Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

LỖI Ở THỂ CHẾ?

Một vụ tai nạn, do sự sơ ý của cha mẹ cháu bé mà bẻ lái, quay sang đổ lỗi cho thể chế, thì mới hiểu sự cùng quẫn trong nhận thức của con người đến mức như thế nào rồi. Việc lan can mà cháu bé có thể chui lọt, liệu thể chế, pháp luật có quy định không. Xin thưa, có quy định rất rõ. Trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà và công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế quy định rõ: Với nhà cao từ 9 tầng trở lên lan can ban công, hành lang, sân thượng có người lên, cầu thang ngoài nhà… phải cao tối thiểu 1,4m tính từ mặt sàn lên phía trên tay vịn, ngoài ra khe cửa phải có diện tích tối thiếu trẻ em không được chui lọt và có rất nhiều quy định khác đến vấn đề an toàn.


Pháp luật quy định rõ, quan trọng nhất là chủ đầu tư hay chính chủ căn hộ có thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh hay không. Bố mẹ cháu bé có nhận thấy nguy cơ không, xin thưa, có nhưng vì chủ quan, vì cái tặc lưỡi: chắc không sao đâu, nên mới xảy ra nhiều câu chuyện đau lòng mà sự việc hôm qua là một ví dụ.
Thế giới này, gần 200 quốc gia, với nhiều thể chế khác nhau, từ phong kiến đến tư sản rồi đến xã hội chủ nghĩa, thử hỏi xem, thế chế nào mà công dân không gặp tai nạn, hay phải bỏ mạng bởi những lí do trời ơi đất hỡi. Nước Hàn văn minh, có học thức là vậy, nhưng lại là nước có tỷ lệ tự tử cao nhất, có phải do thể chế. Nước Mỹ luôn vỗ ngực tự hào có nền tư pháp nhất nhì thế giới, nhưng có mỗi việc công dân có quyền được dùng súng hay không mà hàng trăm năm chưa quyết được, đưa tới cái chết của hàng nghìn người mỗi năm. Đấy có phải là lỗi thể chế hay không?
Vậy, khi vụ tai nạn xảy ra, có thể cong môi, ưỡn ngực chửi bới chế độ, pháp luật nữa không, chắc hẳn ai cũng biết!!!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét