KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

Thượng tướng đâu phải là để "cân bằng vùng miền"

Ngày 19/02/2021, Bộ Chính trị đã phân công Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Trước thông tin này, một số trang mạng xã hội đã cố tình thêu dệt, bóp méo sự việc nhằm gây nhiễu loạn đến dư luận.
Trước thông tin Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức vụ Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, các tổ chức, cá nhân chống phá như Việt Tân, RFA, VOA, Lê Nguyễn Hương Trà… đã đăng tải nhiều bài viết với những thông tin, luận điệu sai trái, tiêu cực, mang tính chất xuyên tạc. Có thể nhìn nhận âm mưu của các đối tượng dưới 2 thủ đoạn hướng lái dư luận mà chúng đang ra sức tuyên truyền.


Một là, các đối tượng vu cáo việc bổ nhiệm Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương là nhằm “quân sự hóa các vị trí chủ chốt”, “lấy lực lượng vũ trang ra để răn đe người dân”. Định hướng tuyên truyền thông tin dạng này cho thấy một nhận thức hạn hẹp với tính chất xuyên tạc trắng trợn và vô căn cứ.
Bộ Quốc phòng là một cơ quan thuộc Chính phủ trong khi Ban Tuyên giáo là cơ quan Đảng. Do đó, nói Đảng, Nhà nước đang “quân sự hóa” các vị trí chủ chốt, trong đó có vị trí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương là một sự thiển cận, sai lệch về nhận thức. Hẳn là có nhiều kẻ vẫn chưa phân biệt được rạch ròi trong cách thức tổ chức, hoạt động giữa các cơ quan Đảng với các cơ quan Nhà nước.
Hơn nữa, cách dùng từ ngữ “quân sự hóa” ở đây cũng là một lối nói mang hàm nghĩa tiêu cực. Ngành Quân đội có đặc thù mang tính kỷ luật, nghiêm khắc trong mọi tổ chức, hoạt động. Tuy nhiên, sự kỷ luật, nghiêm khắc ấy không hề tiêu cực mà thậm chí có thể áp dụng trong các ngành, lĩnh vực khác nhằm xây dựng một môi trường hoạt động, làm việc có hiệu quả, có trật tự, thống nhất cao.
Tất nhiên, một tướng Quân đội được điều động làm Trưởng Ban Tuyên giáo không có nghĩa là hoạt động của Ban Tuyên giáo sẽ thay đổi, áp đặt máy móc những kỷ luật trong Quân đội. Ở vị trí là một Thượng tướng, từng kinh qua rất nhiều vị trí trong Đảng, Nhà nước, ông Nguyễn Trọng Nghĩa chắc chắn sẽ đảm đương tốt được những nhiệm vụ mới, mà trong đó sẽ có những thay đổi để phù hợp nhất với môi trường làm việc tại Ban Tuyên giáo Trung ương.
Mặt khác, Quân đội nhân dân nói riêng hay Lực lượng Vũ trang nói chung là lực lượng bảo vệ Tổ quốc. Quân đội nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”. Vì vậy, một tướng Quân đội giữ vị trí chủ chốt trong bộ máy Đảng sẽ càng nhận được sự ủng hộ, tin yêu của quân chúng nhân dân. Sự thật này hoàn toàn trái ngược với sự suy diễn cho rằng Đảng đang “lấy lực lượng vũ trang để răn đe người dân”. Nếu có răn đe, đây chính là lời cảnh báo cho những kẻ chống phá trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng.
Hai là, các đối tượng tiếp tục lợi dụng việc sắp xếp vị trí Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương nhằm thêu dệt câu chuyện “phe cánh”, cơ cấu vùng miền… Định hướng thông tin dạng này cho thấy bộ mặt tráo trở, thủ đoạn của những kẻ cơ hội chính trị.
Trong những năm qua, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đã đảm nhận những nhiệm vụ trọng yếu như Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân… cho thấy việc bổ nhiệm thượng tướng Nghĩa là hoàn toàn có cơ sở, dựa trên chính năng lực, sở trường, kinh nghiệm, kết quả quá trình công tác của ông. Điều này hoàn toàn không phải do sự sắp xếp chủ quan hay do vấn đề “cân bằng tương quan vùng miền” như những lời lẽ thêu dệt.
Rõ ràng, luận điệu xuyên tạc xoay quanh việc bổ nhiệm ông Nguyễn Trọng Nghĩa là một thủ đoạn chính trị thâm độc nhằm cố gắng đến cùng sự phá hoại đối với Đại hội XIII của Đảng, gây nhiễu loạn dư luận hòng làm suy giảm niềm tin của người dân. Việc xuyên tạc như trên cũng hòng hạ thấp uy tín, bôi nhọ hình ảnh của Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa. Các đối tượng cố tình phủ nhận khả năng, năng lực của Thượng tướng Nghĩa với âm mưu có thể nhằm tấn công, xuyên tạc vào hoạt động của Ban Tuyên giáo trong thời gian tới.
Với những luận cứ rõ ràng nêu trên, bản chất dối trá của những kẻ chống phá, cơ hội chính trị đã bị phơi bày. Bám víu dai dẳng vào công tác cán bộ của Đảng, các đối tượng tạo cớ xuyên tạc bất chấp đó là những nhìn nhận sai lệch, chủ quan và tiêu cực. Những hành động như vậy chắc chắn không phải vì “dân chủ”, “nhân quyền”, vì “quốc gia”, “dân tộc” như vỏ bọc mà chúng đang khoác lên người. Chúng ta phải thật sự cảnh giác, đồng thời cần phải kiên quyết vạch trần, đấu tranh với các luận điệu xảo trá, xuyên tạc mà những kẻ này tung ra để chặt đứt hoạt động chống phá mà các đối tượng đang tiến hành./.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

CÓ MỘT VIỆT NAM NHƯ THẾ!

Đi dạo một vòng vài con đường lớn ở Hà Nội thời điểm này, không khó để thấy hàng chục điểm bán nông sản hỗ trợ bà con Hải Dương. Người vào mua tấp nập, mỗi người xách ra vài túi to cả rau và trái cây. Đêm qua, chỉ trong vài tiếng, người dân Hà Nội đã tiêu thụ gần 250 tấn nông sản giúp bà con Hải Dương. Chiến dịch giải cứu nông sản được tuyên truyền rộng rãi trên mạng xã hội, các group lớn, lên cả truyền hình. Có thể nói, tinh thần "lá lành đùm lá rách đang lan toả khắp nơi".


"Một cuộc chiến không ai bị bỏ lại phía sau". Lời khẳng định của Thủ tướng hơn 1 năm về trước vẫn khắc sâu vào tâm niệm của người dân Việt Nam cho đến ngày hôm nay. Chỉ trong thời gian ngắn, chúng ta hết đối phó với dịch bệnh lại phải chống chọi với cơn bão lũ lịch sử vài chục năm mới có lần. Nhưng càng vào hoàn cảnh khó khăn, tinh thần dân tộc của người Việt càng được khẳng định và thể hiện rõ nét. Nhớ đợt lũ lụt vừa qua, khi đồng bào miền Trung đang oằn mình chống lũ, hàng trăm đoàn thiện nguyện tự phát đã đồng loạt vào tận nơi, chuyển những đồ dùng thiết yếu để bà con ta vượt qua khó khăn.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ Đất nước đã viết "Khi chúng ta cầm tay mọi người - Đất nước vẹn tròn, to lớn". Đất nước chỉ to lớn, khi mọi người cùng nắm tay nhau, cùng đoàn kết, bởi lẽ đoàn kết là sức mạnh.

NHỮNG LIỀU VACCINE COVID-19 ĐẦU TIÊN VỀ ĐẾN VIỆT NAM

Đây là vaccine của hãng dược phẩm nổi tiếng toàn cầu AstraZeneca phối hợp với đại học Oxford (Vương quốc Anh) nghiên cứu và sản xuất, được đưa về Việt Nam theo hợp đồng giữa Hệ thống tiêm chủng VNVC và Tập đoàn AstraZeneca đã ký từ tháng 11/2020.


Theo đó, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã đặt mua 30 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca trong năm 2021. Số vaccine này được giao thành nhiều đợt, lô đầu tiên gồm 117.600 liều sẽ được đưa về hệ thống kho lạnh chuyên dụng của VNVC và AstraZeneca.
Vaccine AstraZeneca là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam.

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

KHÔNG GIÚP ĐƯỢC GÌ THÌ ĐỪNG XUYÊN TẠC

Trong khi cả đất nước nói chung, hệ thống chính quyền và nhân dân các địa phương đang xảy ra dịch bệnh nói riêng đang tích cực, khẩn trương tiến hành các biện pháp phòng chống, khoanh vùng, dập dịch Covid-19 thì lại xuất hiện một số con zời lại “ăn không ngồi rồi” cho rằng chính quyền và người dân chậm chạp trong việc cách ly ổ dịch dẫn đến dịch bệnh lan rộng ra khắp nơi.


Những phát ngôn của những người này mang tính tự phát, không nắm được tình hình tại đây đang diễn ra như thế nào và không hiểu được những nguyên tắc quan trọng công tác phòng chống dịch ra sao. Chính quyền và các lực lượng tham gia chống dịch đang phải căng mình để truy vết những người tiếp xúc với F0, ngăn ngừa dịch bệnh lây lân, đưa những người tiếp xúc gần đi cách ly tập trung...
Những lực lượng than gia trực tiếp trong phòng chống dịch bệnh như bác sĩ, y tá, quân đội, công an phải trực 100%, phải xa gia đình để đảm bảo lực lượng ứng trực và xử lý những tình huống đã và đang xảy ra.
Ngoài ra, chính quyền còn bận rộn hỗ trợ những người dân ở những địa phương đang có dịch vì những sản phẩm nông nghiệp đã đến giai đoạn thu hoạch nhưng do bị giãn cách xã hội, bị phong toả nên không thể tiêu thụ sản phẩm. Những hy sinh âm thầm của họ nào ai thấu đâu.
Không thể hiểu được những con zời đang suy nghĩ gì nữa. Trong khi chính quyền và các lực lượng đang gồng mình để chống dịch, người dân nơi xảy ra dịch bệnh đang gặp khó khăn, những con zời đã không có lời động viên cho đồng bào mình thì hãy đừng tỏ ra hiểu biết, đừng có xuyên tạc, phá hoại cuộc sống của người dân nữa.
Dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng, đồng thời trở thành "điểm nóng" về tin giả trên mạng xã hội nhiều ngày nay. Vì vậy, mong rằng mọi người khi tiếp cận những thông tin trên Internet cần phải bình tĩnh và không đăng tải hoặc chia sẻ thông tin không đúng sự thật trên Internet.

PHẢNG PHẤT MÙI TRUYỀN THÔNG BẨN!

Năm 2015, câu chuyện con ruồi trong chai nước tăng lực number one đã tạo nên một cuộc khủng hoảng truyền thông, khiến Tân Hiệp Phát bị thổi bay 2000 tỷ đồng khiến công ty này điêu đứng. Trong khi trước đó, công ty Tân Hiệp Phát là một sự thách thức với sự chiếm lĩnh của các công ty giải khát nước ngoài. Công ty Tân Hiệp Phát đã bị truyền thông đánh quỵ xuống nhưng bằng bản lĩnh và một sự thần kỳ, công ty Tân Hiệp Phát từng bước đứng dậy và vượt qua. Đã có nhiều đồn đoán về sự liên minh của các công ty giải khát nước ngoài đứng sau bơm thổi truyền thông sự kiện trên.


Năm 2016, “bão tố” truyền thông cũng giáng đòn xuống nước mắm truyền thống của chúng ta khi thông tin nước mắm truyền thống bị nhiễm asen tràn ngập trên các mặt báo. Nó khiến ngành nước mắm truyền thông chao đảo, người ngư dân gặp vô vàn khó khăn. Và chỉ khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chỉ đạo các bộ, ban, ngành làm rõ thông tin trên thì nước mắm truyền thống mới được minh oan.
Năm 2019, chúng ta ngỡ ngàng trước thương hiệu ô tô Vinfast ra đời một cách nhanh chóng, hoành tráng và là niềm tự hào của người Việt. Những chỉ số an toàn của các loại xe Vinfast đều được đánh giá rất cao, mẫu mã đẹp và đa dạng. Chính vì điều đó, chỉ trong thời gian ngắn, Vinfast dần chen chân vào thị trường ô tô nước nhà, từng bước tạo nên thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần. Đơn cử như tháng đầu năm 2021, mỗi ngày Vinfast bán trung bình được 90 xe trong đó có đến 60 xe Fadil đã thể hiện một doanh số của một công ty ô tô mới ra mặt thị trường được hơn 2 năm.
Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu giới thiệu các loại xe Vinfast, đã có nhiều thông tin trái chiều nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm và không ít trong số đó đã bị cư dân mạng tố là dàn dựng nhằm hạ uy tín của hãng xe non trẻ của chúng ta. Nhưng chính chất lượng xe của Vinfast đã đánh bại những lời đồn ác ý kia. Nhưng một lần nữa, chuyện 1 chiếc xe Vinfast bị rơi bánh, gãy trục được truyền thông bàn tán sôi nổi về chất lượng xe mà cố tình bỏ quên con lươn bê tông ở giữa đường. Và chúng ta lại một lần nữa nghi ngờ về một chiến dịch truyền thông bẩn đang nhắm vào hãng xe Việt của chúng ta. Nhưng tôi tin rằng, một lần nữa, chất lượng thực sự xe Việt của chúng ta sẽ chứng minh những lời đồn kia là sai trái. Để thương hiệu Việt vươn tầm thế giới, hãy góp ý để phát triển chứ không phải là cách ỷ ôi thiếu tinh thần xây dựng như vậy.
Và cũng cần nói rằng, đây là cảm nghĩ của tôi chứ sau bài viết này, tôi cũng chẳng được cái ô tô nào đâu. Nếu có, tôi sẽ chia cho các bạn./.
Đông Kinh

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Ở ĐẤT NƯỚC NÀY, CÓ 3 ĐIỀU BẤT KHẢ XÂM PHẠM

Mấy năm trước, một giáo viên dạy tiếng Anh người Mỹ đã ví von xúc phạm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngay lập tức tạo thành một làn sóng gây phẫn nộ trong cộng đồng. Trong sự phẫn nộ dâng cao, anh ta bao biện rằng: "Ở Mỹ chúng tôi vẫn hay ví von như vậy, ngay cả Washington cũng không ngoại lệ". Ngay lập tức, tất cả người dân Việt Nam đều đồng thanh: "Ở Mỹ, anh ví von bất kỳ ai chúng tôi không quan tâm, còn ở Việt Nam thì khác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bất khả xâm phạm". Không lâu sau thanh niên đó bị công an phạt hành chính, còn hiện tại thì danh tiếng của anh này xây dựng nhiều năm ở Việt Nam phút chốc tan tành. Đây là 1 ví dụ.


Ai cũng biết BAYER của Đức là 1 công ty dược phẩm và công nghệ lớn, ở Việt Nam cũng có ít nhiều danh tiếng. Nhưng không lâu trước đó, Tổng giám đốc BAYER Việt Nam (Người Malaysia gốc Hoa) đã gửi tài liệu về COVID-19 đính kèm bản đồ có hình 'đường lưỡi bò' phi pháp. Dù là 1 chi tiết rất nhỏ nhưng cũng gây nên phẫn nộ trong cộng đồng, mỗi người dân Việt Nam đều kịch liệt lên án vị Tổng giám đốc này, Sở thông tin và truyền thông cũng lập tức triệu tập xử phạt. Không chỉ BAYER, ngay cả NewBalence, Facebook... phát các quảng cáo có đường lưỡi bò phi pháp đều bị người dùng mạng Việt Nam tẩy chay, phản đối đến khi chúng bị gỡ bỏ. Người Việt Nam quyết không nhân nhượng dù là 1 phần lãnh thổ nhỏ bị xâm phạm. Đây là 1 ví dụ nữa!
Hôm nay, trên facebook xuất hiện tình trạng có một số file GIF đang có trên Tenor - có hình ảnh xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Số file GIF này nằm ở Tenor, không phải thuộc Facebook, khi mở chức năng tìm kiếm GIF trên Facebook, thì Facebook sẽ kiếm GIF ở trên 2 trang: Giphy và Tenor. Việc xuất hiện những file GIF như vậy có hệ quả rất tai hại, nó ảnh hưởng đến tâm lý người dùng facebook - nhất là đối tượng trẻ vị thành niên. Thật nguy hiểm khi thanh thiếu niên Việt Nam tiếp xúc với những GIF như vậy và chúng thấy "thú vị" thay vì phẫn nộ, phản đối.
Có thể bạn còn nhớ, năm 2020 nhiều người từng lên án một nhóm học sinh đã vẽ bậy hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc dù nhiều em cho rằng đó chỉ là "vui đùa nhất thời" nhưng cũng không đủ khiến cho cộng đồng mạng tha thứ. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được kính trọng và dù chỉ là sự "vui đùa" đối với Người đều không được phép. Ngày nay, có một nhóm những người trẻ nghĩ rằng mọi thứ đều có thể trở thành meme, họ nói rằng: "Ở các nước phương Tây, meme là chuyện bình thường, lãnh tụ hay lãnh đạo đều làm meme được!". Chính tư duy sai lệch như thế đã khiến nhiều bạn trẻ quên mất gốc gác và quốc gia của mình, bất chấp tất cả đạo đức chỉ để "đùa vui thôi mà".
Hôm nay, cần phải nhắc lại cho họ nhớ: "Ở đất nước này, có ba điều bất khả xâm phạm, đó là Chủ quyền quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp". Hãy luôn ghi nhớ!

TƯ BẢN LÀ GÌ?

Nếu ai hỏi tôi, định nghĩa về tư bản, tôi sẽ cho họ xem bức ảnh này. Đó là hình ảnh các ông chủ công ty khí đốt ở Texas cười tươi như trúng số độc đắc. Nhờ bão tuyết xảy ra mà công ty họ trúng đậm nhờ tăng giá ga và khí đốt. Trong khi đó, ở Texas, 30.000 người dân không có điện hoặc buộc phải dùng điện với giá cao, lên tới 1 Usd/1 Kwh điện. Nhiều gia đình "chết ngất" khi sờ vào hoá đơn điện lên tới 11.000 Usd. Người dân Mỹ hơn lúc nào hết đang phải chịu mặt trái của cái gọi là kinh tế thị trường, nơi mà người ta có thể dễ dàng lợi dụng thiên tai để làm giàu trên nỗi đau của người khác.


Cách đây mấy trăm năm, Cụ Mác đã từng nói về tư bản thế này "được 50 phần trăm thì nó (tư bản) trở nên thật sự táo bạo; được 100 phần trăm thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người; được 300 phần trăm thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ”.
Tư bản, dẫu có thay đổi thủ đoạn nhưng bản chất bóc lột là không bao giờ thay đổi

"GIẤC MƠ MỸ" TAN BIẾN TRONG GIÁ RÉT

Bang Texas mất điện nhiều ngày, nhiều người già neo đơn c.hế.t cóng ngay trong căn hộ của mình. Nhiều người được cấp cứu kịp thời, nhưng sẽ c.h.ết lặng với cái hóa đơn viện phí khi tỉnh lại.


Mất điện kèm với mất nước, việc đi vệ sinh thậm chí giờ trở nên xa xỉ. Nhiều gia đình đã phải xúc tuyết đun sôi lấy nước sinh hoạt do hệ thống nước gặp sự cố hoặc bị nhiễm bẩn.Và khổ nhất, dĩ nhiên rồi, là nhiều người vô gia cư. Không chết vì lạnh cũng sẽ c.hế.t vì đói.
Xem xong loạt ảnh thấy thương xót thật sự. Nước Mỹ "vĩ đại" đang cố che giấu những bất ổn sâu sắc không thể hàn gắn giữa các tầng lớp bằng hệ tư tưởng "tự do dân chủ".
Người Mỹ nghèo, chết không ai quan tâm, vì họ không có tư cách sở hữu tư liệu sản xuất. Chết rồi, sẽ có chính sách nhập cư mới, dân nghèo bần cùng hóa sẽ đc thay máu bằng làn sóng di dân mới, từ các nước Phi, Á, Mỹ latin... đến đây với "giấc mơ Mỹ". Ở Việt Nam mình trong những năm qua tình hình an ninh chính trị ổn định, kinh tế phát triển , đời sống nhân được nâng lên. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được các nước đánh giá cao, đặc biệt công tác phòng chống đại dịch COVID-19 được Đảng, nhà nước quan tâm lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống có hiệu quả. Hơn lúc nào hết mỗi chúng ta là người con đất Việt thấy trân trọng cuộc sống đang có hơn.
Nhưng sẽ có nhiều người Việt (lười, thiếu kiến thức, ảo tưởng...) vẫn sẽ nhìn về bánh vẽ Mỹ và ngỡ đấy là thiên đường!

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

BÀI HỌC TỪ HỒ CHỦ TỊCH VÀ CUỘC CHIẾN 1979 TRONG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC.

“Lụt Bắc lụt Nam; máu đầm biên giới
Tay chống trời; tay giữ nước; căng gân”
Thời kỳ 1979 là giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước kể từ khi mới thành lập nhưng chưa phải là khó khăn nhất. Khó khăn nhất chính là thời điểm Hồ Chủ tịch vừa đọc tuyên ngôn độc lập thì 20 vạn quân “Tàu trắng” của Tưởng Giới Thạch chiếm đóng Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16, hàng vạn quân Anh, quân Pháp cũng càn quét từ vĩ tuyến 16 đổ vào Nam, chưa kể các băng đảng chính trị phản động quấy phá bên trong.


Thời điểm ấy, đất nước VNDCCH như là một “đứa trẻ sơ sinh”, còn chưa có tên trên bản đồ thế giới và chưa được quốc gia nào công nhận. Đồng minh đáng kể duy nhất chính là “Tàu đỏ” ĐCS Trung Quốc, bấy giờ đang loay hoay trong cuộc nội chiến với “Tàu trắng” được Mỹ hỗ trợ. Vậy mà ĐCS VN dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch đã khéo léo, mềm dẻo để hóa giải tình huống “ngàn cân treo sợi tóc” này, thậm chí đến mức tuyên bố giải tán Đảng CSVN, ký hiệp định với Pháp để trước thì bỏ bớt một đối thủ (Tàu trắng), sau thì tranh thủ củng cố lực lượng, dọn dẹp phản động, chuẩn bị cho kháng chiến trường kỳ. [Không dám tưởng tượng nếu tình huống này được đặt vào tay các “hải đăng mạng”, “anh hùng mạng” húng cầy thời nay thì sẽ ra sao nhỉ?]
Bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất (1961 – 1968) cũng chính là thời kỳ mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng sâu rộng. Trong bối cảnh hai nước ra sức tập hợp lực lượng để củng cố vị trí của mình, Việt Nam trở thành một trong những tiêu điểm thể hiện đối sách của mỗi nước và liên quan đến lợi ích của các cường quốc đại diện cho quyền lực của thế giới. Trước những chuyển biến đó, quan điểm của Hồ Chủ tịch trước sau như một là “mọi thắng lợi của Đảng ta và của nhân dân ta không thể tách rời sự ủng hộ nhiệt tình của Liên Xô, Trung Quốc...” và đặt ra nhiệm vụ làm giảm thiểu tối đa tác hại của sự tranh chấp giữa Liên Xô - Trung Quốc và tiềm năng lợi dụng của Mỹ, không ngừng củng cố, tăng cường quan hệ Việt - Xô - Trung. Người đưa ra quan điểm chỉ đạo như sau:
1/ Kiên trì tình đoàn kết hữu nghị với Liên Xô và Trung Quốc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
2/ Không can thiệp vào công việc nội bộ của Liên Xô, Trung Quốc.
3/ Nỗ lực hóa giải, thu hẹp bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc, coi đó là cơ sở để củng cố quan hệ hữu nghị Việt - Xô - Trung.
4/ Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, ứng xử linh hoạt, có lý, có tình trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc.
Để giữ gìn quan hệ cân bằng, đoàn kết, hữu nghị với cả Liên Xô và Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta chủ trương ứng phó nhanh nhạy, mềm dẻo với mọi biến chuyển của tình hình, đạt tới sự tế nhị và cân bằng. Các chuyến thăm hỏi của Hồ chủ tịch và lãnh đạo Đảng, Nhà nước VNDCCH đến Liên Xô & Trung Quốc khá liên tục và đồng đều. Tuân thủ phương châm “chưa hiểu thì chưa nên bầy tỏ thái độ” của Hồ Chí Minh, suốt thời kỳ mâu thuẫn Xô - Trung diễn ra gay gắt, trên các phương tiện chính thống, Đảng và Nhà nước ta đã không bàn luận, không bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối cuộc đấu tranh nội bộ trong Đảng Cộng sản Liên Xô (1956), hay đối với Cách mạng văn hóa của Trung Quốc, cũng như không tham gia các cuộc tranh luận công khai giữa hai bên, tránh gây ra những hiểu lầm không cần thiết.
Khi Trung Quốc thường xuyên nêu vấn đề “chống chủ nghĩa xét lại”, “tách khỏi Liên Xô”còn Liên Xô liên tiếp gửi thông điệp đề nghị Việt Nam phải thay đổi lập trường với Trung Quốc, thì Hồ Chủ tịch vẫn luôn mềm mỏng và kiên định giải thích: “Đảng chúng tôi luôn luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên và cho quần chúng nhân dân lòng yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản, luôn luôn tăng cường đoàn kết hữu nghị với Liên Xô, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và các nước anh em khác”. Khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta trao đổi và thông báo về các vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam với lãnh đạo Liên Xô, thì cũng đồng thời thông báo, trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc.
Năm 1965, khi Liên Xô đề nghị lập Mặt trận thống nhất và lập cầu hàng không để giúp đỡ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhưng khi Trung Quốc không đồng ý, thì ta tạm thời gác vấn đề này lại, đồng thời công khai cải chính những tin tức nói Trung Quốc cản trở hàng viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam quá cảnh qua Trung Quốc. Từ năm 1966, ở Trung Quốc diễn ra Cách mạng văn hóa, Người thực hiện chủ trương “cách mạng văn hóa là vấn đề nội bộ Trung Quốc”. Không tỏ thái độ ủng hộ hay phản đối, nhưng khi được Chủ tịch Mao Trạch Đông gợi ý thực hiện cách mạng văn hóa ở Việt Nam, Người đã nhã nhặn, khéo léo từ chối: “Việt Nam trước mắt không thể làm đại cách mạng văn hoá, chúng tôi còn làm đại cách mạng võ hoá đã”. Mao Chủ tịch tán thành: “Đúng vậy, Việt Nam không thể làm đại cách mạng văn hoá được”.
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nhuần nhuyễn triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” để kết hợp hài hoà giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa cương và nhu, giữa chiến lược và sách lược, giữa chủ động và sáng tạo, vô cùng linh hoạt trên cơ sở giữ vững nguyên tắc, từ đó nhận biết, nắm bắt thời điểm để xử lý thành công quan hệ Việt Nam với Liên Xô, Trung Quốc, bảo vệ và thực hiện tốt nhất lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chính nhờ thế, dù đứng giữa 2 bên đối thủ của nhau như vậy, VN vẫn đón nhận được sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa của cả 2 để phục vụ cho công cuộc dựng nước giữ nước của mình.
Quay trở lại mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc sau 1975, sự cân bằng mà Hồ Chủ tịch tạo ra đã không còn được duy trì nữa mà dần chuyển thành “nhất bên trọng, nhất bên khinh”, đưa đến hậu quả đáng tiếc mà chúng ta đã biết. Khi Hiệp định Pháp – Việt (1946) gây hoài nghi, Hồ Chủ tịch đã giải thích rằng: “Chọn thương lượng thay vì đánh nhau chính là bằng chứng hiểu biết về chính trị”. Mao Chủ tịch thì cũng đúc kết rằng "Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu". Đáng tiếc là máu đã đổ!
Nhiều người bây giờ chế giễu câu nói “Dạy cho Việt Nam một bài học” của Đặng Tiểu Bình nhưng chúng ta tin rằng các lãnh đạo lèo lái đất nước trong hơn 10 năm sau trận giao tranh kéo dài một tháng ấy thì hiểu rõ “bài học” đó là gì.
Thời chống Mỹ, mặc dù Trung Quốc vẫn là nước lạc hậu về kinh tế, nhưng theo tổng kết viện trợ của Trung Quốc chiếm khoảng trên 50% tổng số viện trợ quốc tế cho Việt Nam. Khi chuyển sang đối đầu với “hậu phương lớn” ấy, bên cạnh một nền kinh tế kiệt quệ (miền Bắc mất viện trợ từ Trung Quốc, miền Nam mất viện trợ từ Mỹ, còn Hoa Kiều - lực lượng nắm giữ nền kinh tế miền Nam cũng chạy về Trung Quốc), chúng ta phải duy trì đội quân khổng lồ hơn 1 triệu người trải dài từ biên giới phía Bắc sang toàn bộ lãnh thổ Campuchia. Mọi cửa ngõ giao thương quốc tế đều bị bịt kín, chỉ còn dựa vào Liên Xô nhưng bấy giờ nước này cũng đã “rã rời” sau gần nửa thế kỷ “gồng gánh thế giới”, nội bộ chính trị xào xáo, lại sa lầy trong cuộc chiến ở Afghanistan. Nếu hỏi những người sống trong thời kỳ này sẽ biết, đánh nhau toàn diện với Mỹ - Pháp suốt 30 năm cũng chưa bao giờ đói bằng thời đánh nhau với Tàu ven biên giới. Chính trong thời gian này, lượng người vượt biên trốn ra nước ngoài tăng đột biến chủ yếu là vì … đói, tạo nên nạn “thuyền nhân” chấn động thế giới, giống như tình hình dân tị nạn bỏ nước ra đi ở các nước Trung Đông sau mùa xuân dân chủ bây giờ ấy. Ngày nay, mỗi khi Trung Quốc cấm biên định kỳ là các bạn đã thấy người ta kêu váng cả địa cầu đòi giải cứu hàng hóa các kiểu rồi thì phải hiểu rằng tình cảnh ngày trước nó thảm cỡ nào.
Đến 1986, trước tình hình đói kém trong nước và sự thành công của Cải cách phong hóa ở Trung Quốc, TBT Trường Chinh và ĐH Đảng đã quyết định tiến hành “Đổi Mới”, cùng với đó là tìm cách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Và không phải tự nhiên mà chính Trung Quốc trở thành “Đối tác chiến lược toàn diện” đầu tiên của Việt Nam, trước Nga 4 năm, điều cũng giống như năm xưa Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới công nhận Việt Nam sau đó “tiến cử” Việt Nam cho Liên Xô. Đến nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 8, thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 9 của Trung Quốc trên thế giới. Sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng phát triển mà như TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay”. Đúng là như các cụ đã dạy: Bán anh em xa, mua láng giềng gần (huống hồ như Hồ Chủ tịch đã chứng minh, nếu biết cách, láng giềng gần hoàn toàn có thể là người anh em chí tình chí nghĩa với mình).

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯƠNG CỦA ĐẢNG THEO QUAN ĐIỂM CỦA TÂN TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG.

Ông có tên gọi khác là Sáu Nghĩa quê tại huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Ông sinh ra trong một gia đình có bảy người con và là con thứ sáu nên cái tên Sáu Nghĩa gắn bó với ông từ thuở lọt lòng. Nối gót truyền thống ông bà, ba mẹ anh tham gia kháng chiến từ thời chống Pháp đến chống Mỹ, là cơ sở cách mạng nuôi giấu cán bộ, tổ chức mạng lưới giao liên hoạt động ngầm trong lòng địch. Gia tộc và gia đình ông là “cách mạng nòi”. Khi ông mới được 4 tuổi thì cơ sở cách mạng nuôi giấu cán bộ của gia đình ông ở trong rừng bị lộ vì bọn chỉ điểm. Trong lúc bị địch bao vây, ba ông đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh để bảo vệ đồng chí của mình. Mẹ ông lúc đó đang mang thai đứa út. 5 năm sau, khi Sáu Nghĩa bắt đầu ý thức được nhiệm vụ mà ba mẹ và chị Hai đang làm thì một lần nữa, cơ sở cách mạng lại bị lộ. Cũng giống như ba ông, người mẹ yêu thương dù đang nuôi con nhỏ, vẫn anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, chấp nhận hy sinh tính mạng để giữ bí mật tuyệt đối cho tổ chức cách mạng.


Ba mẹ hy sinh để lại 7 đứa con. Ngoại trừ chị Hai đã lớn, theo tổ chức đi kháng chiến, còn lại đều đang tuổi ăn tuổi lớn. Gia đình nội ngoại hai bên quyết định đưa đứa thứ ba, thứ năm, thứ bảy về Gò Công Tây ở với dì. Đứa thứ tư, thứ sáu và đứa út về Gò Công Đông ở với cô. Sáu Nghĩa lớn lên trong tình yêu thương của người cô. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô ông vừa bí mật tham gia hoạt động cách mạng, vừa quần quật làm đủ mọi nghề để nuôi nấng, dạy dỗ các cháu nên người. Thương các cháu mồ côi tội nghiệp, cô ông đã từ chối mọi lời cầu hôn, quyết định ở vậy thay anh chị nuôi dạy các cháu. 9 năm sau ngày mẹ mất, Sáu Nghĩa 17 tuổi. Ông nằng nặc xin cô cho nhập ngũ. Lúc bấy giờ những học sinh con liệt sĩ được Nhà nước quan tâm cho đi học nước ngoài. Sáu Nghĩa thuộc diện được ưu tiên đặc biệt nhưng ông đã nhường lại suất đi du học cho người khác để lên đường nhập ngũ, ra chiến đấu ở biên giới phía Bắc.
___________
"Có những thông tin bên nọ cung cấp để chiến đấu với bên kia"
Nêu ý kiến tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 sáng 23.12, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nhấn mạnh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ trọng tâm và nêu quan điểm, đây không chỉ là nhiệm vụ bảo vệ Đảng và đặt trong nội hàm của nhiệm vụ bảo Tổ quốc.
Từ kinh nghiệm của Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, ông Nghĩa cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là thống nhất về nhận thức để coi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.
“Tôi thấy nhận thức của chúng ta đã có sự chuyển biến rồi nhưng sắp tới cần chuyển biến hơn nữa”, ông Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, phải xác định đây là "cuộc đấu tranh một mất một còn, quyết liệt, nóng bỏng, cấp bách và không nhân nhượng", vì âm mưu thủ đoạn của thế lực thù địch, phản động, ngày càng tinh vi, phức tạp, trực diện và triệt để khai thác công nghệ, bóp méo, làm sai lệch, gán ghép thông tin, gây hoang mang, lo lắng cho dự luận.
“Mục đích của chúng là làm tan rã, suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, chế độ và lực lượng vũ trang nhân dân”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Về lực lượng thế lực thù địch, phản động, ông Nghĩa chỉ rõ, ngoài lực lượng hoạt động thù địch của chế độ cũ thì hiện nay đã có lực lượng mới là những cán bộ thoái hóa, biến chất, những người đã bị xử lý kỷ luật, xử lý về pháp luật, thậm chí có những cán bộ cao cấp, có cả những tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, rồi thanh niên, sinh viên và tầng lớp khác, do đó, công tác đấu tranh diễn ra trên nhiều lĩnh vực và rất phức tạp.
Về giải pháp, một vấn đề được Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đặc biệt lưu ý là chống "lợi ích nhóm" trên mặt trận tư tưởng.
“Trong công tác tư tưởng, có hay không "lợi ích nhóm"? Tôi cho cho là có. Nhiều đồng chí nói các thông tin này do ai đưa ra? Thực tế nhiều thông tin do nội bộ chúng ta đưa ra để thế lực thù địch lợi dụng chống phá”, ông Nghĩa lưu ý và cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng cần lưu tâm giải quyết.