Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

ĐỪNG KHOE CƠ BẮP KHI CƠ BẮP CHỈ ĐỂ NGẮM NHÌN!

Trước âm mưu bành trướng, xâm lược chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến hành chiến dịch CQ88 qua mở rộng việc chốt giữ các điểm đảo của ta từ 10 lên 21 điểm đảo. Bên cạnh lực lượng chủ chốt là Hải quân nhân dân Việt Nam thì lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam cũng đã đóng góp lớn vào thành công của chiến dịch này.


Trước tình hình căng thẳng ở biển Đông, lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam cũng được huy động vào trực ban chiến đấu. Máy bay hiện đại nhất và có khả năng tham chiến ở Trường Sa lúc bấy giờ là Su22M. Tuy nhiên, kinh nghiệm bay biển cũng như các điều kiện hậu cần, kỹ thuật khác đòi hỏi Không quân ta phải có sự huấn luyện, chuẩn bị chu đáo và với quyết tâm rất cao. Do đó, ngay thời điểm diễn ra trận hải chiến ở Gạc Ma, lực lượng không quân mới chỉ làm được nhiệm vụ trinh sát và hậu cần.
Một tháng sau ngày 14/3, khi chúng ta vừa mất Gạc Ma và Len Đao, mặc dù chênh lệch về quân số, về trang bị là rất lớn nhưng lực lượng Hải quân vẫn quyết phải giành lại 2 điểm đảo này. Tuy nhiên, do tại Gạc Ma, phía Trung Quốc đã xây công sự kiên cố nên chúng ta chỉ có thể giành lại Len Đao. Ngay lập tức, 7 tàu chiến TQ và rất nhiều xuồng nhỏ bao vây, uy hiếp, định gây ra một Gạc Ma thứ 2. Nhưng với sự xuất hiện của 7 Su22M trên bầu trời Trường Sa, các tàu, xuống nhỏ này đành phải tản ra và bỏ ý định tái chiếm Len Đao. Với sự xuất hiện thường xuyên của Không quân Việt Nam, chúng ta cũng suôn sẻ trong xây dựng các nhà giàn DK1 khẳng định chủ quyền thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
Ngược lại dòng thời gian, trở lại những năm 1974, khi hải chiến Hoàng Sa diễn ra. Nói là hải chiến cho vui chứ thực ra hải quân Việt Nam cộng hòa chủ yếu ngắm bắn lẫn nhau là chính. Sự yếu kém này đã dẫn tới việc mất toàn bộ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Quốc. Ngay lập tức, lực lượng không quân VNCH, không lực hạng tư thế giới được huy động xung trận. Ngày đó, máy bay Trung Quốc hoàn toàn không có khả năng tác chiến tại Hoàng Sa nên toàn bộ tàu chiến của Trung Quốc sẽ phơi mình làm bia tập bắn cho lực lượng không quân này. Kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bằng không quân được đánh giá là 100% là thắng lợi. Tất cả đã sẵn sàng nhưng kế hoạch đã không được thực hiện vì nó thiếu một thứ quan trọng nhất, cái gật đầu của Mỹ. Và thế là con cháu chúng ta giờ đang phải gánh vác trách nhiệm nặng nề đòi lại Hoàng Sa từ sự vô trách nhiệm, bán rẻ chủ quyền đổi quyền lợi của lũ 3///.
Năm 1988, chúng ta gặp vô vàn khó khăn từ trong nước cho đến quốc tế do bị bao vây, cấm vận, kinh tế khủng hoảng, Liên Xô cũng đang làm hòa, bắt tay với Mỹ, nhưng nhà ta ta giữ. Năm 1974, tuy Mỹ cùng TQ bắt tay với nhau nhưng không quân VNCH dư sức đánh bật quân TQ đòi lại Hoàng Sa. Điểm cốt yếu ở đây chính là quyết tâm giữ vững chủ quyền, là thái độ độc lập, tự chủ trong mọi quyết định có liên quan đến sinh mệnh dân tộc, đất nước mình.
Phi công VNCH đẹp trai đấy, hầm hố đấy. Máy bay VNCH hiện đại đấy, hỏa lực mạnh đấy nhưng hạng 4 thế giới làm gì để thành nỗi nhục của đất nước này, dân tộc này !

0 nhận xét:

Đăng nhận xét