KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

TƯ BẢN LÀ GÌ?

Nếu ai hỏi tôi, định nghĩa về tư bản, tôi sẽ cho họ xem bức ảnh này. Đó là hình ảnh các ông chủ công ty khí đốt ở Texas cười tươi như trúng số độc đắc. Nhờ bão tuyết xảy ra mà công ty họ trúng đậm nhờ tăng giá ga và khí đốt. Trong khi đó, ở Texas, 30.000 người dân không có điện hoặc buộc phải dùng điện với giá cao, lên tới 1 Usd/1 Kwh điện. Nhiều gia đình "chết ngất" khi sờ vào hoá đơn điện lên tới 11.000 Usd. Người dân Mỹ hơn lúc nào hết đang phải chịu mặt trái của cái gọi là kinh tế thị trường, nơi mà người ta có thể dễ dàng lợi dụng thiên tai để làm giàu trên nỗi đau của người khác.


Cách đây mấy trăm năm, Cụ Mác đã từng nói về tư bản thế này "được 50 phần trăm thì nó (tư bản) trở nên thật sự táo bạo; được 100 phần trăm thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người; được 300 phần trăm thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ”.
Tư bản, dẫu có thay đổi thủ đoạn nhưng bản chất bóc lột là không bao giờ thay đổi

"GIẤC MƠ MỸ" TAN BIẾN TRONG GIÁ RÉT

Bang Texas mất điện nhiều ngày, nhiều người già neo đơn c.hế.t cóng ngay trong căn hộ của mình. Nhiều người được cấp cứu kịp thời, nhưng sẽ c.h.ết lặng với cái hóa đơn viện phí khi tỉnh lại.


Mất điện kèm với mất nước, việc đi vệ sinh thậm chí giờ trở nên xa xỉ. Nhiều gia đình đã phải xúc tuyết đun sôi lấy nước sinh hoạt do hệ thống nước gặp sự cố hoặc bị nhiễm bẩn.Và khổ nhất, dĩ nhiên rồi, là nhiều người vô gia cư. Không chết vì lạnh cũng sẽ c.hế.t vì đói.
Xem xong loạt ảnh thấy thương xót thật sự. Nước Mỹ "vĩ đại" đang cố che giấu những bất ổn sâu sắc không thể hàn gắn giữa các tầng lớp bằng hệ tư tưởng "tự do dân chủ".
Người Mỹ nghèo, chết không ai quan tâm, vì họ không có tư cách sở hữu tư liệu sản xuất. Chết rồi, sẽ có chính sách nhập cư mới, dân nghèo bần cùng hóa sẽ đc thay máu bằng làn sóng di dân mới, từ các nước Phi, Á, Mỹ latin... đến đây với "giấc mơ Mỹ". Ở Việt Nam mình trong những năm qua tình hình an ninh chính trị ổn định, kinh tế phát triển , đời sống nhân được nâng lên. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được các nước đánh giá cao, đặc biệt công tác phòng chống đại dịch COVID-19 được Đảng, nhà nước quan tâm lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống có hiệu quả. Hơn lúc nào hết mỗi chúng ta là người con đất Việt thấy trân trọng cuộc sống đang có hơn.
Nhưng sẽ có nhiều người Việt (lười, thiếu kiến thức, ảo tưởng...) vẫn sẽ nhìn về bánh vẽ Mỹ và ngỡ đấy là thiên đường!

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

BÀI HỌC TỪ HỒ CHỦ TỊCH VÀ CUỘC CHIẾN 1979 TRONG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC.

“Lụt Bắc lụt Nam; máu đầm biên giới
Tay chống trời; tay giữ nước; căng gân”
Thời kỳ 1979 là giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước kể từ khi mới thành lập nhưng chưa phải là khó khăn nhất. Khó khăn nhất chính là thời điểm Hồ Chủ tịch vừa đọc tuyên ngôn độc lập thì 20 vạn quân “Tàu trắng” của Tưởng Giới Thạch chiếm đóng Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16, hàng vạn quân Anh, quân Pháp cũng càn quét từ vĩ tuyến 16 đổ vào Nam, chưa kể các băng đảng chính trị phản động quấy phá bên trong.


Thời điểm ấy, đất nước VNDCCH như là một “đứa trẻ sơ sinh”, còn chưa có tên trên bản đồ thế giới và chưa được quốc gia nào công nhận. Đồng minh đáng kể duy nhất chính là “Tàu đỏ” ĐCS Trung Quốc, bấy giờ đang loay hoay trong cuộc nội chiến với “Tàu trắng” được Mỹ hỗ trợ. Vậy mà ĐCS VN dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch đã khéo léo, mềm dẻo để hóa giải tình huống “ngàn cân treo sợi tóc” này, thậm chí đến mức tuyên bố giải tán Đảng CSVN, ký hiệp định với Pháp để trước thì bỏ bớt một đối thủ (Tàu trắng), sau thì tranh thủ củng cố lực lượng, dọn dẹp phản động, chuẩn bị cho kháng chiến trường kỳ. [Không dám tưởng tượng nếu tình huống này được đặt vào tay các “hải đăng mạng”, “anh hùng mạng” húng cầy thời nay thì sẽ ra sao nhỉ?]
Bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất (1961 – 1968) cũng chính là thời kỳ mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng sâu rộng. Trong bối cảnh hai nước ra sức tập hợp lực lượng để củng cố vị trí của mình, Việt Nam trở thành một trong những tiêu điểm thể hiện đối sách của mỗi nước và liên quan đến lợi ích của các cường quốc đại diện cho quyền lực của thế giới. Trước những chuyển biến đó, quan điểm của Hồ Chủ tịch trước sau như một là “mọi thắng lợi của Đảng ta và của nhân dân ta không thể tách rời sự ủng hộ nhiệt tình của Liên Xô, Trung Quốc...” và đặt ra nhiệm vụ làm giảm thiểu tối đa tác hại của sự tranh chấp giữa Liên Xô - Trung Quốc và tiềm năng lợi dụng của Mỹ, không ngừng củng cố, tăng cường quan hệ Việt - Xô - Trung. Người đưa ra quan điểm chỉ đạo như sau:
1/ Kiên trì tình đoàn kết hữu nghị với Liên Xô và Trung Quốc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
2/ Không can thiệp vào công việc nội bộ của Liên Xô, Trung Quốc.
3/ Nỗ lực hóa giải, thu hẹp bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc, coi đó là cơ sở để củng cố quan hệ hữu nghị Việt - Xô - Trung.
4/ Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, ứng xử linh hoạt, có lý, có tình trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc.
Để giữ gìn quan hệ cân bằng, đoàn kết, hữu nghị với cả Liên Xô và Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta chủ trương ứng phó nhanh nhạy, mềm dẻo với mọi biến chuyển của tình hình, đạt tới sự tế nhị và cân bằng. Các chuyến thăm hỏi của Hồ chủ tịch và lãnh đạo Đảng, Nhà nước VNDCCH đến Liên Xô & Trung Quốc khá liên tục và đồng đều. Tuân thủ phương châm “chưa hiểu thì chưa nên bầy tỏ thái độ” của Hồ Chí Minh, suốt thời kỳ mâu thuẫn Xô - Trung diễn ra gay gắt, trên các phương tiện chính thống, Đảng và Nhà nước ta đã không bàn luận, không bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối cuộc đấu tranh nội bộ trong Đảng Cộng sản Liên Xô (1956), hay đối với Cách mạng văn hóa của Trung Quốc, cũng như không tham gia các cuộc tranh luận công khai giữa hai bên, tránh gây ra những hiểu lầm không cần thiết.
Khi Trung Quốc thường xuyên nêu vấn đề “chống chủ nghĩa xét lại”, “tách khỏi Liên Xô”còn Liên Xô liên tiếp gửi thông điệp đề nghị Việt Nam phải thay đổi lập trường với Trung Quốc, thì Hồ Chủ tịch vẫn luôn mềm mỏng và kiên định giải thích: “Đảng chúng tôi luôn luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên và cho quần chúng nhân dân lòng yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản, luôn luôn tăng cường đoàn kết hữu nghị với Liên Xô, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và các nước anh em khác”. Khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta trao đổi và thông báo về các vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam với lãnh đạo Liên Xô, thì cũng đồng thời thông báo, trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc.
Năm 1965, khi Liên Xô đề nghị lập Mặt trận thống nhất và lập cầu hàng không để giúp đỡ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhưng khi Trung Quốc không đồng ý, thì ta tạm thời gác vấn đề này lại, đồng thời công khai cải chính những tin tức nói Trung Quốc cản trở hàng viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam quá cảnh qua Trung Quốc. Từ năm 1966, ở Trung Quốc diễn ra Cách mạng văn hóa, Người thực hiện chủ trương “cách mạng văn hóa là vấn đề nội bộ Trung Quốc”. Không tỏ thái độ ủng hộ hay phản đối, nhưng khi được Chủ tịch Mao Trạch Đông gợi ý thực hiện cách mạng văn hóa ở Việt Nam, Người đã nhã nhặn, khéo léo từ chối: “Việt Nam trước mắt không thể làm đại cách mạng văn hoá, chúng tôi còn làm đại cách mạng võ hoá đã”. Mao Chủ tịch tán thành: “Đúng vậy, Việt Nam không thể làm đại cách mạng văn hoá được”.
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nhuần nhuyễn triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” để kết hợp hài hoà giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa cương và nhu, giữa chiến lược và sách lược, giữa chủ động và sáng tạo, vô cùng linh hoạt trên cơ sở giữ vững nguyên tắc, từ đó nhận biết, nắm bắt thời điểm để xử lý thành công quan hệ Việt Nam với Liên Xô, Trung Quốc, bảo vệ và thực hiện tốt nhất lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chính nhờ thế, dù đứng giữa 2 bên đối thủ của nhau như vậy, VN vẫn đón nhận được sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa của cả 2 để phục vụ cho công cuộc dựng nước giữ nước của mình.
Quay trở lại mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc sau 1975, sự cân bằng mà Hồ Chủ tịch tạo ra đã không còn được duy trì nữa mà dần chuyển thành “nhất bên trọng, nhất bên khinh”, đưa đến hậu quả đáng tiếc mà chúng ta đã biết. Khi Hiệp định Pháp – Việt (1946) gây hoài nghi, Hồ Chủ tịch đã giải thích rằng: “Chọn thương lượng thay vì đánh nhau chính là bằng chứng hiểu biết về chính trị”. Mao Chủ tịch thì cũng đúc kết rằng "Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu". Đáng tiếc là máu đã đổ!
Nhiều người bây giờ chế giễu câu nói “Dạy cho Việt Nam một bài học” của Đặng Tiểu Bình nhưng chúng ta tin rằng các lãnh đạo lèo lái đất nước trong hơn 10 năm sau trận giao tranh kéo dài một tháng ấy thì hiểu rõ “bài học” đó là gì.
Thời chống Mỹ, mặc dù Trung Quốc vẫn là nước lạc hậu về kinh tế, nhưng theo tổng kết viện trợ của Trung Quốc chiếm khoảng trên 50% tổng số viện trợ quốc tế cho Việt Nam. Khi chuyển sang đối đầu với “hậu phương lớn” ấy, bên cạnh một nền kinh tế kiệt quệ (miền Bắc mất viện trợ từ Trung Quốc, miền Nam mất viện trợ từ Mỹ, còn Hoa Kiều - lực lượng nắm giữ nền kinh tế miền Nam cũng chạy về Trung Quốc), chúng ta phải duy trì đội quân khổng lồ hơn 1 triệu người trải dài từ biên giới phía Bắc sang toàn bộ lãnh thổ Campuchia. Mọi cửa ngõ giao thương quốc tế đều bị bịt kín, chỉ còn dựa vào Liên Xô nhưng bấy giờ nước này cũng đã “rã rời” sau gần nửa thế kỷ “gồng gánh thế giới”, nội bộ chính trị xào xáo, lại sa lầy trong cuộc chiến ở Afghanistan. Nếu hỏi những người sống trong thời kỳ này sẽ biết, đánh nhau toàn diện với Mỹ - Pháp suốt 30 năm cũng chưa bao giờ đói bằng thời đánh nhau với Tàu ven biên giới. Chính trong thời gian này, lượng người vượt biên trốn ra nước ngoài tăng đột biến chủ yếu là vì … đói, tạo nên nạn “thuyền nhân” chấn động thế giới, giống như tình hình dân tị nạn bỏ nước ra đi ở các nước Trung Đông sau mùa xuân dân chủ bây giờ ấy. Ngày nay, mỗi khi Trung Quốc cấm biên định kỳ là các bạn đã thấy người ta kêu váng cả địa cầu đòi giải cứu hàng hóa các kiểu rồi thì phải hiểu rằng tình cảnh ngày trước nó thảm cỡ nào.
Đến 1986, trước tình hình đói kém trong nước và sự thành công của Cải cách phong hóa ở Trung Quốc, TBT Trường Chinh và ĐH Đảng đã quyết định tiến hành “Đổi Mới”, cùng với đó là tìm cách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Và không phải tự nhiên mà chính Trung Quốc trở thành “Đối tác chiến lược toàn diện” đầu tiên của Việt Nam, trước Nga 4 năm, điều cũng giống như năm xưa Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới công nhận Việt Nam sau đó “tiến cử” Việt Nam cho Liên Xô. Đến nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 8, thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 9 của Trung Quốc trên thế giới. Sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng phát triển mà như TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay”. Đúng là như các cụ đã dạy: Bán anh em xa, mua láng giềng gần (huống hồ như Hồ Chủ tịch đã chứng minh, nếu biết cách, láng giềng gần hoàn toàn có thể là người anh em chí tình chí nghĩa với mình).

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯƠNG CỦA ĐẢNG THEO QUAN ĐIỂM CỦA TÂN TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG.

Ông có tên gọi khác là Sáu Nghĩa quê tại huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Ông sinh ra trong một gia đình có bảy người con và là con thứ sáu nên cái tên Sáu Nghĩa gắn bó với ông từ thuở lọt lòng. Nối gót truyền thống ông bà, ba mẹ anh tham gia kháng chiến từ thời chống Pháp đến chống Mỹ, là cơ sở cách mạng nuôi giấu cán bộ, tổ chức mạng lưới giao liên hoạt động ngầm trong lòng địch. Gia tộc và gia đình ông là “cách mạng nòi”. Khi ông mới được 4 tuổi thì cơ sở cách mạng nuôi giấu cán bộ của gia đình ông ở trong rừng bị lộ vì bọn chỉ điểm. Trong lúc bị địch bao vây, ba ông đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh để bảo vệ đồng chí của mình. Mẹ ông lúc đó đang mang thai đứa út. 5 năm sau, khi Sáu Nghĩa bắt đầu ý thức được nhiệm vụ mà ba mẹ và chị Hai đang làm thì một lần nữa, cơ sở cách mạng lại bị lộ. Cũng giống như ba ông, người mẹ yêu thương dù đang nuôi con nhỏ, vẫn anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, chấp nhận hy sinh tính mạng để giữ bí mật tuyệt đối cho tổ chức cách mạng.


Ba mẹ hy sinh để lại 7 đứa con. Ngoại trừ chị Hai đã lớn, theo tổ chức đi kháng chiến, còn lại đều đang tuổi ăn tuổi lớn. Gia đình nội ngoại hai bên quyết định đưa đứa thứ ba, thứ năm, thứ bảy về Gò Công Tây ở với dì. Đứa thứ tư, thứ sáu và đứa út về Gò Công Đông ở với cô. Sáu Nghĩa lớn lên trong tình yêu thương của người cô. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô ông vừa bí mật tham gia hoạt động cách mạng, vừa quần quật làm đủ mọi nghề để nuôi nấng, dạy dỗ các cháu nên người. Thương các cháu mồ côi tội nghiệp, cô ông đã từ chối mọi lời cầu hôn, quyết định ở vậy thay anh chị nuôi dạy các cháu. 9 năm sau ngày mẹ mất, Sáu Nghĩa 17 tuổi. Ông nằng nặc xin cô cho nhập ngũ. Lúc bấy giờ những học sinh con liệt sĩ được Nhà nước quan tâm cho đi học nước ngoài. Sáu Nghĩa thuộc diện được ưu tiên đặc biệt nhưng ông đã nhường lại suất đi du học cho người khác để lên đường nhập ngũ, ra chiến đấu ở biên giới phía Bắc.
___________
"Có những thông tin bên nọ cung cấp để chiến đấu với bên kia"
Nêu ý kiến tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 sáng 23.12, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nhấn mạnh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ trọng tâm và nêu quan điểm, đây không chỉ là nhiệm vụ bảo vệ Đảng và đặt trong nội hàm của nhiệm vụ bảo Tổ quốc.
Từ kinh nghiệm của Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, ông Nghĩa cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là thống nhất về nhận thức để coi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.
“Tôi thấy nhận thức của chúng ta đã có sự chuyển biến rồi nhưng sắp tới cần chuyển biến hơn nữa”, ông Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, phải xác định đây là "cuộc đấu tranh một mất một còn, quyết liệt, nóng bỏng, cấp bách và không nhân nhượng", vì âm mưu thủ đoạn của thế lực thù địch, phản động, ngày càng tinh vi, phức tạp, trực diện và triệt để khai thác công nghệ, bóp méo, làm sai lệch, gán ghép thông tin, gây hoang mang, lo lắng cho dự luận.
“Mục đích của chúng là làm tan rã, suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, chế độ và lực lượng vũ trang nhân dân”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Về lực lượng thế lực thù địch, phản động, ông Nghĩa chỉ rõ, ngoài lực lượng hoạt động thù địch của chế độ cũ thì hiện nay đã có lực lượng mới là những cán bộ thoái hóa, biến chất, những người đã bị xử lý kỷ luật, xử lý về pháp luật, thậm chí có những cán bộ cao cấp, có cả những tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, rồi thanh niên, sinh viên và tầng lớp khác, do đó, công tác đấu tranh diễn ra trên nhiều lĩnh vực và rất phức tạp.
Về giải pháp, một vấn đề được Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đặc biệt lưu ý là chống "lợi ích nhóm" trên mặt trận tư tưởng.
“Trong công tác tư tưởng, có hay không "lợi ích nhóm"? Tôi cho cho là có. Nhiều đồng chí nói các thông tin này do ai đưa ra? Thực tế nhiều thông tin do nội bộ chúng ta đưa ra để thế lực thù địch lợi dụng chống phá”, ông Nghĩa lưu ý và cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng cần lưu tâm giải quyết.

PHẠM CHI LAN VÀ CÚ TRƯỢT DÀI TRÊN ĐƯỜNG BĂNG KHỐN NẠN!

Trong những năm gần đây, bà Phạm Chi Lan được biết đến như một “nhân sĩ trí thức” rất tích cực trong các hoạt động của các tổ chức phản động, nhân danh "đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền". Dưới cái mác chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan thường xuyên quan tâm theo dõi và đưa ra những phát ngôn gây tranh cãi về những vấn đề nóng bỏng đang được dư luận quan tâm.


Nguyên nhân chính dẫn đến việc bà Lan và đồng bọn trở cờ chính là VIỆN IDS. Viện IDS được thành lập vào cuối năm 2007 tại Hà Nội. Đây là một Viện nghiên cứu 100% tư nhân và do các nhà khoa học, các thành viên sáng lập tư nhân, góp vốn xây dựng. Nguyên tắc của Viện được nói là hoạt động trên cơ chế độc lập và mở. Độc lập cả về quan điểm nghiên cứu tới cơ chế tài chính, không chịu sự ảnh hưởng của kể các nhà nước, các hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân và các nhà tài trợ.
Hội đồng IDS gồm 16 vị, bao gồm các tên tuổi trí thức lớn như Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Phan Đình Diệu, Tương Lai, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Trung, Nguyên Ngọc... sau 2 năm hoạt động (2007-2009), IDS buộc phải giải thể vì viện này lập ra với mưu đồ bất chính, thường xuyên công kích chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, mượn cớ nghiên cứu khoa học nhưng thực chất là "những con ong trong tay áo" của đất nước. Nghiên cứu khoa học chỉ là cái vỏ, thực chất đây là một "tổ chức chính trị dân sự", quy tụ những con người chủ trương kêu gọi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, kêu gọi "bài Trung, phò Mỹ".
Ngày 14/9/2009, hội đồng viện IDS đã quyết định giải tán Viện để phản đối quyết định số 97/2009/QĐ-TTg, theo đó các tổ chức nghiên cứu khoa học có phản biện ngược với chính sách của Chính phủ thì không được công bố công khai. Để lý giải cho cuộc quyên sinh gây sóng gió của mình, họ tuyên bố rằng quyết định nêu trên của chính quyền khiến viện “không thể hoạt động theo đúng sứ mệnh”. Tuy nhiên, chính lời lý giải bất hợp lý này đã làm lộ rõ bản chất chính trị của viện. Vì nếu IDS thật sự là một tổ chức nghiên cứu và tư vấn khoa học như tuyên bố, họ hoàn toàn có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ nêu trên cho những khách hàng của mình, và không công khai thành quả nghiên cứu với công chúng. Nếu hội đồng viện IDS cảm thấy viện bị “bức tử” vì quyết định này, thì phải khẳng định rằng viện được lập ra không phải để nghiên cứu và tư vấn, mà là để làm chính trị bằng cách dắt mũi truyền thông.
Viện IDS chỉ là một trong những vỏ bọc mà một nhóm lợi ích sử dụng để thao túng quá trình chuyển đổi kinh tế – chính trị thông qua dư luận và cộng đồng học thuật. Ngay cả khi viện này đã tự giải thể, những quân cờ của nhóm lợi ích đó vẫn tiếp tục hoạt động dưới những vỏ bọc mới mẻ hơn, hoặc chính thống hơn. Chẳng hạn, nhìn nhân sự liên quan, có thể liên tưởng ngay đến những tổ chức như Quỹ Phan Chu Trinh, Văn đoàn Độc lập và Diễn đàn Xã hội Dân sự...
Kể từ cái ngày mà viện IDS bị Chính phủ giải thể năm 2009 đến nay, Phạm Chi Lan (lúc đó là viện phó, Nguyễn Quang A là viện trưởng), đang chăn ấm nệm êm thì mất cần câu béo bở. Kể từ đó bà Lan và nhóm IDS trở cờ, quay giáo chống phá chế độ. Tham gia nhóm "kiến nghị 72", đòi xoá điều 4 Hiến pháp, tham gia cái gọi là "tuyên bố biển Đông"... Bà Lan cũng là thành viên "CLB Lê Hiếu Đằng”, thực chất là một tổ chức xã hội dân sự đối lập, chủ trương xuyên tạc, nói xấu, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kêu gọi đa nguyên đa đảng, vận động, lôi kéo những cán bộ, Đảng viên có tư tưởng lưng chừng rời bỏ Đảng, tạo ra phong trào “xin ra khỏi Đảng” như Chu Hảo, Mạc Văn Trang, Kim Chi… từng làm. Đến thời điểm này, CLB Lê Hiếu Đằng ở TP.HCM đã tập hợp 30 thành viên tiêu biểu như: Nguyễn Quang A, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Sương Quỳnh, Lê Phú Khải, Tô Lê Sơn, Phan Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Đắc Diên…
Cần phải nói rõ ràng để nhiều người hiểu rõ về con người Phạm Chi Lan, bản thân mà ta là con gái của một vị Đại tá quân đội, được chế độ cho ăn học đủ đầy. Thế nhưng chỉ vì hám danh, hám lợi mà tình nguyện làm quân bài cho đám bất mãn, trở cờ để chống phá đất nước. Hội nhóm Phạm Chi Lan là những người có học hàm, học vị cao. Vậy nên thủ đoạn của chúng rất tinh vi, xảo quyệt, làm nhiều người ngộ nhận là các "nhân sĩ, trí thức" yêu nước! Đến nay vẫn còn nhiều tờ báo, đài mời bà ta phỏng vấn, đăng tải những phát ngôn của "chuyên gia Phạm Chi Lan". Đề nghị các tổng biên tập nên xem xét, chủ quan là bị xỏ mũi như chơi. Hãy nhìn lại những gì bà ta làm trong những năm qua để thấy rõ bản chất "giá áo túi cơm" của kẻ phản quốc được che đậy bởi lớp vỏ bọc "chuyên gia kinh tế"./.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

HỌ NÓI CHÚNG TÔI ĐI XE ĐẠP ĐỂ GIẢI PHÓNG! KHÔNG, CHÚNG TÔI ĐI XE TĂNG, XE BỌC THÉP VÀ MÁY BAY

Có một câu nói mà phe ba cây bọ gậy thường hay được dùng để mô tả về những chiến sĩ quân Giải phóng là: "Mấy thằng khỉ đi xe đạp giải phóng người đi ô tô và rồi để cả hai cùng đi xe máy". Gần đây, phe này tiếp tục dùng từ "khỉ" để nói về những chiến sĩ quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược vào năm 1979. Họ nói rằng: "Đám khỉ Bắc Kỳ không dám đánh bố chúng nó" - từ "bố chúng nó" ở đây là chỉ Trung Quốc.


Buồn cười hơn, họ cho rằng, nếu để quân đội VNCH "so tài" với Trung Quốc, chắc chắn quân đội VNCH sẽ chiến thắng, tiến đánh ngược lại phía Trung Quốc chứ không phải chỉ dừng ở mức tự vệ như phía VNDCCH.
Ví dụ thôi nhé, các bạn biết thể thức vòng loại trực tiếp trong bóng đá chứ, đội thua sẽ bị loại, đội thắng sẽ được tiếp tục thi đấu với đội thắng ở cặp trận khác. Trước đó, đội Mỹ - VNCH đã thua trước đội VNDCCH và bị "giải tán", vậy thì làm sao có tư cách "đấu tiếp"? Đã thua thì phải chấp nhận nhìn đội thắng bước tiếp và thi đấu, chứ đừng có hằn học và "nếu" nữa.
Những người lính Giải phóng có bề ngoài đen sạm, cứng rắn và thấp bé do trải qua những năm tháng thiếu thốn và bom đạn chiến tranh. Dựa vào những điều ấy, phe "bên kia" dùng những từ nghĩ như "lũ khỉ đi xe đạp" hay "khỉ Trường Sơn" để miệt thị những người lính quân Giải phóng. Trước đó, những người Mỹ coi trọng bản lĩnh chiến đấu của người Việt, đó là sự tháo vát, dựa vào địa hình rừng núi, thoắt ẩn thoắt hiện, bé nhỏ rưng rắn rỏi như loài khỉ, một số lính Mỹ truyền lại cho thế hệ binh sĩ tiếp theo và nói ngắn gọn về phong cách chiến đấu của quân Giải phóng bằng một từ "khỉ". Nhưng phía VNCH, lại dùng từ "khỉ" với một hàm ý đay nghiến và miệt thị rõ ràng.
Từ "đi xe đạp" còn mang một hàm nghĩ khinh thường về mặt kinh tế của phía Giải phóng, bao gồm miền Bắc Việt Nam và lực lượng cách mạng phía Nam. Còn phía Việt Nam Cộng Hòa thì được đề cao là giàu có, phồn vinh... thông qua cụm từ "người đi ô tô" hay "ăn bơ sữa".
Xin lỗi các bạn VNCH, chúng tôi húc cổng và tiến vào Sài Gòn bằng xe tăng T-54B, chứ không húc cổng bằng xe đạp. Còn nếu các bạn coi xe tăng của chúng tôi là xe đạp, cũng không sao cả. Như câu nói "ngựa chứng" Mario Balotelli: "Cuộc sống không dễ dàng gì với những người bị tật về mắt".
Hàm ý của câu nói: “Thằng đi xe đạp giải phóng người đi ô tô, thằng ăn rau muống giải phóng người ăn bơ sữa” còn hàm ý về sức mạnh vượt trội và sự phồn vinh của kinh tế VNCH. Vậy sự thực hàm ý này có đúng không?
Về khía cạnh kinh tế, phía VNCH luôn miệng tự hào rằng họ có nền kinh tế hàng đầu châu Á và Đông Nam Á, vượt qua nhiều cường quốc, người Hàn và Nhật phải sang VNCH làm thuê, vì thế, họ tự ví bản thân mình là "người đi ô tô", "người ăn bơ sữa".
Thực tế, thì chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa được liệt vào dạng cường quốc khu vực hay châu lục cả. Trong những năm cuối chiến tranh, từ năm 1973 đến năm 1975, quy mô nền kinh tế của phía VNCH đã bị phía VNDCCH vượt mặt rõ ràng. Năm 1973, quy mô nền kinh tế của VNDCCH là 11,3 tỷ đô, trong khi VNCH chỉ đạt được 9,1 tỷ đô. Đến năm 1975, do yêu cầu chi viện tối đa cho chiến trường và sự tàn phá cơ sở vật chất từ trận Linebacker II - Biện Biên Phủ trên không, nhưng quy mô nền kinh tế của VNDCCH vẫn cao hơn so với phía VNCH với mức chênh lệch khoảng 1 tỷ đô thời giá bấy giờ.
Còn xét về GDP bình quân đầu người, các bạn VNCH rất hay dùng từ "GDP Việt Nam thua Lào, Cam", nhưng cái cụm từ đó phải dành cho các bạn mới đúng. Theo số liệu của World Bank từ năm 1970 đến 1975, GDP bình quân đầu người của VNCH hầu hết đều thua kém so với GDP bình quần đầu người của Campuchia. Ví dụ như năm 1970, Campuchia đạt 104 đô/1 người thì phía VNCH chỉ đạt được 81 đô/1 người. Sang năm 1974, GDP đầu người của Campuchia giảm xuống còn 82 đô/1 người, nhưng phía VNCH lại giảm sâu hơn, xuống tậng 65 đô/1 người. Ngay cả trong quãng thời gian trước 1970, chưa từng có thời điểm nào mà GDP đầu người của VNCH hơn được Campuchia.
Đấy là mới chỉ so với Campuchia, còn nếu so với Philippines, thì các bạn VNCH còn kém rất xa. Thời kỳ “đói” nhất, GDP đầu người VNCH chỉ bằng 1/5 GDP đầu người Philippines và 1/7 GDP đầu người Thái Lan. Nhưng nếu tính hiện tại, thì GDP đầu người Việt Nam đã ngang và vượt GDP đầu người Philippines, đạt trên 1/2 so với GDP đầu người Thái Lan.
Mà các bạn VNCH còn “đói” đến mức luôn muốn phía Nhật Bản viện trợ đền bù cho Nạn đói xảy ra ở miền Bắc vào những năm 40. Nhưng đòi mãi đòi mãi thì phía Nhật Bản chỉ nhất quyết liên hệ làm việc đền bù với phía VNDCCH. Ai đời, lúc đầu đòi Nhật Bản đền bù 2 tỷ đô, sau “mặc cả” xuống 250 triệu đô cũng không được, lại giảm xuống còn 100 triệu đô vẫn bị từ chối, mãi mới chốt kèo là việc nhận 39 triệu đô thông qua công trình và vay lãi suất thấp.
Đến giờ, vẫn không thể hiểu được, khi tại sao các bạn VNCH lại luôn tự cho mình là giàu có, là cường quốc, là phồn vinh... Còn trong số liệu của tất cả các tư liệu quốc tế, thì lại luôn thể hiện điều ngược lại, một nền kinh tế vô cùng yếu kém về nhiều mặt. Hay lại tự luyến bằng thông qua mấy tấm ảnh cũ chụp đường phố Sài Gòn những năm chưa thống nhất?
Một lần nữa, xin khẳng định lại, chúng tôi, những người Việt Nam chân chính và có khát vọng thống nhất đã dùng xe tăng để húc cổng, không phải xe đạp.

VIỆT NAM CÓ BỊ BẤT NGỜ TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC KHÔNG?

Câu trả lời là có. Nhưng sự bất ngờ ở đây là chúng ta bị bất ngờ mang tính chiến dịch, mang tính thời điểm cuộc chiến. Bởi các hành động chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Việt Nam đã được phía Trung Quốc chuẩn bị từ trước rất lâu. Như thăm dò về mặt tư tưởng, tìm sự hậu thuận từ Mỹ, Đặng Tiểu Bình đã thăm một loạt các nước Đông Nam Á và tuyên bố sẽ "dạy cho Việt Nam một bài học". Lúc đầu Trung Quốc dự tính sử dụng 6 quân đoàn chủ lực đánh 3-5 ngày vào một số huyện biên giới, tiêu diệt một đến hai sư đoàn Việt Nam. Ngày 31/12/1978, Quân ủy Trung Quốc lại họp hội nghị tác chiến, quyết định mở rộng quy mô chiến tranh, tăng thêm 3 quân đoàn, đổi mục tiêu tấn công huyện lỵ thành các tỉnh lỵ biên giới; thời gian kéo dài lên 15-20 ngày, nhằm tiêu diệt 3 đến 5 sư đoàn Việt Nam.


Để đối phó với tình hình trên, phía Việt Nam đã tăng cường chuẩn bị các vị trí phòng ngự, sẵn sàng cho cuộc chiến. Đồng thời, tích cực huấn luyện và trang bị vũ khí hạng nhẹ cho dân quân các tỉnh biên giới. Ngày 01/01/1979, các lực lượng vũ trang biên giới được lệnh chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
Về mặt quân chủ lực, trước khi đánh Polpot, TBT Lê Duẩn đã hỏi tướng Lê Trọng Tấn về việc Trung Quốc sẽ tiến hành chiến tranh. Tướng Lê Trọng Tấn đã trả lời: "Trung Quốc 25 năm qua chưa trận mạc không có gì đáng ngại, chỉ cần tăng cường năng lực chiến đấu cho dân quân tự vệ dọc tuyến biên giới là đủ kìm chân Trung Quốc ít nhất 1 tháng; để bảo vệ Thủ đô chỉ cần Quân đoàn 1 và 5 Sư cơ động là đủ kìm chân Trung Quốc ít nhất trong 6 tháng. Tôi tin ta đủ khả diệt bọn Ponpot trong 2 tuần rồi lập tức quay ra Bắc ứng chiến". Và quả thật đúng như dự liệu của tướng Tấn, chúng ta giải quyết Polpot chưa đến 2 tuần và nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, chúng ta lập cầu hàng không chuyển quân ra Bắc. May cho quân Trung Quốc là quân chủ lực của chúng ta chưa tham chiến.
Tuy nhiên, thủ đoạn xảo quyệt của Trung Quốc thì chúng ta khó lường về mặt thời gian chúng tấn công. Thậm chí, phía Trung Quốc còn chủ động giảm mức căng thẳng tại khu vực biên giới, tăng cường giao lưu giữa các lực lượng vũ trang. Điều này khiến ngay trước khi Trung Quốc tấn công, ngày 15/02 ngoại trừ các xã biên giới và một vài đơn vị, các lực lượng trên tuyến một được hạ cấp xuống trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Thế nên mới có chuyện hôm trước biên phòng ta còn giao lưu bóng chuyền với quân Trung Quốc mà hôm sau đã chĩa súng bắn nhau.
Lịch sử để lại cho ta nhiều bài học. Ôn lại lịch sử là một lần chúng ta nhắc lại những bài học đó để hiện tại và tương lai, chúng ta kiên quyết giữ độc lập, chủ quyền, hòa bình, ổn định nhưng cũng không để Tổ quốc bị bất ngờ.
P/s : Bức ảnh cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Pò Hèn (Quảng Ninh) vào tháng 12/1978. 45 chiến sĩ Pò Hèn đã hi sinh ngay ngày đầu tiên diễn ra chiến tranh.

“…CHÚNG TÔI ĐÃ CHIẾN ĐẤU HẾT ĐẠN, XIN VĨNH BIỆT CÁC ĐỒNG CHÍ”

Trong hàng triệu bức điện mật xuyên suốt từ thời chiến đến thời bình, phần lớn các bức điện nhằm duy trì thông tin liên lạc, chỉ đạo, chỉ huy của lãnh đạo. Nhưng cũng có những bức điện mật là lời chào, lời từ biệt gửi tới đồng đội; phản ánh sự khốc liệt của những năm tháng chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Một trong số đó là bức điện mật cuối cùng của chiến sĩ cơ yếu đồn Pha Long, với những lời từ biệt đồng đội “...Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí”.


Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã dành sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi đất nước Việt Nam được thống nhất, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động tâm lý thù hằn dân tộc, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai… gây nên tình hình căng thẳng, phức tạp giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc tiến công của quân Trung Quốc vào biên giới phía Bắc Việt Nam (tháng 2/1979).
Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết tình hình nói trên bằng giải pháp hòa bình, đồng thời khẩn trương tăng cường lực lượng, đẩy mạnh xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước.
Trong những ngày cuối năm 1978 đầu năm 1979, theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư lệnh, phụ trách cơ yếu các đơn vị đã nhanh chóng rà soát, bổ sung tiếp vào kế hoạch bảo đảm liên lạc qua kỹ thuật mật mã trong chiến đấu. Các đơn vị đã cử cán bộ cơ yếu xuống các đồn biên phòng kiểm tra, giúp đỡ cơ yếu đồn thực hiện kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu theo phương án đã quy định của cấp trên. Các quy ước liên lạc trong tình huống khẩn cấp đã được các đồn thực tập liên lạc thử về tỉnh và vượt cấp về Bộ Tư lệnh.
Ngày 17/2/1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới Trung Quốc - Việt Nam, tiến công nhiều mục tiêu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nhằm nhanh chóng đánh chiếm một số thị xã, đường tiếp tế của Việt Nam từ phía sau lên. Hướng tiến công chủ yếu là Lạng Sơn, Cao Bằng, hướng quan trọng là Lào Cai, hướng phối hợp là Phong Thổ, Lai Châu, hướng nghi binh để thu hút lực lượng của Việt Nam là Hà Tuyên và Quảng Ninh.
Cách đánh chủ yếu của Trung Quốc là sử dụng lực lượng áp đảo bất ngờ tiến công đồng loạt, tập trung vào hướng chính diện kết hợp với vu hồi, thọc sâu, bao vây, chia cắt lực lượng ta, đặc biệt là sử dụng pháo binh gây sát thương lớn cho bộ đội và dân thường Việt Nam.
Tại Lào Cai, Trung Quốc dùng 2 trung đoàn bộ binh bất ngờ tấn công đồn Pha Long, nhằm triển khai ý đồ chiến thuật cắt rời mảnh đất hình tam giác này ra khỏi thế trận liên hoàn toàn tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Đồn Pha Long rơi vào thế cô lập, bị bao vây. Với tinh thần cách mạng, các chiến sĩ đã chiến đấu phòng ngự trong suốt 4 ngày đêm chống trả số lính thiện chiến, có sự yểm trợ của pháo binh và đông gấp nhiều lần bên ta.
9 giờ ngày 18/2/1979 địch tập trung lực lượng lớn tiếp tục áp sát đồn, kêu gọi chiến sĩ ta đầu hàng. Cán bộ chiến sĩ đồn Pha Long vẫn bình tĩnh ngoan cường nổ súng vào đầu quân xâm lược. Những lúc ác liệt đó, chiến sĩ Nguyễn Duy Mạc, nhân viên Cơ yếu Đồn Biên phòng Pha Long (Hoàng Liên Sơn) vẫn liên tục một tiếng, rồi ba mươi phút một lần mã điện báo cáo về Tỉnh và Bộ Tư lệnh. Quyết tâm chiến đấu của cán bộ chiến sĩ đồn Pha Long đã được chiến sĩ Mạc chuyển đi ngay trưa 18/2/1979: “Đồn Pha Long bị bao vây, địch đã chiếm hết các chốt của ta, lực lượng thương vong nhiều. Nhưng anh em chúng tôi còn lại kiên quyết không rời vị trí chiến đấu. Dù còn một người cũng chiến đấu”.
11 giờ 20 ngày 18/2/1979, bộ phận cơ yếu tỉnh bộ Công an vũ trang Hoàng Liên Sơn đã cấp tốc chuyền ngay mệnh lệnh chiến đấu của Ban chỉ huy Tỉnh cho đồn Pha Long và đại đội 3 cơ sở biên phòng: “Đại đội 3 chi viện ngay cho đồn Pha Long để cùng phối hợp chiến đấu. Các đồng chí hãy nêu cao khí phách anh hùng dù hy sinh cũng phải chiến đấu đến cùng, kiên quyết không đầu hàng địch, không để địch bắt sống”.
Tiếp đó, Phòng Cơ yếu cũng mã ngay chỉ thị khẩn cấp của Bộ Tư lệnh cho Trung đoàn 16 cơ động biên phòng: “Điều ngay tiểu đoàn một ở Mường Khương triển khai cùng tác chiến với đồn Pha Long. Cho một đại đội khác tìm đường từ Xi Ma Cai lên Pha Long cùng chiến đấu. Nhận chỉ thị này thực hiện ngay không được chậm”.
Thời điểm ấy, Đồn trưởng Pha Long đi công tác xa, việc chỉ huy do thượng úy Trần Ngọc, Chính trị viên kiêm Bí thư Chi bộ Đồn. Mặc dù, trước đó đã được chi viện tăng cường, nhưng do bị vây đánh suốt mấy ngày liền, lương thực, đạn dược cạn dần, thương vong ngày càng cao...
Đến sáng 19/2/1979, quân Trung Quốc đông gấp nhiều lần. Trước nguy cơ Đồn bị rơi vào tay địch, Phòng Cơ yếu đã điện chỉ đạo cho cơ yếu đồn Pha Long: “Tình hình không bảo đảm an toàn tài liệu thì báo cáo Ban chỉ huy đồn tìm cách bảo vệ hoặc xử lý ngay”.
11 giờ ngày 19/2/1979, Cơ yếu đồn Pha Long đã mã bức điện cuối cùng của Ban Chỉ huy Đồn báo cáo Bộ Tư lệnh và Ban chỉ huy tỉnh: “Một Sư đoàn địch đang vây hãm đồn. Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí”.
Được lệnh của Ban chỉ huy Đồn, chiến sĩ Nguyễn Duy Mạc đã hủy toàn bộ tài liệu, phương tiện kỹ thuật mật mã, tiếp tục phối hợp cùng các đồng chí còn lại bàn phương án tác chiến.
Chiến tranh đã qua đi nhưng kí ức về một thời bom đạn vẫn còn đó. Càng thấm thía, biết ơn sâu sắc đối với lớp lớp thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, các cán bộ, chiến sĩ, nhân viên ngành Cơ yếu sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang “Trung thành, Tận tụy, Đoàn kết, Kỷ luật, Sáng tạo”, quyết tâm thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng ngành Cơ yếu Việt Nam chính quy, tiến thẳng lên hiện đại.

CHUYỆN BUỒN VỀ CÁI TÁT!


Sáng nay, mạng xã hội chia sẻ câu chuyện một nam học sinh xông lên bục giản đòi điện thoại, chửi bậy giữa lớp và đỉnh điểm là dám tát cô giáo ngay trên bục trước sự can ngăn của nhiều bạn học sinh khác. Tất nhiên, cư dân mạng lên tiếng chỉ trích vì hành vi trái với truyền thống tôn sư trọng đạo của nam sinh này.


Dẫu biết các em học sinh trong tuổi ăn tuổi lớn, tính cách sẽ có phần nổi loạn khi đang khẳng định bản thân, nghi ngờ mọi thứ người lớn nói. Nhưng hành vi lệch chuẩn này thể hiện kết quả tiêu cực về định hướng hành động của nam sinh này. Nhà trường chắc chắn không cấm các em mang điện thoại đến trường, không cấm các em sử dụng điện thoại ngoài giờ học.
Bằng chứng là hành vi vô lễ của nam học sinh đã bị một bạn học sinh khác dùng điện thoại quay lại. Có lẽ nam sinh đã bị bắt khi dùng điện thoại trong giờ học và sự phản ứng này có lẽ cũng xuất phát từ nội dung nào đó trong điện thoại mà nam sinh sợ cô giáo xem được. Nam sinh này cho mình cái tôi quá lớn đến nỗi không ai động đến mình được chăng.
Không phủ nhận một phần trách nhiệm trong việc giáo dục các em làm người là của nhà trường nhưng chỉ nhà trường thôi là chưa đủ. Tôi nghĩ rằng cái tát này cũng dành cho bố mẹ em nam sinh này và không biết có khiến họ tỉnh ngộ về cách nuôi dạy con không. Ai mua điện thoại cho nam sinh? Chắc chắn là bố mẹ em. Nhưng mua thôi mà lại không dạy các em dùng điện thoại một cách đúng đắn. Cắm đầu vào game, dùng điện thoại chát chít linh tinh thay vì dùng nó như công cụ mở ra tri thức. Thực đáng buồn khi tôi nhìn thấy những ông bố bà mẹ ngày nay dỗ con ăn bột bằng điện thoại, thỏa hiệp với con bằng cách dùng điện thoại nhưng không định hướng cho những đứa con mình dùng điện thoại như nào cho đúng.
Trong bộ ba giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội thì gia đình là yếu tố cơ bản, kiên quyết nhất. Nó làm nên một con người ham học hỏi, có ý chí phấn đấu nhưng dường như ngày nay nhiều ông bố bà mẹ “trăm sự” nhờ thầy cô còn bố mẹ chẳng được cái sự nào chăng? Ngẫm rằng nếu bố mẹ không dạy được con để nó tát cô giáo của mình (như bố mẹ thứ hai) thì rồi đây, ra đời, xã hội sẽ trả lại nam sinh bằng những cái tát đau đớn hơn. Mong rằng, nhiều ông bố bà mẹ nhìn được cảnh này sẽ thay đổi cách dạy con của mình.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

NHỮNG KẺ “CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ”

Sau sự kiện quân đội Myanmar đảo chính chính quyền và tuyên bố nắm quyền điều hành đất nước, các quốc gia trên thế giới đều lên án hành vi vi phạm các nguyên tắc quốc tế này. Ở trong nước, người dân Myanmar đã tiến hành tuần hành phản đối cuộc đảo chính. Có thể khẳng định: cuộc đảo chính của quân đội Myanmar đã khiến cho đất nước ngày càng chia rẽ và bất đồng sâu sắc, đồng thời kinh tế Myanmar bị kéo lùi gần thập kỷ.
Đối với Việt Nam, điều đáng lo ngại hơn là một số người cố tình không nhìn nhận sự thật khách quan đó để tiến hành kêu gọi biểu tình, tuần hành như Myanmar, tiến hành phong trào “Tôi thách ĐCSVN như Myanmar”. Có thể kể đến như Nguyễn Quang A đang bất mãn, Nguyễn Văn Túc đang tha phương cầu thực đang tìm kiếm cơ hội về Việt Nam hay Bùi Thanh Hiếu ở nơi xó xỉnh nào đó nhưng phân tích, bình luận như một chính trị gia thứ thiệt. Họ có vì lợi ích của người dân Việt Nam hay đang phục vụ cho lòng tham cá nhân của mình?


Ucraina, Tunisia, Ai Cập… và hàng loạt các nước khác sau cái gọi là “cách mạng” đều có một kịch bản chung: nội bộ chia rẽ sâu sắc, bạo lực xảy ra liên miên, kinh tế sa sút, đời sống xã hội người dân ngày càng nghèo đói. Những lời hứa hão huyền của các chính trị gia hay các tổ chức quốc tế đều tan như “bong bóng xà phòng” sau các cuộc đảo chính. Hậu quả của các cuộc bạo động, đảo chính đều do người dân sở tại gánh chịu. Đó là điều hiện nay người dân Myanmar đang nhìn thấy rõ và không thể tránh khỏi. Liệu người dân Việt Nam có mong muốn đất nước như thế này là hòa bình, ổn định, cuộc sống no đủ như bây giờ?
Nguyễn Quang A, Bùi Thanh Hiếu và còn nhiều người nữa đều có một chiêu bài: mang danh nghĩa “vì lợi ích dân tộc Việt Nam” để kích động gây rối, bạo động. Đó là những kẻ mang trong mình những ý đồ đen tối, ý thức bất mãn sâu sắc, tài năng hạn chế nhưng luôn ảo tưởng về chính bản thân mình. Họ gieo rắc chủ nghĩa vị kỷ cá nhân, tầm nhìn hạn hẹp để đạt được mục đích đó.

Đó chính là những người “cõng rắn cắn gà nhà” mà mỗi người dân Việt Nam hết sức cảnh giác.