KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

NHỮNG KẺ “CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ”

Sau sự kiện quân đội Myanmar đảo chính chính quyền và tuyên bố nắm quyền điều hành đất nước, các quốc gia trên thế giới đều lên án hành vi vi phạm các nguyên tắc quốc tế này. Ở trong nước, người dân Myanmar đã tiến hành tuần hành phản đối cuộc đảo chính. Có thể khẳng định: cuộc đảo chính của quân đội Myanmar đã khiến cho đất nước ngày càng chia rẽ và bất đồng sâu sắc, đồng thời kinh tế Myanmar bị kéo lùi gần thập kỷ.
Đối với Việt Nam, điều đáng lo ngại hơn là một số người cố tình không nhìn nhận sự thật khách quan đó để tiến hành kêu gọi biểu tình, tuần hành như Myanmar, tiến hành phong trào “Tôi thách ĐCSVN như Myanmar”. Có thể kể đến như Nguyễn Quang A đang bất mãn, Nguyễn Văn Túc đang tha phương cầu thực đang tìm kiếm cơ hội về Việt Nam hay Bùi Thanh Hiếu ở nơi xó xỉnh nào đó nhưng phân tích, bình luận như một chính trị gia thứ thiệt. Họ có vì lợi ích của người dân Việt Nam hay đang phục vụ cho lòng tham cá nhân của mình?


Ucraina, Tunisia, Ai Cập… và hàng loạt các nước khác sau cái gọi là “cách mạng” đều có một kịch bản chung: nội bộ chia rẽ sâu sắc, bạo lực xảy ra liên miên, kinh tế sa sút, đời sống xã hội người dân ngày càng nghèo đói. Những lời hứa hão huyền của các chính trị gia hay các tổ chức quốc tế đều tan như “bong bóng xà phòng” sau các cuộc đảo chính. Hậu quả của các cuộc bạo động, đảo chính đều do người dân sở tại gánh chịu. Đó là điều hiện nay người dân Myanmar đang nhìn thấy rõ và không thể tránh khỏi. Liệu người dân Việt Nam có mong muốn đất nước như thế này là hòa bình, ổn định, cuộc sống no đủ như bây giờ?
Nguyễn Quang A, Bùi Thanh Hiếu và còn nhiều người nữa đều có một chiêu bài: mang danh nghĩa “vì lợi ích dân tộc Việt Nam” để kích động gây rối, bạo động. Đó là những kẻ mang trong mình những ý đồ đen tối, ý thức bất mãn sâu sắc, tài năng hạn chế nhưng luôn ảo tưởng về chính bản thân mình. Họ gieo rắc chủ nghĩa vị kỷ cá nhân, tầm nhìn hạn hẹp để đạt được mục đích đó.

Đó chính là những người “cõng rắn cắn gà nhà” mà mỗi người dân Việt Nam hết sức cảnh giác.

CHÀNG TRAI NGHỆ AN ĐƯỢC VTV ĐƯA TIN KHEN NGỢI !!!

Trong thời buổi nhắc đến nội dung video trên YTB người ta nghĩ ngay đến những điều tiêu cực thì thật may trong số đó vẫn còn những người làm vì cái tâm như Quang Linh Vlog.


Quang Linh - 1 chàng trai sinh năm 1997 mà không ít lần Beatvn đã nhắc đến, hôm nay đã được xuất hiện trong chương trình thời sự lúc 19h của Đài Truyền Hình Quốc Gia VTV - đây là 1 điều vô cùng vinh dự mà không phải ai cũng có được.
Khi mà những cái tên cộm cán như NTN hay Hưng Vlog luôn xuất hiện với những lời cảnh báo thì Linh lại được lấy làm ví dụ cho những điều tốt đẹp mà con người Việt Nam chúng ta đã và đang làm tại những nơi còn đói khổ ở Châu Phi.
Quả thực những gì Quang Linh đã làm đều rất thiết thực, từ khoan giếng đến hướng dẫn bà con canh tác... tất cả đều khiến hình ảnh của Việt Nam trở nên thân thiện hơn trong mắt bạn bè.

TRỐN CÁCH LY ĐI ĂN LẨU CÒN LIVESTREAM TRÊN FACEBOOK, MỘT PHỤ NỮ BỊ PHẠT 5 TRIỆU ĐỒNG

Dù chưa hết hạn cách ly nhưng chị T. đã rời khỏi nhà, đi ăn lẩu với bạn bè rồi phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook.
Sáng 16-2, Công an huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) cho biết đơn vị vừa lập biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với N.T .T. (33 tuổi, ở thôn Trại Mật, xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn) về hành vi trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Hành vi của chị T. thuộc điểm b, khoản 1, điều 11 nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế với mức phạt 5 triệu đồng.
Trước đó, chị T. được xác định là người thuộc diện phải cách ly tại nhà do có liên quan đến các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong vùng dịch ở tỉnh Hải Dương.
Ngày 28-1, UBND xã Tân Quang đã ban hành quyết định phê duyệt cách ly y tế tại nhà đối với chị T. từ ngày 28-1 đến ngày 17-2 để phòng dịch.
Qua rà soát, kiểm tra trên mạng xã hội Facebook, Công an huyện Lục Ngạn phát hiện 1 tài khoản Facebook livestream vào tối ngày 10-2 có sự xuất hiện của T..
Tuy nhiên, địa điểm T. xuất hiện trong livestream được xác định không phải là địa chỉ nhà riêng cách ly.
Sau khi nắm bắt và xác minh thông tin vụ việc, Công an huyện Lục Ngạn đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với chị T. về hành vi trên, yêu cầu chị T. viết cam kết sẽ thực hiện đúng các quy định về cách ly y tế trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp.

THẾ MỚI LÀ ĐẶC BIỆT!

Có lẽ vì Đại hội Đảng thành công ngoài mong đợi với sự đắc cử của Cụ Tổng nhà ta nên đám rân chủ, phản động và mấy tờ báo nước ngoài không mấy thiện chí vẫn còn tỏ ra hậm hực. Từ nhắc tới sức khỏe của Cụ, cho rằng Cụ ham quyền cố vị cho đến bây giờ là ngồi soi lại quy định của Đảng để tạo cách nói uy tín nhất cho dân tin. Chuyện chẳng cần đề cập đến làm gì nếu một số người Mỹ nói tiếng Việt đọc điều lệ Đảng không hiểu hay điều lệ Đảng chưa dịch sang tiếng Anh để phóng viên nước ngoài nghiên cứu nhưng có nhiều người ngay ở trong nước, có học thức lại hùa theo luận điệu trên.


Tưởng rằng mình thông minh và có nghiên cứu, các vị dẫn điều 17 : "Ðồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp" xong chốt điều 47 : "Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng". Từ đó kết luận từ Cụ Tổng cho đến Đại hội đều đã bỏ qua, vi phạm điều lệ Đảng.
Nhưng một là các vị nghiên cứu chưa tới nơi tới chốn, hai là cố tình hiểu sai, lờ đi những quy định khác trong điều lệ đảng. Chắc họ quên "Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc " và chỉ có Đại hội Đảng mới có quyền sửa điều lệ. Vậy các vị thử hỏi tại sao Đại hội Đảng không sửa điều lệ để cho phù hợp với tình hình thực tiễn là Cụ Tổng sẽ tiếp tục làm nhiệm kỳ thứ 3 để khỏi phiền các anh xuyên tạc, chống phá.
Bởi đơn giản, để đi đến giới thiệu Cụ Tổng làm thêm nhiệm kỳ nữa, tại các Hội nghị TW 13, 14, 15, Ban Chấp hành Trung ương đã bàn thảo rất kỹ lưỡng và bỏ phiếu thông qua giới thiệu Cụ Tổng cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là hai trường hợp nhân sự đặc biệt trong Đại hội lần này. Đặc biệt ở đây không chỉ còn dừng lại ở tuổi tác mà còn ở nhiệm kỳ. Khi uy tín, khả năng lãnh đạo của Cụ Tổng được các ủy viên Trung ương Đảng, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tin tưởng, đánh giá cao. Khi giới thiệu ra Đại hội, các vị Đại biểu không muốn chỉ vì trường hợp của Cụ Tổng mà sửa lại điều lệ Đảng vì điều lệ Đảng mang tính ổn định, lâu dài. Còn nếu sau Cụ Tổng, mà còn đồng chí lãnh đạo nào hội đủ tài năng, đức độ và uy tín như Cụ thì Đại hội sẽ cho phép giữ 3 nhiệm kỳ và nếu thấy cần thiết thì sửa đổi điều lệ.
Nói túm lại, Đại hội Đảng là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, ngay điều lệ Đảng cũng nằm dưới quyết định của Đại hội. Mà Cụ Tổng lớn tuổi, giữ nhiệm kỳ thứ 3 thế mới gọi là đặc biệt chứ không gọi làm gì. Và nên nhớ rằng, Bác Hồ đã dạy điều gì tốt cho dân thì ta làm. Vậy thôi!

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

BÁC HỒ VỚI TẾT CỔ TRUYỀN DÂN TỘC

Mỗi khi Tết đến, xuân về, không người Việt Nam nào lại không nhớ đến Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam suốt đời hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Vào những ngày Tết cổ truyền, Người luôn dành trọn những ngày nghỉ của mình để đi thăm và chúc Tết đồng bào, chiến sĩ.


Với Bác, mùa xuân có ý nghĩa đặc biệt đối với đất nước, dân tộc và từng người dân Việt Nam. Vì vậy, mỗi khi Tết đến Xuân về, Bác đều dành những lời thơ hay nhất, những lời ân cần nhất và cả những sự quan tâm thiết thực nhất đối với mọi người dân Việt Nam.
Trước Tết hàng tháng Bác đã nhắc các cơ quan, các ngành, các địa phương chuẩn bị chu đáo cho dân đón Tết; nhắc văn phòng chuẩn bị thiếp "Chúc mừng năm mới" để kịp gửi đến những nơi xa xôi nhất, kể cả bộ đội ở các vùng rừng núi, hải đảo xa xôi và cán bộ công tác ở nước ngoài. Còn Bác có chương trình riêng cho mình và Bác thường tự mình chuẩn bị các việc đó.
Đầu tiên, Bác tìm ý thơ cho bài thơ mừng năm mới. Những bản thảo còn lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh cho thấy, viết mỗi bài thơ Người cũng dày công và kỹ lưỡng như thế nào. Có thể vì thế, những bài thơ chúc Tết của Người luôn vượt qua khuôn khổ những bài thơ chúc Tết đơn thuần. Lời thơ của Bác thật dung dị, nhưng sâu lắng hồn sông núi, bật dậy lời hiệu triệu, lời hịch giục giã quân và dân cả nước tiến lên giành thắng lợi, để “xuân này hơn hẳn mấy xuân qua”.
Và cuối cùng là một chương trình đi thăm và chúc Tết đồng bào, chiến sĩ - một chương trình riêng mà chỉ Bác và các đồng chí cảnh vệ biết. Đối với Bác, việc đi thăm và chúc Tết đã thành nếp, bởi Bác cho rằng, đây là cơ hội tốt để hiểu được đầy đủ đời sống của nhân dân và cũng là niềm vui, hạnh phúc của người “đầy tớ của nhân dân” khi được tiếp xúc và nghe họ nói về mơ ước, khát vọng và niềm tin của mình về một năm mới đang gõ cửa từng nhà.
Bác vẫn thường nói: "Đấu tranh giành được độc lập rồi nhưng chỉ độc lập thực sự khi nhân dân được hưởng ấm no hạnh phúc". Vì quan niệm về độc lập, về sự ấm no hạnh phúc của nhân dân đơn giản nhưng sâu sắc ấy mà kể từ khi nước nhà được khai sinh cho đến khi Bác đi vào cõi vĩnh hằng, gần như năm nào Bác cũng đi chúc tết đồng bào. Xuất phát từ tình thương bao la của Người, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Bác với người lao động, đặc biệt là người nghèo, đầy xúc động và ấm tình người.
Trong Tết Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một nước vừa thoát khỏi hơn 80 năm ách thực dân, Bác đã viết thư gửi thế hệ thanh niên: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”; và căn dặn các cháu phải thực hành đời sống mới, phải hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ… để trở nên những công dân mới, xứng đáng với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm Ất Mùi 1955 là Tết Nguyên đán đầu tiên, Bác ở thủ đô Hà Nội sau chín năm trường kỳ kháng chiến thắng lợi. Ngày mồng 1 Tết, Bác đi thăm công trường xây dựng đập nước Bắc Thái và công trường xây dựng tuyến đường sắt Mục Nam quan.
Nhiều cuộc gặp gỡ giữa Bác với người dân diễn ra đầy xúc động. Điển hình như cuộc gặp của Bác với anh em trường thương binh hỏng mắt Hà Nội trong đêm giao thừa Tết Bính Thân 1956 và cuộc gặp giữa Bác với chị Nguyễn Thị Tín, một lao động nghèo ở phố Hàng Chĩnh, Hà Nội trong đêm 30 Tết Canh Tý 1960.
Hay, đêm giao thừa Tết Đinh Dậu 1957, Bác đã cùng đón Tết với các gia đình công nhân của nhà máy điện Yên Phụ. Cả khu lao động như trong ngày hội với hai niềm vui lớn: được đón Tết trong các căn hộ mới và được vinh dự đón Bác đến thăm.
Những câu chuyện thân tình, cởi mở giữa Bác và công nhân các nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, Dệt kim Đông Xuân và Nhà máy Rượu Hà Nội vào đúng sáng mồng một Tết Tân Sửu 1961 đã làm cho Bác rất vui vì biết được đời sống của công nhân ít nhiều đã được cải thiện.
Mồng 1 Tết Kỷ Dậu 1969, Bác đến sân bay Bạch Mai thăm Quân chủng phòng không không quân. Sau đó, Bác đến xã Vật Lại (huyện Ba Vì) khai Xuân và trồng cây trên đồi của xã. Đây là cái Tết cuối cùng nhân dân ta được đón Tết cổ truyền với Bác Hồ kính yêu.

XEM XÉT XỬ LÝ HÌNH SỰ CÁC TRƯỜNG HỢP CỐ TÌNH KHÔNG KHAI BÁO Y TẾ LÀM LÂY NHIỄM DỊCH BỆNH RA CỘNG ĐỒNG

Tại cuộc họp Thường trực Thành Uỷ Hà Nội chiều nay, sau khi nghe BCĐ phòng chống dịch Thành phố, lãnh đạo công an Thành phố, lãnh đạo UBND quận Nam Từ Liêm báo cáo, Bí Thư Thành Uỷ Vương Đình Huệ chỉ đạo:


“Đối với các trường hợp bệnh nhân cố tình không khai báo y tế để lây nhiễm bệnh ra cộng đồng sẽ xử lý thật nghiêm, cần thiết xem xét xử lý hình sự. Cụ thể ở đây là bệnh nhân 2009 trong thời gian tiêp xúc với F0 đến khi có kết quả dương tính là 12 ngày và tiếp xúc với rất nhiều người trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm mà không khai báo y tế, không khai báo thành khẩn với các cơ quan chức năng".
Thường trực Thành Uỷ cũng chỉ đạo: Công an Thành phố sẽ tiếp tục xử phạt nghiêm với mức xử phạt cao nhất đối với người không đeo khẩu trang tại nơi công cộng, xử lý nghiêm người đăn

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: VIỆT NAM HIỆN ĐỨNG Ở VỊ TRÍ THỨ 5 TRONG TỔNG SỐ 140 QUỐC GIA ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ VỀ CHỈ SỐ HÀNH TINH HẠNH PHÚC

'Theo Chỉ số Hành tinh hạnh phúc, Việt Nam hiện đứng ở vị trí thứ 5 trong tổng số 140 quốc gia được đánh giá. Ba mươi năm trước, Việt Nam đứng thứ 121'.
Đây là nhận định của tác giả Piotr Gadzinowski trong bài viết có tiêu đề “Việt Nam nở hoa hạnh phúc” đăng trên báo Trybuna ngày 5/2 (trybuna.info).


Theo tác giả bài báo, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 25/1-1/2 đã bầu ra ban lãnh đạo mới, trong đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được bầu vào vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam với tỷ lệ tín nhiệm cao.
Bài báo có đoạn nhấn mạnh sự kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức 5 năm một lần, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với Việt Nam, mà cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á mà Việt Nam là một trong những đầu tàu. Theo tác giả, vai trò đầu tàu của Việt Nam được thể hiện rõ trên 2 khía cạnh. Thứ nhất, bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 2,91% vào năm 2020 và dự kiến đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 7% trong năm 2021 và cũng có thể là cao nhất trong khu vực.
Thứ hai, Việt Nam được đánh giá là quốc gia đối phó tốt nhất với đại dịch COVID-19 trong khu vực. Nhờ những kinh nghiệm tích lũy trong đợt phòng chống dịch SARS, các nhà chức trách Việt Nam đã có những phản ứng nhanh chóng ngay khi ghi nhận sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2. Bài viết dẫn một nghiên cứu của Viện Lowy, Australia công bố ngày 28/1 cho thấy Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách các quốc gia đối phó tốt nhất với đại dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, tác giả bài viết cũng ấn tượng với chương trình chiến lược dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội đã được trình bày và thảo luận tại Đại hội Đảng XIII nhằm xây dựng “Quốc gia phồn vinh và hạnh phúc” với hai giai đoạn, đề ra những mục tiêu táo bạo nhằm ngày càng nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân Việt Nam. Tác giả bài viết cho rằng đây là một kế hoạch đầy tham vọng, nhưng người Việt Nam đã hơn một lần chứng minh rằng họ có thể đạt được những thành quả kinh tế vĩ mô ấn tượng.
Điều này đặc biệt đúng kể từ năm 1986, khi Đảng Cộng sản Việt Nam phát động chính sách Đổi mới. Nhờ những cải cách này, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993, xuống còn 8% vào năm 2017. Giai đoạn 2011-2020, GDP Việt Nam tăng trưởng khoảng 6% /năm và ở trong nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Tác giả dẫn lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá về sự trưởng thành lịch sử này "Từ một nước nhỏ bé, nghèo nàn lạc hậu, trình độ dân trí rất thấp, ít được chú ý trên bản đồ thế giới, Việt Nam đã chuyển mình thành một nước đang phát triển với mức thu nhập trung bình theo đầu người và dân số gần một trăm triệu".
Bài viết nhấn mạnh nhờ chính sách kinh tế - xã hội nhất quán và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Ngày nay, Việt Nam đứng đầu trong các nước ASEAN và là nước Đông Nam Á hội nhập cao nhất với Liên minh châu Âu (EU), đồng thời là một đối tác chiến lược trong khu vực của Mỹ. Trên tất cả, Việt Nam được coi là một đất nước anh hùng, đã nhiều lần đứng lên chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập.

NHỮNG BẾP ĂN DÃ CHIẾN TIẾP SỨC CHỐNG DỊCH

Từ giữa đêm, các bếp ăn dã chiến ở khu vực ổ dịch Chí Linh đồng loạt nổi lửa, chuẩn bị hàng nghìn suất ăn cho các cháu nhỏ, người bị cách ly.
10h30 sáng 6/2, hơn 140 hộp cơm thịt gà rang gừng, đỗ xào và súp được nhóm của chị Nguyễn Thị Huyền cùng các tình nguyện viên phường Sao Đỏ, TP Chí Linh giao đến trường mầm non và THCS Lê Lợi, nơi có 140 học sinh tiểu học đang cách ly.


Để chuẩn bị số suất ăn này kịp cho bữa trưa, nhóm đã phải bắt đầu đi chợ, nấu nướng từ 5h sáng. Giao xong bữa trưa, họ lại tất tả chuẩn bị cho bữa chiều.
Hải Dương đang là vùng dịch lớn nhất cả nước với 290 ca dương tính, hàng nghìn F1 và nhiều cụm dân cư bị phong tỏa, rất nhiều y bác sĩ, công an và những người dân khỏe mạnh đã được huy động, chống dịch.
Covid-19 bùng phát khiến công việc của chị Huyền bị gián đoạn nhưng người phụ nữ này "không có thời gian để buồn". Chị lập tức hưởng ứng lời kêu gọi của thành phố tham gia các nhóm tình nguyện. "Tinh thần mọi người rất cao, với mục tiêu không để ai bị thiếu nhu yếu phẩm. Chúng tôi lập nhóm giúp giải quyết những việc cần làm ngay", chị Huyền, 39 tuổi, chia sẻ.
Những hôm đầu, nhóm của chị kêu gọi ủng hộ màn chống muỗi, mua cam vắt nước, đồ ăn vặt cho các bé. Song, nhận thấy trẻ nhỏ cần một chế độ ăn không chỉ đảm bảo dinh dưỡng mà còn phải mềm và dễ ăn nên chị Huyền quyết định lập bếp dã chiến.
Bếp bắt đầu hoạt động từ chiều 3/2, với thực đơn ngày đầu gồm chả xắt nhỏ rim, trứng bác, canh khoai nấu xương. Hôm nay chị mua gà về lọc thịt rang gừng, phần xương ninh lấy nước nấu súp ngô nấm. "Các món ăn ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng, lại tăng cường khả năng chống dịch bệnh trong thời điểm giao mùa", chị nói.
Mỗi ngày bếp cung cấp gần 300 suất ăn, mỗi suất khoảng 15.000 đồng, chưa kể chất đốt. Kinh phí hoạt động kêu gọi từ các nguồn tài trợ. Trong đó rau củ, mắm muối và gạo được ủng hộ nhiều. Họ lo nhất là kinh phí để mua thịt cá.
Từ ngày có dịch, ba con chị Huyền từ lớp 1 đến 9 ở nhà với bà nội, còn chị và chồng đi từ sáng sớm đến tối muộn. Anh tham gia vào đội vận chuyển miễn phí hàng hóa đến các điểm. "Phải nói là những ngày qua đầu tắt mặt tối, mệt nhưng các con ăn cơm khen ngon, chúng tôi lại có động lực cố gắng", chị cho hay.
Cách đó 30 km, bếp dã chiến Thái Học đã nổi lửa từ 2h sáng, để kịp 7h cung cấp cháo cho trẻ nhỏ và cụ già cách ly trong Đại học Sao đỏ 2. Bếp bắt đầu hoạt động từ 29/1, một ngày sau khi Hải Dương có ca dương tính đầu tiên.
Để dậy sớm, chị Phương Dung, 32 tuổi, phải đi ngủ từ đầu tối nhưng lo trễ giờ nên chưa hôm nào chị ngủ được tới lúc chuông báo thức kêu. Phục vụ bếp gồm 8 thành viên, chia thành 2 địa điểm nấu để tránh tiếp xúc nhiều. Mỗi ngày họ cung cấp khoảng 300 suất cháo. "Cứ nghĩ đến các cụ già, em nhỏ thiếu thốn nhiều thứ là chúng tôi lại mong những suất cháo nóng hổi này tiếp sức cho mọi người", chị Dung chia sẻ.
Còn Bếp Cộng Hòa bắt đầu hoạt động từ mùng 2/2, với 5 tình nguyện viên và các mẹ, các cô từ 10 chi hội phụ nữ trong phường thay phiên nhau. Nhờ lực lượng đông đảo, họ vẫn có thời gian nghỉ ngơi và chăm lo cho gia đình.
Ngoài tặng suất cơm, chi hội còn tổ chức tặng quà cho một số gia đình cách ly khó khăn, ví dụ như một gia đình cả nhà đi cách ly, chỉ còn cụ ông 90 tuổi bị gãy chân và hai cháu nhỏ hay gia đình khác có mẹ bị dương tính, bố làm ăn xa, con mới 7 tháng tuổi ở nhà với bà nội...

TỈNH TÁO TRƯỚC “RỪNG” THÔNG TIN


Còn nhớ khoảng tháng 4 năm trước, khi dịch Covid-19 bùng phát dữ dội tại Vũ Hán (Trung Quốc) và Việt Nam bắt đầu có ca nhiễm, hàng nghìn người dân Thủ đô Hà Nội thức trắng cả đêm xếp hàng trong siêu thị hoặc đổ xô ra các chợ, vét sạch gần như toàn bộ thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu đem về tích trữ trong nhà. Chỉ trong một đêm ấy, các loại hàng hóa từ ngoài chợ đến siêu thị đều sạch bách như có trận lũ quét tràn qua.


Giờ nghĩ lại chuyện đó, chắc hẳn nhiều người thấy buồn cười, bởi rõ ràng đó là biểu hiện của sự lo lắng quá mức, tâm lý bất ổn, hoảng hốt trước những thông tin thật giả lẫn lộn khiến mọi người mất tỉnh táo. Sau đó, tuy dịch vẫn diễn biến phức tạp nhưng không còn ai có khái niệm tích trữ hàng hóa, bởi họ thấy rõ cho dù thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều nơi, song cuộc sống và sinh hoạt vẫn bình thường, không có gì bị đảo lộn.
Còn bây giờ, những thông tin về dịch Covid-19 với những biến chủng mới phức tạp đã khiến một bộ phận người dân hoảng sợ. Những ngày vừa qua, tại các nhà ga, đại lý vé máy bay, có hàng trăm người đã mua vé Tết xin trả và hủy vé, khiến các hãng hàng không, doanh nghiệp vận tải đường sắt hết sức lúng túng. Phần lớn những người trả vé là công nhân đi làm ăn xa, họ trông ngóng từng ngày để về quê đón Tết, sum họp gia đình. Dù ngày Tết đã cận kề, vé tàu xe mua sẵn từ lâu, nhưng do hoảng sợ, nhiều người vẫn đổ xô ra ga, liên hệ các đại lý để trả, hủy vé, bất chấp việc các đơn vị, doanh nghiệp vận tải đường sắt, hàng không đã và đang triển khai biện pháp phòng, chống dịch hết sức nghiêm ngặt. Nhiều người dân cho biết, họ cũng rất muốn về quê, nhưng đành phải trả vé và chịu thiệt 30% phí do lo ngại đi tàu xe có nguy cơ lây nhiễm, hơn thế không biết quê mình có bị bắt cách ly hay không. Trong khi đó, những thông tin chuẩn xác từ các địa phương và cơ quan chức năng lại rất ít và mờ nhạt.
Sự bùng phát dịch bệnh là "mảnh đất màu mỡ" cho những tin đồn bịp bợm, bởi trong khi đông đảo người dân đều thắc mắc, tò mò muốn biết thông tin thì giới chuyên môn lại chưa thể hiểu biết nhiều về bệnh vì quá mới. Hơn chục năm trước, dịch SARS bùng phát ở nước ta, nhưng lúc đó mạng in-tơ-nét chưa bùng nổ như hiện nay, nên những loại thông tin gây nhiễu loạn chưa có nhiều điều kiện phát tán. Còn hiện nay, sự xuất hiện dày đặc những thông tin đúng sai lẫn lộn đã gây tâm lý bất an, nhiều người chỉ nghe những gì họ muốn nghe để củng cố niềm tin và định kiến sẵn có, hơn là nghe và tin sự thật, cái đúng. Lịch sử dịch bệnh cho thấy thông tin sai trái, đồn thổi có thể thắng thế tạm thời, nhưng cuối cùng phải trả lại chỗ cho sự thật.
Sau những cố gắng, nỗ lực của các cơ quan quản lý, "bộ lọc" cuối cùng và quan trọng nhất không ai khác chính là những người tiếp nhận thông tin. Mỗi người cần bình tĩnh và vận dụng trí tuệ, suy nghĩ thấu đáo để đưa ra những quyết định đúng đắn. Việc hàng nghìn người dân đổ xô đi trả vé tàu xe, máy bay cũng tương tự như việc hàng nghìn người đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ, chấp nhận mất phí rất cao và mất luôn cả những ngày Tết sum họp, đầm ấm bên gia đình. Sợ hãi có thể giúp con người cảnh giác để hành động mạnh mẽ hơn, nhưng trong một số trường hợp, nó cũng có thể gây hậu quả khó lường.
Đứng trước rừng thông tin, người dân cần có "bộ lọc", tỉnh táo lựa chọn để giảm thiệt hại do "dịch" thông tin sai trái gây ra./.

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

Phú Yên: KHỞI TỐ, CHO NHẬP KHO ĐỐI TƯỢNG PHẢN ĐỘNG !!

Đối tượng Ngô Công Trứ thường xuyên đăng tải trên mạng xã hội bài viết, hình ảnh, video kêu gọi mọi người tham gia các hoạt động “TCDY", ủng hộ tổ chức phản động Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời.


Ngày 4/2, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Yên cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với bị can Ngô Công Trứ (sinh năm 1988, trú xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa (Phú Yên) để điều tra về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 1, Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015.
Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Theo điều tra ban đầu, khoảng tháng 2/2020, thông qua mạng xã hội facebook và kênh youtube, Ngô Công Trứ đăng ký tham gia “Trưng cầu dân ý” theo lời kêu gọi của tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời.”
Ngô Công Trứ được tổ chức này cấp mã “TCDY” và cũng là mã công dân của “Đệ tam Việt Nam Cộng hòa” do tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” thành lập.
Đến tháng 8/2020, Trứ được tổ chức này kết nạp làm thành viên và được giao nhiệm vụ tuyên truyền, lôi kéo người khác tham gia các hoạt động của tổ chức. Trứ thường xuyên tham gia nhóm họp trực tuyến của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” để thảo luận, nhận chỉ đạo hoạt động từ số đối tượng cầm đầu, cốt cán ở bên ngoài.
Trứ cũng thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên các trang mạng xã hội các bài viết, hình ảnh, video kêu gọi mọi người tham gia các hoạt động “TCDY,” ủng hộ tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời,” ủng hộ Đào Minh Quân về nước lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài ra, từ tháng 2/2020-1/2021, Ngô Công Trứ còn tuyên truyền, lôi kéo, lấy thông tin của 8 người thân trong gia đình để tham gia hoạt động “Trưng cầu dân ý” của tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”; 8 người này đã được cấp mã “TCDY.”
Qua vụ việc trên, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Yên khuyến cáo người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không nghe và tin theo lời dụ dỗ của các thế lực thù địch, lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền, lôi kéo người dân chống phá Đảng, Nhà nước dẫn đến vi phạm pháp luật./.