KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

CON CỦA LÊ ĐÌNH KÌNH VÀ NHỮNG LUẬN ĐIỆU GHÊ TỞM TRƯỚC PHIÊN TÒA PHÚC THẨM

Trước phiên tòa phúc thẩm vụ án Giết người tại Đồng Tâm, theo đúng như dự báo, đang có chiến dịch truyền thông bẩn hòng thanh minh, chối tội cho nhóm đối tượng chống đối tại Đồng Tâm, nhất là những kẻ cầm đầu trong dòng họ Lê Đình.
Trong số các luận điệu đó, có những luận điệu rất ghê tởm mà đọc lên không ai muốn ngửi, trong đó có luận điệu của con ông Lê Đình Kình.


Trang mạng Việt Tân đăng bài viết như sau:
“Bố tôi đã 58 tuổi Đảng, giữa thời bình này lại phải hy sinh với ba đồng chí khác. Bốn đồng chí hy sinh giữa lúc thế giới thanh bình, như có chiến tranh và không phải chết bởi kẻ thù. Tôi chỉ mong chúng ta sẽ có một lựa chọn sáng suốt, một con đường mới, tốt đẹp hơn”.
Đọc những dòng này, mắt tôi như nổi đom đóm và muốn chửi thề.
Bố tôi đã hy sinh cùng với 3 đồng chí khác, đây là một luận điệu ghê tởm.
Ai đồng chí với một kẻ chống đối, tha hóa, sống trên pháp luật, coi thường pháp luật như Lê Đình Kình.
Lê Đình Kình chính là kẻ chủ mưu của tất cả mọi sự việc diễn ra tại Đồng Tâm. Lê Đình Kình với lòng tham của mình đã vẽ ra cái gọi là “miếng bánh đất nông nghiệp xứ Đồng Sênh” để dụ dỗ, lôi kéo bao nhiêu người vào cái gọi là "Tổ Đồng Thuận".
Lê Đình Kình cũng là kẻ cầm đầu gây ra vụ Chống người thi hành công vụ, Giết người tại Đồng Tâm.
Lê Đình Kình đã bị tiêu diệt.
Đừng dùng từ hy sinh ở đây mà xúc phạm oan hồn của 3 cán bộ Công an hy sinh.
Và việc Lê Đình Kình bị tiêu diệt còn là một may mắn cho Kình, nếu không Kình sẽ phải chịu những sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật.
Việc con của Lê Kình cố tình ngoằng Lê Kình với 3 cán bộ Công an hy sinh không chỉ là một sự xúc phạm với 3 cán bộ Công an mà còn muốn thông qua đó để đổ hết mọi trách nhiệm, mọi sự việc tại Đồng Tâm cho lực lượng Công an, từ đó thanh minh, chối tội cho những kẻ khác như Lê Đình Công, Lê Đình Chức..
Tuy nhiên, sự thật thì chỉ có một. Và chắc chắn công lý sẽ được thực thi.
Những kẻ coi thường pháp luật, có tội chắc chắn phải đền tội.

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG GIẢ TRAI ĐI ĐÁNH GIẶC

Mẹ Trần Quang Mẫn (tên thật là Trần Thị Sáu), sinh năm 1926, trong một gia đình trung nông ở xã Vĩnh Thạnh, Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Rạch Giá. Hiện nay, mẹ đã 95 tuổi, sức khỏe đã yếu đi rất nhiều, do những di chứng của những năm tháng bị tra tấn trong tù, cứ trái gió, trở trời lại làm mẹ đau nhức, trên gương mặt hằn lên những nếp nhăn của thời gian, lưng đã còng. Nhưng trong đôi mắt ấy, vẫn còn ánh lên những nét tinh anh, trong ánh mắt ấy, chúng tôi vẫn thấy lấp lánh một hình ảnh của một nữ chiến sĩ chỉ huy thông minh và gan dạ.


Năm 1946, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Khắp vùng sông nước miền Tây lại nhuốm màu tang tóc bởi gót giày xâm lược của kẻ thù. Dòng thác cách mạng ở miền Tây Nam bộ đã thu hút hàng ngàn thanh niên tham gia diệt giặc, trong khí thế đó, đã thôi thúc lòng yêu nước của người con gái thôn quê Trần Thị Sáu muốn tòng quân giết giặc cứu nước.
Khi mới 17 tuổi, mẹ đã trốn nhà đi theo Vệ quốc đoàn, nhưng không thành. Lần đầu tóm được con gái trốn nhà đi theo vệ quốc, trong cơn giận dữ, ông Hai Phước (Ba của Mẹ Mẫn) dúi đầu con mình xuống bộ ván gõ, cầm dao chặt cụt hết mái tóc dài chấm eo của cô con gái 17 tuổi. Lần thứ hai, mẹ Mẫn vừa chạy ra khỏi nhà một quãng lại bị ba cầm dao đuổi theo, ông doạ sẽ tự sát nếu mẹ bỏ đi lần nữa. Nhưng càng bị cha ngăn cản, mẹ càng nung nấu khát vọng được cầm súng. Thấy không thể lay chuyển được ý định của con, người cha lặng lẽ cho con thực hiện ước mơ của mình. Từ đó, mẹ quyết định giả trai, bỏ chữ “Thị” trong tên lót của mình và thêm chữ “Quang” để thành Trần Quang Mẫn và tham gia kháng chiến. Trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, có lẽ Mẹ Mẫn là trường hợp duy nhất cải nam trang nhập ngũ đi đánh giặc. Từ một cô gái xinh đẹp da trắng, tóc dài, mẹ đã phơi nắng, cắt tóc ngắn, đi lại khệnh khạng, gào thét cho vỡ giọng để giả trai cho thật giống.
Do đó, suốt 5 năm hoạt động trong Đại đội 70 (sau thành Trung đoàn 124 - Quân khu 9), “anh” Mẫn nổi tiếng mưu trí, gan dạ trong chiến đấu vẫn không hề bị phát hiện. Đến nỗi một cô gái Kh’Mer đem lòng yêu “anh” Mẫn “đẹp trai”. Để được vậy, Mẹ phải luôn chứng tỏ mình là con trai, Mẹ tâm sự: “Tôi phải dang nắng cho da đen sậm, tập hút thuốc rê, thuốc lào, tập huýt sáo, tập đá banh… dần dần, tôi chơi xuất sắc những trò chơi của con trai, ngoài ra tôi còn tập đái đứng, còn khi tắm, tôi bơi qua sông, lặn một hơi, tìm chỗ kín đáo, tắm xong thì bơi trở lại chỗ cũ đùa giỡn với đồng đội. Khổ nhất là chu kỳ hàng tháng của phụ nữ. Mỗi khi có cuộc hành quân, tôi phải uống thuốc để ngăn lại. Đánh giặc không cực nhưng để giữ mình là “con trai” quả là quá sức đối với tôi!”
Trước khi giả trai, gia đình có hứa gả Mẹ cho một chàng trai tên Nguyễn Văn Bé (tức Mười Bé). Hai người đã qua lại thăm nhau vài lần. Từ ngày Mẹ cải trang thành nam giới đi theo kháng chiến, anh Bé cũng đi bộ đội. Tình cờ 2 người gặp lại nhau trên chiến trường và sự việc giả trai của Mẹ bại lộ. Tới lúc này cả trung đoàn mới ngã ngửa vì trong suốt 5 năm liền không ai để ý và phát hiện ra chuyện “động trời” này. Sau đó đơn vị đứng ra tổ chức đám cưới cho hai người. Sau 7 ngày hạnh phúc, anh Bé được lệnh trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Tình yêu của họ được đánh dấu bằng sự ra đời của bé Quốc Hưng. Cậu bé tuổi Nhâm Thìn (1952) được ông ngoại đặt tên là Nguyễn Quốc Hưng với lòng mong mỏi Tổ quốc sẽ có ngày thanh bình, hưng thịnh. Sinh con được vài tháng, anh Bé hy sinh trong trận tiêu diệt đồn Chàm Chệt (4/1952) tại Bàn Tân Định. Sau nỗi đau mất chồng, sáu tháng sau Mẹ phải gửi Quốc Hưng lại cho ông bà ngoại để trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu cùng đồng đội.
Quang Hưng lớn lên giống cha, mẹ ở cái tính lanh lẹ, lém lỉnh và gan dạ. Năm 11 tuổi, Quốc Hưng đã trốn ông bà ngoại và mẹ lên tỉnh đội Rạch Giá xin được làm liên lạc. Không thể thuyết phục được cậu bé, cán bộ tỉnh đội đã phải bố trí cho Quốc Hưng công tác ở đội U Minh 10. Làm liên lạc rất ít có cơ hội đi chiến đấu, nhưng Quốc Hưng nằng nặc xin bác Bốn Tâm cho sang bộ phận trinh sát. Tuy nhỏ tuổi, nhưng Quốc Hưng rất mưu trí, dũng cảm. Năm 15 tuổi, Quốc Hưng đã chững chạc, từng trải trận mạc.
Sau khi phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, không thực hiện tổng tuyển cử, Mỹ đã dựng lên chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm ở miền Nam. Với Luật 10/59, chúng lê máy chém khắp miền Nam, hàng loạt đồng bào yêu nước và cán bộ cách mạng bị giết hại dã man. Bọn Diệm đã dựng lên ở miền Tây 7 tên ác ôn khét tiếng mà chúng gọi là "Người hùng chống cộng Miền Tây", đứng đầu là tên Lâm Quang Phòng, chỉ huy khu An Phước (Vĩnh Thuận). Nghị quyết của Tỉnh Uỷ Rạch Giá là phải trừ khử tên Phòng bằng mọi giá, để bảo toàn lực lượng.
Mẹ Mười Mẫn được phân công nhiệm vụ này. Biết nhà tên Phòng sắp tổ chức đám giỗ cho người cha, Mẹ đã giả làm người gúp việc trong nhà bà cô của Phòng, vừa làm, vừa đưa mắt quan sát không bỏ sót chi tiết nào của tên Phòng. Khi tiệc xong, tên Phòng thấm mệt, hắn nằm trên võng lim dim, Trong khoảnh khắc, thừa lúc hai tên bảo vệ quay ra ngoài, Mẹ rút dao, dồn hết sức mạnh căm thù chém vào cổ tên Phòng. May mắn cho hắn là đêm ấy hắn chọn chiếc áo quá dày để mặc, hắn ngã xuống mà không chết, Mẹ lại bồi thêm nhát nữa, nhưng lưỡi dao chỉ trượt qua cổ... Sau đó Mẹ bị bắt và bị kết án 12 năm khổ sai, 5 năm biệt xứ, nhưng mẹ đã chống án, cuối cùng án còn 7 năm tù khổ sai, 5 năm biệt xứ, đó là vào tháng 7 năm 1958.
Trong tù mẹ tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ nên giặc đã đưa Mẹ đi khắp các nhà tù Rạch Giá, Chương Thiện, Tân Hiệp, Chí Hoà, Côn Đảo... Trong tù, Mẹ phải chịu nhiều đòn tra tấn dã man của giặc, bao thủ đoạn dụ dỗ, hòng làm nhụt chí khí của người chiến sĩ cách mạng, nhưng mẹ vẫn giữ vững khí vững khí tiết một lòng theo Đảng, theo cách mạng. Cuối năm 1966, bọn giặc buộc phải thả Mẹ ra.
Nhưng nỗi đau đớn, bất hạnh lại ập xuống đời Mẹ một lần nữa. Người con trai duy nhất của Mẹ là Nguyễn Quốc Hưng đã anh dũng hy sinh khi vừa tròn 15 tuổi, trong trận càn ở Bưng Đế - Gò Quao. Tháng 12 năm 1994, Mẹ Mười Mẫn được Nhà nước phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, vì có chồng và con trai độc nhất hy sinh.
Năm 1974, Thiếu tá Trần Thị Quang Mẫn được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 20 thuộc Cục Chính trị Quân khu 9. Trong một lần máy bay địch ném bom oanh tạc nơi đóng quân, toàn tiểu đoàn xuống hầm trú ẩn. Ngớt tiếng bom, mẹ lên khỏi hầm thì phát hiện gần đó có một thiếu phụ mang thai bị chết bom mà thai nhi trong bụng còn thoi thóp. Mẹ liền dùng dao găm rạch trên bụng người mẹ để cứu một bé gái. Bé gái được đặt tên là Ngọc Hân và trở thành con gái của Mẹ. Đây là nguồn an ủi của Mẹ cho đến ngày hôm nay.

NGÀY XƯA Ở VĨNH PHÚC!

Dư luận đang ồn ào chuyện ái nữ của Bí thư tỉnh nọ được bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở khi vừa chớm 31 tuổi. Mình chợt nhớ người đàn ông bế con trong bức hình này.


Ông ấy từng là Chính ủy Khu Việt Bắc, Bí thư nhiều huyện và hơn 20 năm làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, rồi Vĩnh Phú. Ông ấy được biết đến là "cha đẻ của khoán hộ" với câu nói nổi tiếng: "Xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ chẳng thiết tha gì với đồng ruộng. Phải để nông dân làm chủ mảnh đất của mình". Ông là người mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nhắn nhủ đôi lời: “ Nông dân ta no ấm, trước hết là nhờ ơn Đảng, ơn Bác Hồ. Nhưng trong quá trình xây dựng đất nước thì chúng ta phải cảm ơn Kim Ngọc, một đảng viên sáng tạo, dám chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân... Đất nước phải biết ơn anh Kim Ngọc. Một người tâm huyết dám đưa ra cái mới, đến bây giờ đất nước có phát triển là nhờ có lúa gạo mà anh Ngọc đã đi tiên phong".
Vậy mà năm 1974, giữa lúc đương chức đương quyền cao nhất của tỉnh, con trai ông là Kim Sơn đi học kỹ sư 7 năm ở CHDC Đức về làm việc ở một nhà máy cơ khí nhưng không thể kết nạp Đảng. Ai cũng nghĩ với thành phần xuất thân như anh thì không cần phải xác minh hay kê khai lý lịch dài dòng. Nhưng chính ông Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy nhà máy đọc bản kê khai lý lịch đã yêu cầu anh phải ghi là trí thức tiểu tư sản. Vì anh đã tốt nghiệp đại học ở nước ngoài ! Kim Sơn dứt khoát không chịu, vì Kim Ngọc vốn là tá điền đi làm thuê cho điền chủ.
Kim Sơn về chất vấn bố:
- Tại sao bố là bần nông, khi con khai lý lịch lại bắt con khai là thành phần tiểu tư sản trí thức, chỉ vì Đảng đã cử con đi học đại học ở Đức?
Kim Ngọc đã trả lời con:
- Đảng không phải của bố. Dù bố là Bí thư Tỉnh ủy. Đảng không thuộc sở hữu cá nhân một ai. Bố không thể nhân danh cá nhân bố để mang quyền lợi của Đảng cho con. Đảng là sức mạnh ý chí của toàn dân. Con muốn là người của Đảng thì tự con phải đến với Đảng trước... trước khi Đảng đến với con. Nếu Đảng là của nhà mình thì bố đã cho con hết rồi.
Kim Ngọc đi xa đã hơn 40 năm nhưng những điều ông nói, những việc ông làm sẽ còn được dân, được Đảng tin yêu, trân trọng đến muôn đời sau.
Đấy là chuyện ở Vĩnh Phúc ngày xưa, chứ bây giờ thì tôi cũng không rõ đâu nhé!

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

BÁN QUẦN ÁO IN HÌNH TIỀN VIỆT NAM: BỊ PHẠT ĐẾN 50 TRIỆU ĐỒNG

Hành vi làm ra quần áo in hình tiền Việt Nam để bán tuy không bị xử hình sự nhưng có thể bị phạt hành chính với số tiền lên đến 50 triệu đồng.
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện việc bán hàngonline sản phẩm “bộ tiền tài lộc” là quần áo có in hình ảnh của các loại tiền đang lưu hành tại Việt Nam với những trạng thái bán hàng "Bộ tiền tài lộc 160k. Hàng hot đã về có sẵn rồi đây số lượng có hạn nhé bà con đủ size từ 30kg tới 65kg ( S M L XL tuỳ chiều cao ) nam nữ, trẻ em mặc đều được. Nhanh tay nhé”.


Bài viết bán hàng của tài khoản trên ngay lập tức nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ phía người tiêu dùng.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hồng (Đoàn Luật sư TP.HCM), đây là một hành vi phản cảm với mục đích thương mại và sẽ bị xử lý hành chính.
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 3 Quyết định số 130/2003 của Thủ tướng Chính phủ (về việc bảo vệ tiền Việt Nam) quy định: Nghiêm cấm sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào mà không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
Do vậy, việc bán các sản phẩm đã nêu sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 4 Điều 31 Nghị định 88/2019 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng) về hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.
Mức phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng (đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tăng gấp đôi).
Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu, tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm; buộc nộp vào ngân sách Nhà nước số lợi bất hợp pháp có được.
Cũng theo LS Nguyễn Văn Hồng, việc các cá nhân hoặc cơ sở in ấn cố “lách” quy định bằng cách không in hình ảnh Bác Hồ trên quần áo có in hình tiền Việt Nam thì vẫn đủ căn cứ để xử phạt vì đã sử dụng bố cục một phần, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định.
Chính vì vậy, đề nghị mọi người:
- Không in ấn, buôn bán quần áo có in hình tiền Việt Nam hoặc các họa tiết hoa văn của tiền Việt Nam hiện hành.
- Tuyên truyền, nhắc nhở người thân biết để tránh thực hiện các hành vi vi phạm liên quan đến việc sao, chụp tiền Việt Nam trái phép.
- Khi phát hiện các đối tượng có hành vi vi phạm liên quan đến các hành vi sao chụp trái phép tiền Việt Nam lên các đồ dùng, quần áo..., kịp thời báo cơ quan công an để xử lý.

RÀO CHẮN

Chưa thấy dữ liệu nào chứng tỏ việc thiết kế, thi công chung cư vi phạm quy định an toàn ở phần lan can. Nhưng như trong hình, không chỉ một mà nhiều hộ gia đình đã tận dụng khoảng hành lang vào công năng khác. Nhiều đồ đạc, bàn ghế đã được kê ra sát ban công. Vì thế cháu bé 3 tuổi mới có thể leo chuyền, vượt ra ngoài lan can và gặp tai nạn. Muốn loại trừ nguy cơ tiếp diễn tai nạn, mỗi cá nhân và Ban quản lý các chung cư phải kiên quyết chấn chỉnh ngay thực trạng tận dụng cẩu thả này.


Ngoài Bắc, cơi nới, biến ban công thành "chuồng cu" đã thành tập quán từ thời bao cấp ở các khu tập thể. Trong Nam cũng có, nhưng ít hơn. Thường thì phần cơi nới được rào, hàn kín bằng song sắt, kiểu rào chống trộm, từ sàn tới nóc. Giờ vào chung cư hiện đại, tập quán đó vẫn không bỏ. Có điều, hầu hết chung cư mới đều cấm tự ý xây dựng, thay đổi kết cấu có sẵn nên việc làm rào chắn khoảng không không thể thực hiện. Thời mở cửa chỉ khác thời bao cấp là dỡ rào chắn công năng nhưng vẫn chưa dỡ được "rào chắn" trong tư duy vị lợi, bất chấp, tủn mủn, tiềm ẩn những nguy hiểm ở nhiều người.
Anh Mạnh mang trong người khá nhiều thứ bệnh, sức khỏe không lấy gì làm tốt. Bình thường, bằng tay không, Mạnh khó thể tự leo lên mái tôn nhà để xe mái dốc như đã làm, chỉ mất chưa đầy phút. Mạnh đã vượt qua chính mình. Có mặt đúng nơi, đúng lúc, cú chạm tay của Mạnh đã cứu được cháu bé. Đó là kỳ tích. Không ai khác, ngoài Mạnh đã làm và làm được điều đó. Nhiều người phát hiện ra cháu bé nhưng không có phản ứng thích hợp ngay tức khắc như Mạnh. Có muốn cũng không làm được, không kịp làm. Nghĩa là anh Mạnh trở nên "siêu quần" - vượt qua nhiều người. Thắng mình, vượt người, Mạnh là anh hùng. Giản dị vậy thôi, cãi vã làm gì.
Gây nên tội hoặc thành anh hùng không phụ thuộc vào cái rào chắn cơ khí, cũng không nhờ gì từ sức mạnh cơ bắp. Nó phụ thuộc vào cảm xúc, ý thức, tâm trí đã thành căn tính của con người.
Khâm phục và cảm ơn người hùng giản dị./.

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

< GÓC CẢM PHỤC >

"Em làm lái xe lương 15 triệu/tháng, vợ em làm giáo viên mầm non. Em đủ sống và muốn dành tặng toàn bộ số tiền cho những người khó khăn hơn".


Sau buổi chiều định mệnh đó, cuộc sống của Nguyễn Ngọc Mạnh đã có nhiều xáo trộn. Và bản thân anh, lại không hề muốn điều đó. Dù đã lên tiếng không nhận bất cứ món quà nào nhưng đã rất nhiều mạnh thường quân chuyển khoản cho anh. Vậy nên, hôm nay anh quyết định dành toàn bộ số tiền đó gửi vào quỹ Chung tay vì an toàn giao thông của Báo Giao Thông Vận Tải.
Là một người lái xe tải, anh muốn gửi gắm đến toàn bộ anh em lái xe rằng lái xe đừng ham vượt, chậm một tý nhưng an toàn cho mình và cho người khác.
Đã có rất nhiều đơn vị liên hệ đề nghị tạo cho anh một công việc đỡ vất vả hơn. Nhưng anh hoàn toàn từ chối. Anh nghĩ cái gì mình tự làm nên thì mới ở lại cùng mình lâu dài. Anh Mạnh chỉ muốn là chính mình, là con của bố mẹ, chồng của vợ, bố của các con anh, cùng nhau xây dựng gia đình trên mảnh đất bố mẹ cho. Ước mơ của anh đơn giản lắm, cố gắng đi làm vài năm nữa, tích đủ tiền mua một con xe 7 chỗ, cuối tuần đưa cả nhà ra chân cầu Vĩnh Tuy, cùng nhau ăn thịt nướng, câu cá vui vẻ.

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

VIẾT CHO NHỮNG NGƯỜI TRỞ VỀ !

Những ngày qua là ngày hội tòng quân tại các địa phương khi những chàng trai trẻ lên đường nhập ngũ. Những hình ảnh vừa trang nghiêm, vừa xúc động lại cũng rất trẻ con của những chàng trai mới lớn giờ sẽ tập thành những người đàn ông trưởng thành trong quân ngũ. Nhìn những cánh tay vẫy qua khung cửa sổ, tôi lại nhớ về những hình ảnh của những đoàn quân trở về trong chiến thắng năm xưa.



Những bức ảnh những người lính mộc mạc, chân chất vượt qua quãng đường hàng ngàn cây số vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, giờ trở về quê với những con búp bê trên ba lô. Có những kẻ đã cười vào những bức ảnh đó, thậm chí chúng còn vẽ thêm vào tay anh bộ đội túi xách Gucci cho vợ con đủ cả quà, để độ tếu táo tăng lên. Thậm chí, dưới góc nhìn lệch lạc, Trương Huy San còn cho rằng chính miền Nam đã giải phóng miền Bắc. Nhưng các anh cười chúng tôi một, thì chúng tôi ném lại nụ cười khinh bỉ gấp 10 lần. Vì chính sự cười của các anh là một lời giải thích vì sao VNCH quẫy đuôi theo Mỹ mà vẫn thua thảm hại.
Người lính Cụ Hồ họ có thể là một chàng sinh viên đầy mộng mơ, một thanh niên chưa một lần cầm tay bạn gái, là một người đàn ông vợ con đề huề, là công nhân nơi công trường, xưởng máy, là anh nông dân vất vả sớm hôm. Họ tòng quân vì lý tưởng lớn của dân tộc là độc lập, thống nhất. Nhưng họ ra đi cũng bởi chính quê hương, bản quán, người thân đã thúc đẩy họ lên đường. Họ lên đường để bảo vệ, đem lại hòa bình, ấm no cho quê hương, mái ấm gia đình họ, nơi có bố mẹ, anh chị, vợ và những đứa con. Họ thực hiện khát vọng của thế hệ đi trước, noi gương cho thế hệ đi sau.
Tôi vẫn còn nhớ nhà văn Nga I-li-a E-ren-bua đã từng viết về lòng yêu nước thật giản dị mà cô đọng: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh… Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Chính sự giản dị đó đã làm nên sự phi thường của những người lính Cụ Hồ.
Vậy có gì là đáng buồn cười khi sau khi thuốc súng tan, hòa bình được lập lại, những búp bê trên lưng họ như chở đong đầy cả niềm hân hoan về với gia đình, về với những người thân yêu nhất của người lính. Món quà búp bê kia có thể rất lớn với những đứa trẻ lúc bấy giờ nhưng nó còn lớn lao hơn với chính người lính, bởi họ còn sống, họ còn được gặp người thân và hưởng thành quả hòa bình.
Những chàng trai nhập ngũ hôm nay, trên đôi vai của họ không chỉ là hành trang người lính mà còn cả trọng trách với đất nước, gánh cả yêu thương của quê hương. Họ lên đường từ những người trở về năm xưa !

LỖI Ở THỂ CHẾ?

Một vụ tai nạn, do sự sơ ý của cha mẹ cháu bé mà bẻ lái, quay sang đổ lỗi cho thể chế, thì mới hiểu sự cùng quẫn trong nhận thức của con người đến mức như thế nào rồi. Việc lan can mà cháu bé có thể chui lọt, liệu thể chế, pháp luật có quy định không. Xin thưa, có quy định rất rõ. Trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà và công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế quy định rõ: Với nhà cao từ 9 tầng trở lên lan can ban công, hành lang, sân thượng có người lên, cầu thang ngoài nhà… phải cao tối thiểu 1,4m tính từ mặt sàn lên phía trên tay vịn, ngoài ra khe cửa phải có diện tích tối thiếu trẻ em không được chui lọt và có rất nhiều quy định khác đến vấn đề an toàn.


Pháp luật quy định rõ, quan trọng nhất là chủ đầu tư hay chính chủ căn hộ có thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh hay không. Bố mẹ cháu bé có nhận thấy nguy cơ không, xin thưa, có nhưng vì chủ quan, vì cái tặc lưỡi: chắc không sao đâu, nên mới xảy ra nhiều câu chuyện đau lòng mà sự việc hôm qua là một ví dụ.
Thế giới này, gần 200 quốc gia, với nhiều thể chế khác nhau, từ phong kiến đến tư sản rồi đến xã hội chủ nghĩa, thử hỏi xem, thế chế nào mà công dân không gặp tai nạn, hay phải bỏ mạng bởi những lí do trời ơi đất hỡi. Nước Hàn văn minh, có học thức là vậy, nhưng lại là nước có tỷ lệ tự tử cao nhất, có phải do thể chế. Nước Mỹ luôn vỗ ngực tự hào có nền tư pháp nhất nhì thế giới, nhưng có mỗi việc công dân có quyền được dùng súng hay không mà hàng trăm năm chưa quyết được, đưa tới cái chết của hàng nghìn người mỗi năm. Đấy có phải là lỗi thể chế hay không?
Vậy, khi vụ tai nạn xảy ra, có thể cong môi, ưỡn ngực chửi bới chế độ, pháp luật nữa không, chắc hẳn ai cũng biết!!!

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

VÌ SAO VIỆT NAM VẪN PHẢI NGHIÊN CỨU VACCINE COVID-19?

Vừa qua, lô vaccine nhập khẩu đầu tiên của AstraZeneca nhằm phòng ngừa Covid-19 đã về tới Việt Nam. Ngay sau khi lô vaccine được nhập khẩu về, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua, sử dụng vaccine phòng Covid-19 trong đó quy định rõ Việt Nam sẽ mua 150 triệu liều, quy định rõ về đối tượng, địa bàn ưu tiên và nguồn tài chính được huy động để mua vaccine. Trong khi đó, Chính phủ cũng vừa quyết định tăng tiến độ nghiên cứu vaccine phòng Covid-19 do Việt Nam tự sản xuất nhằm đạt mục tiêu sang năm 2022, chúng ta có thể tự sản xuất vaccine phòng Covid-19. Có nhiều người hỏi rằng, tại sao chúng ta lại phải bỏ nhiều tiền của ra như vậy để tự nghiên cứu vaccine trong khi hoàn toàn có thể mua từ phía nước ngoài? Phải chăng đây là một sự lãng phí khi chúng ta không chỉ nghiên cứu 1 mà tới tận 3 loại vaccine khác nhau?


Thứ nhất, cần phải nói rằng, việc chúng ta trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á, là nước hiếm hoi ở Châu Á nhập khẩu được vaccine của AstraZeneca, 1 trong những loại vaccine phòng Covid-19 được đánh giá cao là nhờ sự xác định đúng chìa khóa khống chế Covid-19 là vaccine và đã liên hệ với nhà sản xuất ngay từ khi vaccine vẫn đang còn nghiên cứu. Đồng thời, chúng ta không chỉ nhập 1 loại vaccine mà còn nhập của Nga, Ấn Độ… Điều này tạo ra nguồn cung dồi dào, không quá bị phục thuộc vào một nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong khi đại dịch hoành hoành thì không có gì đảm bảo cho việc chúng ta sẽ nhận đầy đủ, không đứt quảng nguồn vaccine. Việc tự chủ nguồn vaccine sẽ đảm bảo nhân dân tiếp cận đầy đủ nguồn vaccine theo kế hoạch.
Thứ hai, chúng ta bỏ tiền ra nghiên cứu vaccine không phải là vô ích vì đây là cơ sở quan trọng để chúng ta nghiên cứu về virus corona cũng như phát triển ngành sản xuất vaccine của chúng ta. 3 loại vaccine với những cơ chế tạo hệ miễn dịch khác nhau trong cơ thể sẽ giúp Việt Nam chúng ta nắm bắt được công nghệ và chủ động ứng phó được các loại dịch bệnh tương tự trong tương lai.
Thứ ba, việc Việt Nam tự sản xuất được vaccine sẽ đánh dấu năng lực y học của chúng ta. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu trong nước, vaccine Việt Nam sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài, đây chính là nguồn thu bù đắp vào quá trình nghiên cứu và công tác dập dịch hiện nay của chúng ta. Mặt khác, với vai trò ngày càng cao trên trường quốc tế, với tinh thần vô sản thế giới đoàn kết lại, chắc chắn Việt Nam sẽ cung cấp cho các nước đang phát triển, kém phát triển để người dân nơi đây tiếp cận được vaccine. Đây chính là đường lối ngoại giao vaccine của Việt Nam./.

XÚC ĐỘNG VÀ TỰ HÀO 7 CỘT CỜ NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM

1. Cột cờ Lũng Cú là địa điểm thu hút du khách check-in khi đến Hà Giang. Công trình thiêng liêng nơi điểm cực Bắc đất nước này có lịch sử rất lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo. Cột cờ hiện tại cao hơn 30 m, kiểu dáng bát giác, trang trí trống đồng Đông Sơn, trên đỉnh là quốc kỳ diện tích 54 m2.


2. Cột cờ Hà Nội, hay Kỳ đài, là một trong những công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất thuộc Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận năm 2010.
3. Cột cờ Nam Định là di tích quốc gia ở TP Nam Định. Theo tư liệu của Bảo tàng tỉnh Nam Định, công trình được hoàn thành năm 1843 dưới thời Nguyễn, nằm ở trung tâm thành cổ Nam Định. Từng bị đạn bom phá hủy, Cột cờ Nam Định được phục dựng theo đúng nguyên trạng vào năm 1997.
4. Cột cờ Hiền Lương thuộc di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải tại tỉnh Quảng Trị. Ngoài cột cờ, nơi đây còn có cầu Hiền Lương, nhà Liên hợp, các bến đò, cụm tượng đài "Khát vọng thống nhất"... Với những giá trị đặc biệt, Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
5. Kỳ đài nằm chính giữa mặt Nam Kinh thành Huế, được xây đầu thời vua Gia Long. Theo tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, công trình gồm 2 phần: đài cờ đồ sộ 3 tầng hình chóp cụt chồng lên nhau, cao hơn 17 m; cùng cột cờ cao gần 40 m.
6. Cột cờ Thủ Ngữ nằm tại quận 1, TP.HCM ngày nay. Cột cờ Thủ Ngữ có lịch sử hơn 150 năm, được dựng ở khu vực ngã ba sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé, từng giữ chức năng báo hiệu cho tàu thuyền ra vào sông. Gần đây công trình được trùng tu, thêm điểm tham quan cho người dân và du khách.
7. Công trình Cột cờ tại Mũi Cà Mau được khánh thành nhân Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019. Ngoài công trình này, du khách đến Khu du lịch Mũi Cà Mau tại cực Nam đất nước còn có thể check-in với cột mốc tọa độ quốc gia, biểu tượng mũi tàu Cà Mau, biểu tượng điểm cuối đường Hồ Chí Minh, tượng Mẹ…