Kiểm lâm 67 thì bị nửa quả núi sạt lở vùi lấp, 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh./.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

ĐẠI HỌA HAY HỒNG PHÚ?

Theo như tiên tri của các nhà đài phương Tây có tiếng như BBC, VOA và từ cái loa của các nhà “dân chủ” từ nguồn thao tin thì gần như 100% cụ tổng sẽ tiếp tục ở lại chèo lái con thuyền đất nước trong 5 năm tới.


Với các nhà đài phương Tây và các nhà “dân chủ” họ gọi đây là đại hoạ, nhưng với cá nhân tôi và hàng chục triệu người dân Việt khác, đây lại là một Hồng phúc.
Người thuyền trưởng quan trọng nhất là người vững tay lái, là trung tâm đoàn kết, đưa con thuyền đi đúng hướng, tiến nhanh và tiến chắc.
Hãy nhìn vào Việt Nam những năm qua, dưới sự chèo lái của người thuyền trưởng với mái đầu bạc, cặp mắt cương nghị đó đã liên tục phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng thuộc loại hàng đầu thế giới, chính trị ổn định, an ninh-quốc phòng được giữ vững, đối ngoại được nâng tầm...
Thế giới nhìn vào một Việt Nam năng động, vững vàng giữa đại dịch với con mắt ngưỡng mộ và thán phục.
Người thuyền trưởng đó là trung tâm của mọi sự đoàn trong Đảng cầm quyền. Người thuyền trưởng đó là khắc tinh của mọi loại quan liêu, tham nhũng, sâu mọt. Người thuyền trưởng đó là hiện thân của phương châm "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư".
Người thuyền trưởng đó không màng danh lợi, bổng lộc, sẵn sàng hy sinh cả sức khỏe bản thân mình chỉ với một khao khát cháy bỏng: xây dựng một nước Việt Nam đoàn kết, vững mạnh, dân chủ, văn minh như mong ước của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Vậy thì việc người thuyền trưởng đó ở lại với dân là họa hay phúc?
Nếu tiên tri của các nhà đài phương Tây đúng thì đây thực sự là Hồng phúc cho dân tộc.
Hơn 90 triệu dân Việt đang đặt trọn niềm tin vào người thuyền trưởng đó, người thuyền trưởng với cái tên thân thương - bác Nguyễn Phú Trọng!

VIỆT NAM SẢN XUẤT BIA MANG TÊN BIỂN ĐẢO

Từ "đơn đặt hàng" của một lãnh đạo hải quân Việt Nam, nay là lãnh đạo Bộ Quốc phòng, những chai bia mang tên hai huyện đảo vô cùng ý nghĩa của Việt Nam: Hoang Sa special và Truong Sa special đã chính thức ra mắt vào tối 19-1 ở TP.HCM.


Trên thế giới, Nhật Bản có bia Sapporo và Kirin gắn với tên hai hòn đảo nổi tiếng, Trung Quốc cũng có bia Shingtao - Thanh Đảo. Vậy tại sao Việt Nam không có loại bia mang tên Hoàng Sa và Trường Sa? Không chỉ đem đến thị trường hương vị bia thủ công thượng hảo mà thương hiệu bia này còn kể những câu chuyện lịch sử dân tộc theo một cách khác.


Bia công nghệ Đức nhưng phải vị của người Việt
Ông Trần Song Hải, Giám đốc Công ty TNHH Seefahrer Premium Beer, một trong những nhà sản xuất craft bia (bia thủ công) hàng đầu tại Việt Nam, cho biết từ đề bài được đặt ra ấy, ông gặp gỡ các chuyên gia quốc tế, tư vấn chọn ra loại bia phù hợp với người Việt Nam.
Đó là đề bài không dễ khi tìm một hương vị bia phù hợp với văn hoá ẩm thực của người Việt, vừa dung hoà được ẩm thực phương Tây. Và các chuyên gia người Đức đã bắt tay làm được điều ấy sau 7 tháng ấp ủ, với 5 mẻ thử khác nhau để cuối cùng đã cho ra được hương vị bia đậm đà, thanh dịu với Abv 5,8%, phù hợp với số đông người Việt mang tên bia thủ công Hoang Sa special và Truong Sa special.
Loại bia được lựa chọn trong mùa Tết
Do sản lượng phục vụ Tết có hạn nên trong thời gian này, hãng chỉ đưa khoảng 2.500 thùng ra thị trường, trong khi số lượng đặt hàng đã lên đến 3.000 thùng.
Nhà sản xuất hi vọng, trong thời gian tới, dòng bia này sẽ được nội địa hóa nhiều hơn, giúp sản phẩm ra thị trường có giá cả phù hợp với nhiều người hơn. Ngoài đóng dạng chai thủy tinh, hãng cũng nghĩ đến phương án đóng lon.
"Người Đức rất khó tính, họ cho rằng bia đóng trong lon sẽ không bảo quản tốt do nhiệt độ từ lòng bàn tay dễ làm hỏng bia. Chúng tôi phải nghiên cứu hương vị bia mới là vì thế", ông Hải chia sẻ.
"Có rất nhiều cơ duyên đưa tôi đến với sản phẩm bia mang tên đảo của Việt Nam và quyết định chọn Hoàng Sa, Trường Sa để đặt tên cho dòng bia tâm đắc nhất là một sự biết ơn, ghi nhớ về lịch sử, nơi cha ông cống hiến quãng đời binh nghiệp", ông Trần Song Hải - Giám đốc Công ty TNHH Seefahrer Premium Beer - cho biết.
Chọn đêm đặc biệt 19-1 để ra mắt, bia Hoang Sa special và Truong Sa special đã đón rất nhiều vị khách mời đặc biệt đến dự, cùng thưởng thức và ôn lại những câu chuyện giữ lấy tấc đất, tấc biển của những anh hùng năm xưa.
Nhờ kỹ thuật lên men bia hai lần nên lượng đường còn lại trong bia rất thấp. Với dòng thủ công cao cấp, điều kiện uống ngon nhất là khi bảo quản lạnh nhưng các chuyên gia cũng tính toán, với thói quen của người Việt nếu bỏ đá vào uống cùng vị bia cũng không bị nhạt đi quá nhiều.
Từng là cổ động viên nhiệt huyết của môn thể thao vua, ông Trần Song Hải thấy rằng bia là thức uống có tính kết nối rất cao, thậm chí cũng có thể xem là biểu tượng cho ngôn ngữ không biên giới.
"Tôi đi cổ vũ cho bóng đá Việt Nam ở nhiều nước, lúc vui nâng ly ăn mừng, mọi người rất hạnh phúc. Và đến khi thua trận, cảm giác chán chê vì thất bại, cũng nhờ cái cụng ly bia mà trở nên nhẹ nhõm hơn. Nó lý giải vì sao nhiều quốc gia say mê bia như vậy", ông Hải chia sẻ.
Có lần, khi được tham gia vào một chuyến thăm lịch sử đội tàu sân bay của Mỹ cập cảng Đà Nẵng, ông Trần Song Hải trong vai trò Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ xanh DP (GreenlinesDP), cung cấp tàu dân sự trung chuyển cho những vị khách Mỹ, đã đem ra mời những người bạn loại bia do chính mình sản xuất, ai cũng tấm tắc khen ngon và sau những lần cụng bia, câu chuyện trở nên thoải mái, gần gũi hơn.
"Bia đã rút ngắn khoảng cách, giúp mọi người nhắc nhớ nhau nhiều hơn và nhớ về một loại bia ngon được uống ở Việt Nam", ông Hải kể lại.
Sau lần ấy, ông càng quyết tâm cho ra một loại bia ngon, đẳng cấp gắn với tên Việt Nam. Craft beer Hoang Sa special và Truong Sa special là loại bia thủ công thượng hạng Golden Ale và Trappist ale, có màu vàng óng ánh. 
Bia sử dụng malt (lúa mạch) và hop (hoa bia) từ bang Bavaria, Đức. Bia thủ công có hương thơm ngào ngạt và mùi vị dịu nhẹ, đậm chuẩn vị Đức. Do được sản xuất phục vụ cho người Việt, hương vị bia được điều chỉnh để làm sao phù hợp với các món ăn thuần Việt, thịt gia cầm và hải sản.
Những câu chuyện trên chiếc nhãn chai
"Ủa, bia gì mà yêu nước quá vậy?". Đó là phản ứng của nhiều người khi lần đầu tiên nhìn thấy chai bia. Với gam màu đỏ nóng, hình ảnh nhân vật lịch sử đặc trưng của Việt Nam, nhãn của chai bia Hoang Sa special và Truong Sa special được Trung tâm phát triển thương hiệu đặc sản quốc gia phát triển. Bao bì cũng là một câu chuyện ý nghĩa về lịch sử, gắn với những sự kiện diễn ra liên quan đến cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa năm xưa.
Hãng muốn đầu tư vào nhãn và bao bì thật đẹp để khi uống mọi người sẽ lưu giữ những chiếc chai bia lại làm kỷ niệm. "Trên vỏ chai bia Hoang Sa có một tấm bảng, là lệnh của vua Gia Long sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra để thăm dò, đo đạc thủy trình Hoàng Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hòn đảo này từ xa xưa. Các chữ viết này là chữ Nôm", ông Hải say sưa kể.
Sự tinh tế, chăm chút, đặc cả tâm hồn của những người thực hiện còn thể hiện ở hình ảnh chiếc tàu xa xa trên nhãn chai. Đó là hình ảnh con tàu HQ-505 trong trận chiến năm 1988 khi trúng đạn sắp chìm, các chiến sĩ Việt Nam đã dũng cảm lao lên bãi cạn đảo Cô-lin, giữ được hòn đảo cho Tổ quốc. Những sự kiện về cuộc chiến năm xưa được tái hiện qua bức tranh, qua lời kể của một con người có nhiều nặng nợ với biển đảo Việt Nam.
Nhanh chóng được đón nhận
Điều thú vị là đến nay, dù mới chào sân thị trường nhưng bia được nhiều hệ thống nhà hàng, cửa hàng tiện lợi đón nhận. "Có chuỗi nhà hàng Hong Kong, Trung Quốc đã đặt hàng để đưa vào hệ thống. Thậm chí một doanh nhân nước ngoài khi nghe được câu chuyện về bia Hoang Sa special và Truong Sa special đã chủ động liên hệ để muốn được phân phối tại thị trường Trung Quốc.
Đến nay, nhiều đơn vị, ban ngành của TP.HCM cũng ủng hộ và lựa chọn loại bia này để dùng trong mùa Tết năm nay. Những sản phẩm tốt, chất lượng gắn với những câu chuyện lịch sử, giúp những Việt trẻ hôm nay tìm hiểu và nhớ về lịch sử.
"Cái tôi đau đáu nhất là muốn đóng góp nhiều hơn cho vùng biển Việt Nam, có thêm nhiều con tàu cao tốc vươn ra biển lớn, rút ngắn các khoảng cách giữa đảo Việt Nam, cùng hỗ trợ lực lượng biển đảo bảo vệ vùng trời Tổ quốc", ông Hải tâm sự./.

CÁCH MÀ CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC "NẮN GÂN” NHỮNG NGƯỜI CỦA CÔNG CHÚNG: SAI LẦM ĐỒNG NGHĨA THÂN BẠI DANH LIỆT!

Diễn viên Trịnh Sảng, 30 tuổi, bị giới chức Trung Quốc lên án thiếu đạo đức, nguy cơ khuynh gia bại sản.
Vụ việc Trịnh Sảng có hai con một tuổi nhờ phương pháp mang thai hộ đang gây chấn động Trung Quốc. Nữ diễn viên bị đánh giá là nghệ sĩ suy đồi đạo đức khi lách luật để có con, nhưng sau đó lại bỏ rơi hai đứa trẻ.


Chỉ trong hai ngày, từ ngôi sao hạng A, người đẹp Em từ cái nhìn đầu tiên trở thành tội đồ trong mắt công chúng. Nữ diễn viên bị giới chức cấp cao lên án, khán giả tẩy chay, đồng nghiệp mỉa mai, các nhãn hàng hủy hợp tác.
Không chỉ vậy, cô còn đối diện với lệnh "phong sát" của Tổng cục Điện ảnh, Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc. Tất cả hình ảnh của người đẹp đều bị gỡ bỏ trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Hôm 19/1, các nhân viên hậu trường của tiết mục Khóa giới hỷ kịch vương tiết lộ Trịnh Sảng đã quay video tuyên bố giải nghệ. "Đây là lần cuối tôi gặp các bạn trên màn ảnh lớn", cô chia sẻ.
Theo Sina, người đẹp 30 tuổi đang có nguy cơ khuynh gia bại sản, mất ít nhất 200 triệu NDT (30,8 triệu USD) để bồi thường vi phạm hợp đồng và mất luôn căn căn biệt thự hạng sang vừa mua với giá 23 triệu USD theo hình thức trả góp do không đủ kinh tế hoàn thành khoản thanh toán hợp đồng.
Trung Quốc hay Hàn Quốc là những quốc gia vô cùng khắt khe với giới nghệ sỹ, bất kỳ nghệ sỹ nào có ý định "vượt lằn ranh đỏ" thì họ sẽ phải chịu hậu quả thân bại danh liệt, chịu sự chế tài của pháp luật và sự tẩy chay mạnh mẽ của dư luận, các đài truyền hình, đối tác quảng cáo. Một sai lầm "nhỏ" cũng có thể sẽ phải trả một cái giá vô cùng đắt, đó là lý do vì sao mà giới nghệ sỹ Trung Quốc, Hàn Quốc hoạt động rất "chuẩn", làm đúng theo chuyên môn và tuyệt nhiên không dám lấn sân sang chính trị. 
Đó là những điều mà hiện nay chúng ta làm chưa tốt, một bộ phận các nghệ sỹ, vloger, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội hiện nay thiếu hiểu biết chính trị, ngây thơ trong nhận thức xã hội chia sẻ những thông tin xấu, độc, sai sự thật, thậm chí nhiều thông tin chính trị xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, chính quyền. 
Nhiều nghệ sỹ bất chấp danh dự, sẵn sàng tạo scandal để nối tiếng, thu hút sự chú ý của dư luận, dùng các chiêu trò PR rẻ tiền để tô vẽ hình ảnh bản thân, hạ thấp, bôi nhọ chính quyền... nhưng điều đáng lo ngại là các hành vi đó "rất khó bị xử lý", thậm chí kẻ cố tình tạo ra những hành vi xấu đó không những không bị tẩy chay mà còn nhận được sự biết đến nhiều hơn của công chúng, càng bị chỉ trích càng đắc ý, càng tai tiếng thì càng nổi tiếng, kẻ gây tai tiếng không bị tẩy chay (hoặc tẩy chay không triệt để) vẫn thu được nhiều lợi ích từ quảng cáo, truyền thông, những kẻ chưa nổi tiếng "lấy đó làm gương" càng 'hăng hại' tạo scandal để mong được nổi tiếng như vậy. 
Có được sự nổi tiếng và tiền bạc, nhiều kẻ bắt đầu lấn sân sang chính trị, bằng vốn kiến thức hạn hẹp của mình cộng thêm sự tiếp thu thông tin xấu độc, chúng gieo rắc vào tư tưởng những người theo dõi chúng sự bất mãn ấp ủ, tâm lý bầy đàn hung hãn, tự nhục quốc gia, tự ti dân tộc... tạo thành một đội ngũ ủng hộ chúng vô điều kiện và giúp chúng thu nhiều món lợi lớn hơn. 
Những sự tha hóa về đạo đức, biến chất trong tư tưởng và dưới cái mác người nổi tiếng thì chúng càng dễ dàng thu hút dư luận. Đây là một điều đáng quan ngại và có lẽ pháp luật cần phải hoàn thiện hơn để có thể quản lý chặt chẽ và xử phạt nghiêm khắc khi có kẻ cố ý "vượt lằn ranh đỏ”.

CHỐN NGOẠ LONG, ĐẠI BÀNG MONG LÀM TỔ!

Ngày 18/1, Foxconn được cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất 8 triệu iPad và MacBook mỗi năm tại Bắc Giang. Tổng vốn đầu tư của dự án là 270 triệu USD. Tính đến tháng 12/2020, tổng vốn đầu tư tại Việt Nam của Foxconn đạt 1,5 tỉ USD và dự kiến năm 2021, tập đoàn sẽ đầu tư thêm khoảng 700 triệu USD vào tỉnh Bắc Giang.


Các chuyên gia cho rằng đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút làn sóng dịch chuyển đầu tư.
Không riêng Foxconn, năm 2020 được đánh giá là một năm khá sôi động với sự tham gia của một loạt những cái tên lớn trong lĩnh vực sản xuất thiết bị công nghệ, điện tử vào thị trường Việt Nam.
ĐẠI GIA CÔNG NGHỆ ĐUA NHAU ĐẾN VIỆT NAM 
Trong ngày 18/1, tỉnh Bắc Giang cũng trao giấy phép đầu tư cho 3 dự án khác gồm dự án Công nghệ tế bào quang điện Ja Solar PV Việt Nam của nhà đầu tư Ja Solar Investment Limited (Hong Kong), dự án Nhà máy Risesun New Material Việt Nam và dự án Nhà máy Kodi New Material Việt Nam của nhà đầu tư Risesun Investment Pte.Ltd (Singapore), nâng tổng số vốn đăng ký của 4 dự án mới lên gần 570 triệu USD. Các dự án này đều sản xuất các thiết bị liên quan tới lĩnh vực điện, điện tử.
Trước đó, tháng 9/2020, Panasonic bắt đầu ngừng sản xuất máy giặt và tủ lạnh tại nhà máy ở Bangkok (Thái Lan) và chuyển giao mảng sản xuất này cho nhà máy Panasonic Appliances Việt Nam (PAPVN) đặt tại Đông Anh (Hà Nội) và nhà máy PAPVN đặt tại Hưng Yên.
Đây là một phần trong kế hoạch tái cấu trúc toàn cầu về sản xuất của thương hiệu điện tử hàng đầu Nhật Bản với mục tiêu tìm kiếm địa điểm có giá thuê đất rẻ, chi phí nhân lực thấp và nhu cầu sử dụng các sản phẩm gia dụng điện tử cao.
Bên cạnh đó, hồi đầu năm, hãng trò chơi điện tử Nintendo chuyển một phần hoạt động sản xuất máy chơi game Switch Lite tại Trung Quốc sang Việt Nam. Công ty sản xuất xe cơ giới và máy móc xây dựng Komatsu đang chuyển dây chuyền sản xuất linh kiện sử dụng cho khung xe cơ giới và bộ dây dẫn điện từ Trung Quốc về Nhật Bản và sang Việt Nam.
Riêng với Samsung, tính đến năm 2020, đây là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt hơn 17,36 tỷ USD. Tập đoàn Hàn Quốc có 2 nhà máy sản xuất điện thoại, thiết bị di động tại Thái Nguyên và Bắc Ninh, Tổ hợp nhà máy tại khu công nghệ cao TP.HCM, Trung tâm nghiên cứu và phát triển điện thoại di động Samsung Việt Nam (SVMC)…
Samsung Việt Nam cũng đang xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển mới với quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022.
Trong vài năm trở lại đây. Việt Nam đã đón nhận một loạt nhà đầu tư dây chuyền công nghệ của hàng loạt tên tuổi lớn trên toàn cầu như Canon, Microsoft, Nokia, Intel, LG, Samsung và nay Foxconn.
Điều này cho thấy làn sóng đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan... vào lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
FOXCONN SẼ KÉO NHIỀU NHÀ CUNG ỨNG ĐẾN VIỆT NAM 
Trao đổi với Zing, bà Trang Bùi, Giám đốc thị trường Việt Nam của JLL, đánh giá việc Foxconn mở nhà máy sản xuất iPad và MacBook tại Việt Nam hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực đến chuỗi cung ứng tại Việt Nam, đặc biệt là ngành công nghiệp phụ trợ.
Bà Trang ví những doanh nghiệp như Foxconn là "ong chúa". Sự di chuyển của họ sẽ kéo theo hàng trăm cho đến hàng nghìn "ong thợ".
Bà Trang cũng nói đến triển vọng Foxconn sẽ hợp tác với các nhà cung cấp địa phương tham gia vào chuỗi cung ứng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào dây chuyền sản xuất thiết bị công nghệ cao này.
"Các nhà sản xuất như Foxconn cũng sẽ nhìn Việt Nam bằng con mắt khác", bà Trang đánh giá.
Có cùng quan điểm, ông David M. Jackson, Tổng giám đốc Colliers International Việt Nam, cho rằng quyết định của Foxconn cho thấy niềm tin vào năng lực của Việt Nam, bao gồm các yếu tố như sự ổn định chính trị, niềm năng phát triển, đà tăng trưởng, cơ sở hạ tầng hay chất lượng nguồn nhân lực.
"Quyết định của nhà sản xuất hàng đầu thế giới đã chứng tỏ vị trí nổi trội của Việt Nam so với nhiều quốc gia khác trong khu vực", ông nói.
Vị này nhấn mạnh việt Nam là quốc gia đầu tiên ngoài Trung Quốc có nhà máy lắp ráp iPad. Rất nhiều tập đoàn hàng đầu khác cũng đã và đang chọn Việt Nam làm nơi xây dựng các nhà máy quy mô của họ và phục vụ cho mục tiêu đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu.
"VIỆT NAM LÀ LỰA CHỌN PHÙ HỢP NHẤT" 
Theo phân tích của ông David M. Jackson, Việt Nam có 65% dân số dưới 35 tuổi và lực lượng lao động trẻ này rất nhanh nhạy với công nghệ, rất sáng tạo. Samsung và một số tập đoàn lớn khác rất thành công tại đây đã chứng minh cho sự đúng đắn về tầm nhìn chiến lược của họ. Trong khi chi phí nhân công vẫn còn tương đối “dễ chịu”.
Việt Nam cũng có lực lượng kỹ sư chuyên môn tốt và lao động ngày càng được nâng cao tay nghề do tiếp xúc thương xuyên với công nghệ, phương thức sản xuất mới.
Ông David M. Jackson cũng nhắc đến các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ có vai trò xuyên suốt và quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như quá trình sản xuất tại đây.
Cùng với đó, vị trí chiến lược của Việt Nam, gần với thị trường khổng lồ của Trung Quốc và nhiều quốc gia đang phát triển năng động trong khu vực, thuận lợi về giao thương đường biển hay đường hàng không, cũng là ưu thế rõ rệt.
"Việt Nam là lựa chọn phù hợp nhất nếu xét về tổng hòa nhiều yếu tố, nhất là trong bối cảnh Việt Nam là một trong những quốc gia kiểm soát dịch Covid-19 thành công", ông nhấn mạnh.
Ngoài ra, hệ thống các khu công nghiệp và ngành logistic đang được hiện đại hóa nhanh chóng. Mới đây, một khu công nghiệp ở Bắc Ninh đã cho phủ sóng mạng 5G. Hệ thống các khu công nghiệp cũng đang từng bước áp dụng các quy trình quản trị hiện đại, tối ưu hóa các nguồn lực và thân thiện với môi trường.
Ông đánh giá ngành logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, nhiều năm gần đây đạt 12-14% và có thể đứng ở vị trí số 3 Đông Nam Á. Nhiều dự án giao thông lớn đang được triển khai như cao tốc Bắc - Nam hay sân bay Long Thành sẽ mở ra nhiều triển vọng hơn nữa.
"Tôi tin rằng Việt Nam sẽ sớm tự tin 'lọc' các dự án FDI một cách toàn diện hơn, không chỉ quy mô lớn mà còn phải thân thiện với môi trường, có khả năng gắn kết và hỗ trợ với nhiều ngành sản xuất trong nước", ông Jackson đánh giá.
Các chuyên gia cũng cho rằng chính sách thu hút FDI cần lựa chọn và ưu tiên các tập đoàn lớn trong ứng dụng công nghệ đến từ các nước tiên tiến, chấm dứt việc thu hút FDI tràn lan như thời gian qua.
Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định và có chế tài để quản lý hoạt động của đầu tư nước ngoài trên địa bàn và xử lý nghiêm các dự án đã cấp phép nhưng không triển khai như kế hoạch.

CHÁO LÒNG, SÁNG NAY ĂN GÌ VÀ NHỮNG ẤN TƯỢNG CỦA DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI VỀ ẨM THỰC VIỆT NAM

"Không McDonald's, không vấn đề" - Đó là câu nói của Youtuber Max McFarlin, một người chuyên làm những hành trình thưởng thức ẩm thực đường phố tại nhiều quốc gia châu Á. Câu nói ấy được anh thốt ra đầy cảm thán trước "ma trận" đồ ăn nhanh tại Việt Nam, nơi có bánh mì, hủ tiếu, bánh xèo,.. Và những món ăn đó, đã khiến anh không còn cần tới McDonald's nữa.


Max McFarlin đã làm hơn 100 video về ẩm thực Việt Nam, từ Nam ra Bắc, từ thành thị đến nông thôn, từ những địa danh thưa vắng người đến những khu chợ đông đúc.... Anh chàng đã sản xuất hơn 100 video về ẩm thực Việt Nam và số lượng video này nhiều hơn bất cứ lượng video dành cho một quốc gia khác và Max McFarlin vẫn chưa có ý định dừng lại.
Trong đoạn video thưởng thức món cháo lòng ở TP. Hồ Chí Minh, Max McFarlin ca ngợi món ăn đầy dân dã này như cháo đặc ngon, nhân cháo thơm, giòn và bùi, rất tốt cho người ốm và bất cứ người dân Việt Nam nào đều ăn được.
"Cháo lòng là một món ăn không dành cho những người yếu tim. Nó chỉ thực sự tốt khi bạn đã quen với nó. Một người bạn gốc Việt đưa tôi đến quán Chao Long ở Little Saigon. Người phụ nữ chủ nhà hàng phát hoảng khi thấy tôi, một người đàn ông da trắng, đang ăn và yêu cháo lòng" - Tài khoản LotusLatte bình luận.
Vậy với những người nước ngoài khác, ấn tượng của họ về ẩm thực Việt Nam là gì?
"Họ có quy tắc 5s, nếu đồ ăn rơi xuống đấy trong vòng 5s, họ vẫn nhặt và ăn bình thường" - Phúc Mập Vlog, cũng là một kênh Youtube chuyên về ẩm thực đường phố Việt Nam.
"Nhìn cái cách mà họ đổi xử với Gordon kìa, như kiểu là họ không quan tâm ông ấy là vua đầu bếp vậy, cũng đúng thôi, vì họ thực sự nấu ăn quá tuyệt mà" - Một bình luận được nhiều lượt yêu thích trong đoạn phim tài liệu của "vua đầu bếp" Gordon Ramsay ngâm cứu món vịt sốt chua ngọt. Cũng trong đoạn phim đó, có khá nhiều người xem thích thú với việc chị đầu bếp có ý định không muốn tiết lộ công thức nước sốt gia truyền.
Tài khoản James hài hước kể lại rằng anh này có một người bạn Việt Nam, sáng nào người bạn này cũng nói câu tiếng Việt: "Sáng nay ăn gì", và dần dần, James quen thuộc với câu nói này trong hành trình gần một tháng ở tại Việt Nam. Anh này bình luận: "Sáng nay ăn gì là một câu hỏi khó, vì tôi không biết chọn món gì cả, món nào cũng ngon". Bình luận này nhận được khá nhiều sự đồng ý của cả người Việt và người nước ngoài.
"Người Việt Nam sẽ chừa lại chút nước dùng sau khi ăn bún phở. Nhưng tôi húp hết, vì nước cũng ngon cơ" - Một bình luận khác trong nhóm. Và anh chàng Youtube nổi tiếng Max McFarlin cũng đồng quan điểm khi anh ăn món cháo lòng, anh nói vui với các bán hàng là không cần phải rửa tô đâu vì anh ấy đã liếm sạch sẽ luôn rồi.
Tài khoản Vance Gerkovich: "Mọi người hỏi tôi có nhớ Mỹ không. Tất nhiên tôi nhớ bạn bè và gia đình nhưng tôi không bao giờ cảm thấy cô đơn... Tôi thích món mướp đắng nhồi thịt do vợ tôi làm. Nó tương tự như món tiêu xanh nhồi thịt tại các nước phương Tây".
"Điều đầu tiên tôi trở về từ Pháp là tìm mua nước mắm Việt Nam" - Một người xem từ Pháp viết.
Tài khoản Michael Cadwallader nói vui: "Tôi đã đến Việt Nam 7 lần, 2 lần để thăm quan, các lần còn lại để ăn". Tài khoản Duy Do phản hồi: "Tôi nhập cư vào Mỹ cách đây 6 năm và mỗi năm quay lại Việt Nam để ăn. Mỗi lần quay lại, đồ ăn Việt Nam khiến tôi tăng từ 20 - 30 lbs", tức là tương đương với khoảng 9 - 12kg.
"Nghe như Gordon Ramsay phát hiện ra lý do mà Anthony Bourdain thường đến Việt Nam và anh ấy rất yêu thích các món ăn từ Việt Nam." - Jill Dawson.
Anthony Bourdain là một đầu bếp Mỹ, đã nhiều lần ghé qua Việt Nam và không ít lần, đầu bếp này bày tỏ tình yêu với Việt Nam nói chung và ẩm thực Việt Nam nói riêng. Anthony Bourdain đã tìm ra được vẻ đẹp thực sự của các món ăn, từ món Pháp với giá 300 đô la đến những món ăn bình dân tại Việt Nam có giá chỉ 3 đô la.
Chính đầu bếp này đã đưa tổng thống Obama ngồi quán ven đường, ăn bún chả và uống bia Hà Nội. Đoạn phim ghi lại cảnh đó đã gây sốt một thời trên thế giới, có rất nhiều du khách nước ngoài đã tìm đến Việt Nam, họ đến Việt Nam để ăn bún chả Obama nhưng lại phát hiện ra một kho tàng ẩm thực vô cùng đồ sộ.
Tài khoản Fanima Dekoi viết: "Nếu bạn yêu thích ẩm thực, thì Việt Nam là thiên đường. Mọi thứ rất thoải mái, đều ngon và bạn sẽ không tiếc tiền để chi tiêu. Bữa ăn của Anthony Bourdain chỉ hết 4 đô la, bao gồm cả bia".
Khoi Eats Word bình luận về món cơm hến: "Chúa ơi, tôi cũng yêu cơm hến. Đó là một món ăn xuất phát từ miền Trung Việt Nam và được làm bởi 15 nguyên liệu tươi sống."
"Hồi công tác ở Việt Nam, tôi nhờ lễ tân khách sạn giới thiệu một vài món ăn sáng. Và anh ấy liệt kê 10 món bún, 10 món xôi, 10 món phở và mấy món khác nữa..." - Tài khoản Kasha bình luận.
Max McFarlin đã sản xuất hơn 100 video về ẩm thực Việt Nam và chưa dừng lại. Trong cái rủi, có cái may, vào thời điểm dịch bệnh, Max McFarlin không thực hiện được các chuyến đi đến các quốc gia khác như mong muốn, nhưng lại là cơ hội để Youtuber này khám phá mọi ngóc ngách của nền ẩm thực Việt Nam.
Tài khoản Cebu and Davao Journey cho biết trên kênh Best Ever Food Review Show rằng sẽ chọn Việt Nam là một điểm đến sau đại dịch, vì sự an toàn và vì nền ẩm thực phong phú của Việt Nam. Còn tài khoản Ismail Niyaz viết: "Trong khi thế giới đang chiến đầu với Covid-19, thì người Việt Nam vẫn đang thưởng thức những món ăn thường ngày của họ."
"Là một người nước ngoài, mình cảm thấy rất may mắn khi ở lại đây" - Max McFarlin