KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2021

ANH THƯƠNG EM CON NON DẠI



Anh thương em còn "non dại"
----------------
Quỹ từ thiện của bà Hằng là quỹ tự thân, bà ấy tự bỏ tiền ra làm, không vận động, kêu gọi quyên góp từ cá nhân, tổ chức nào, có đăng ký với nhà nước, có kiểm toán kiểm tra hàng năm.... Thì không có lý do gì để bắt người ta đi sao kê cả, sử dụng như thế nào, mục đích ra sao là do bà Hằng quyết, miễn đúng quy định của pháp luật. Ngắn gọn thế thôi, Sao trăng gì ở đây nhỉ.


Còn bà Hàn xẻng gì đấy, mang danh nhà báo những cũng sống lỗi vô cùng, chứ chả tốt đẹp gì cho kham...hứ Nào là "ẩu đã, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nơi làm việc"; nào là "vi phạm nghiêm trọng nội quy, kỷ luật, đạo đức, tác phong, làm ảnh hưởng đến trật tự, kỷ cương, kỷ luật và uy tín của cơ quan Báo Sài gòn Giải phóng". Tôi khinh
Nước cờ lần này đưa Hàn Ni đi cuốc đất thật rồi, chỉ tội lắm mồm
P/s: ad không đứng về phía ai trong vụ này, chỉ đứng về chính nghĩa,thấy chướng tai, gai mắt phiên đôi chữ.hehe.

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

CHÀNG TRAI LỚP 11 ÔM BÌNH OXY CỨU F0 MỖI NGÀY

Khỏi bệnh sau 14 ngày dương tính với Covid-19, Nguyễn Minh Đức không ngồi yên ở nhà. Cậu học trò lớp 11 xin được gia nhập đội tình nguyện viên, ôm bình oxy cứu được nhiều F0 khác.
Đức, trú đường Tôn Đản, P.10, Q.4, TP.HCM năm nay lên lớp 11. Nam sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ chịu trách nhiệm ôm bình oxy cứu các F0 khác trong quận, mấy tuần trước, em dương tính trong khi 4 thành viên khác của gia đình đều khỏe mạnh.
Đức cách ly trong một phòng riêng tại nhà, uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ, áp dụng xông mũi, súc miệng nước muối… nên nhanh chóng âm tính.


Sau khi đăng ký tình nguyện viên ở bệnh viện dã chiến nhưng chưa thấy phản hồi, Đức liên hệ Quận đoàn Q.4, TP.HCM và ngay lập tức được gật đầu. Cậu học trò được các anh chị đi trước “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn các thao tác ôm bình ra sao, lắp đặt bình như thế nào cũng như lúc thu hồi, nạp thêm oxy cho các bình cần xử lý ra sao cho an toàn nhất.
Tính đến hôm nay, 29.8, Đức tròn 1 tuần “cắm trại” ở Nhà văn hóa thiếu nhi Q.4 cùng các anh chị tình nguyện viên. Nhóm của Đức có nhiệm vụ trực điện thoại đường dây nóng, F0 nào đang cách ly tại nhà mà cần bình oxy là khẩn trương lên đường.
Đường dây nóng hoạt động 24/24, nhóm của Đức chia thành các ca để đảm bảo bất cứ lúc nào cũng giúp được người bệnh. Đức cho hay, trong ca trực của mình, các thành viên thường mặc sẵn đồ bảo hộ, bình oxy và xe máy đều sẵn sàng. Chỉ cần điện thoại báo ca nào, mọi người lên đường.

VÌ SAO BÙI VĂN THUẬN - THÀNH VIÊN “HỘI ANH EM DÂN CHỦ” BỊ BẮT?

Theo như thông tin được Trịnh Nhung - vợ của Bùi Văn Thuận cùng một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam như Phạm Minh Vũ, RFA, “xã hội dân sự”..., đối tượng Bùi Văn Thuận đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa bắt, khởi tố bị can về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Khoản 1, Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.


Như vậy, nối tiếp các đối tượng đồng bọn trong nhóm “Hội anh em dân chủ”, “NoU”, Bùi Văn Thuận đã không thoát khỏi vòng lao lý của pháp luật sau những hành vi chống phá đất nước của mình.
Vậy, tại sao Bùi Văn Thuận lại bị bắt?
Bùi Văn Thuận sinh ngày 01/5/1981, quê quán tại xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình; Nơi cư trú tại Tổ dân phố Hữu Nhân, phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từng là sinh viên của trường Đại học sư phạm Hà Nội I và sau đó là giáo viên hợp đồng của một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội, Bùi Văn Thuận bắt đầu con đường sai trái của mình khi bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về các vấn đề tiêu cực trong xã hội, tham gia vào các hoạt động tuần hành, biểu tình gây rối an ninh, trật tự theo sự móc nối, lôi kéo của đối tượng trong nhóm “Hội anh em dân chủ”, “No-U”trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Sau khi các thành viên cốt cán của “Hội anh em dân chủ”, “No-U” lần lượt bị bắt, xử lý về các hoạt động tuyên truyền, chống phá đất nước như Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Dũng Vova, Phạm Đoan Trang, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Đài..., Bùi Văn Thuận vẫn không từ bỏ các hoạt động chống phá đất nước.
Bùi Văn Thuận đã lập và sử dụng tài khoản “Cha già dân tộc - Doanh nhân văn hóa quốc tế Việt Nam”; “Thuan Van Bui”... để viết, đăng tải, tán phát hàng trăm bài viết phản động, nội dung xuyên tạc đời tư, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận xã hội. Y đã thường xuyên đăng tải, chia sẻ, bình luận các bài viết có nội dung xuyên tạc nói xấu về tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; có nhiều lời nói, việc làm bóp méo sự thật, xuyên tạc vu cáo Nhà nước ta vi phạm “dân chủ, nhân quyền”; xuyên tạc vu cáo các cấp chính quyền vi phạm trong quá trình thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Gần đây, trong dịp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Bùi Văn Thuận đã viết hàng trăm bài viết chống phá về vấn đề nhân sự Đại hội XIII của Đảng; đồng thời đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những ngày gần đây, lợi dụng tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam, Bùi Văn Thuận đã liên tục đăng tải các bài viết với nội dung phản cảm, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Đồng thời, Bùi Văn Thuận cũng thường xuyên có quan hệ thân thiết với số phản động, chống đối khác như Nguyễn Lân Thắng, Mai Phương Thảo, Lê Nguyễn Hoàng, Trương Văn Dũng, Ngô Duy Quyền, Lê Thị Công Nhân... và đồng thời trực tiếp đến các “điểm nóng” về an ninh, trật tự móc nối, kích động số dân khiếu kiện gửi đơn, thư cho đối tượng đăng tải trên mạng xã hội.
Với những hành vi trên việc Bùi Văn Thuận bị bắt về tội“Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Khoản 1, Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 cũng là điều đã được dự báo từ trước và đây là cái giá phải trả sau “hành trình” các hoạt động chống phá đất nước của y trong thời gian vừa qua. Giờ đây, Bùi Văn Thuận sẽ chuẩn bị được “hội ngộ”cùng đồng bọn trong “Hội anh em dân chủ”, “No-U” như Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Dũng Vova, Cấn Thị Thêu, Phạm Chí Dũng...

KHÓ THẾ MÀ CŨNG NGHĨ RA ĐƯỢC

Chuyện là, vào khoảng 22h, ngày 31/8, B.Đ.D (30 tuổi, trú Thanh Lang, Thanh Hà, Hải Dương) đang lượn lờ trên đường thì gặp tổ tuần tra công an xã Kim Anh phát hiện, lập biên bản.
Lúc này bằng khả năng diễn xuất bậc thầy, đã ăn vào máu và tu luyện nhiều năm, nay mới có cơ hội phô diễn. B.Đ.D mếu máo, khóc lóc, van xin, tỏ vẻ đáng thương, hỉ nộ ái ố đủ cả, D trình bày là con ốm, phải vượt đường xá, khó nhọc, vất vả để về thăm con.Thương thế chứ lị.huhu


Cám cảnh cho hoàn cảnh và tình cảm cha con thắm thiết của D, tổ công tác lập biên bản vụ việc, tạo điều kiện cho D về. Tình người thế còn đòi hỏi gì thêm!
Nhưng hỡi ôi, về nhà (lúc này mới tới kịch hay nè), sẵn hứng trong người, D liền đăng facebook với caption không thể kêu hơn là "diễn quá sâu sắc" nhằm khoe thành tích thông chốt của mình.
Kết quả, B.Đ.D bị phạt 3 triệu vì ra đường trong trường hợp không thật sự cần thiết vi phạm phòng, chống dịch Covid-19
Đừng như B.Đ.D (not bê đê).hehe.
P/s: Chuyện có thật, ad chỉ biến tấu cho thêm phần mặn mòi, chúc cả nhà vui vẻ trong ngày Quốc khánh ạ

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

CÓ MỘT CHÀNG TRAI Ở LẠI, NHƯỜNG SỰ SỐNG CHO NGƯỜI ĐƯỢC VỀ

Sáng nay, mình nghe câu chuyện đau đến tái tê lòng. Lâu lắm rồi, nước mắt mới rơi vì một người lạ...
Anh là PGĐ CDC Hà Tĩnh - Phùng Bình Văn. Một người trầm lặng, hiền lành, nhưng là một chiến binh CDC thực thụ. Từ đầu dịch đến giờ, anh ngày đêm dẫn quân đi lấy mẫu, truy vết khắp. Hà Tĩnh bùng dịch đợt nào, anh chỉ huy dẫn quân đi đợt ấy, ngày đêm không nghỉ.
Nhà có 2 người con, con gái lớn đã lấy chồng. Người con trai út SN 1998 mới tốt nghiệp ĐH Luật, vừa vào làm cho 1 cty Luật nước ngoài ở Sài Gòn. Niềm tự hào và hi vọng của gia đình anh đẹp trai, cao to, khỏe mạnh...


Sài Gòn bùng dịch, con trai anh ở lại. Là người trong nghề, a hiểu mối nguy, gọi thăm và dặn dò thường xuyên. Đợt Hà Tĩnh vào đón công dân về quê, a có nói con về. Lãnh đạo đoàn đón cũng động viên con anh về. Chàng trai này đã "vặc" lại cha, nói con khỏe mạnh, nhường suất về đó cho người khác sức yếu hơn, nghèo khổ hơn...
Người tính ko bằng trời tính, chàng trai cao lớn, khỏe mạnh này dính con virut quái ác, rồi trở nặng chỉ sau một thời gian ngắn. Người cha già ở quê nhà, lo lắng cho con ko phút nào yên, nhưng vẫn gác nỗi niềm riêng để chỉ huy, dẫn quân vào tuyến đầu, tâm dịch ở Hà Tĩnh.
Tháng lại đây, ae CDC Hà Tĩnh nhìn anh gầy xọp, hốc hác đi mà thương.
2h chiều hôm qua, tin dữ báo về. Dẫu đã chuẩn bị tinh thần nhưng người chiến binh CDC này vẫn gục xuống, khi người con trai duy nhất đã ko về được nữa... Trước đó 1 ngày, a vẫn dẫn quân lấy mẫu truy vết xuyên đêm ở tâm dịch Tùng Lộc...
Có nỗi đau nào hơn, khi người cha già bảo vệ được tuyến đầu dịch bệnh ở quê nhà, ko bảo vệ nỗi người con trai duy nhất của mình ở nơi xa...
Xin được chia sẻ nỗi đau mất mát cùng anh và gia đình!
P/s: Anh Văn (giữa) trong lần dẫn quân lấy mẫu xét nghiệm, truy vết xuyên đêm ở tâm dịch Tân Lâm Hương.

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021

CÔNG AN TPHCM TRẮNG ĐÊM ĐƯA NGƯỜI LANG THANG, VÔ GIA CƯ VỀ CÁC TRUNG TÂM AN SINH ĐỂ CHĂM SÓC

Công an TPHCM đã ra quân đưa người vô gia cư về Trung tâm an sinh xã hội của thành phố. Trước đó, trong buổi làm việc với UBND quận 4 sáng qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị TPHCM kiểm tra lại toàn bộ người lang thang và phải mời toàn bộ những người dân này về các Trung tâm để chăm sóc qua mùa dịch này.


“Dứt khoát trong hôm nay, những người lang thang, cơ nhỡ phải được quản lý toàn bộ", Phó Thủ tướng nhấn mạnh và giao nhiệm vụ cho công an phát hiện, mời bà con về nơi thu dung do quân đội quản lý.
QUAN ĐIỂM NHẤT QUÁN, XUYÊN SUỐT CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LÀ:
"KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU"!!!

Chào anh!!

Hơn 2 tháng đồng hành cùng nhau, bếp cơm anh Cường Béo đã hỗ trợ rất rất nhiều cho các bệnh viện, tuyến đầu chống dịch. Anh dễ thương, khoan thai, nhẹ nhàng, vui tính cực kỳ và được tất cả mọi người tiếp xúc anh đều yêu mến.


Khi thiếu nhân sự nấu cơm, anh lại đổi sang làm bánh mì ngọt buổi sáng cho y bác sỹ trước khi vào ca trực.
Chưa khi nào anh ngơi nghỉ hay nghĩ cho mình. Nhớ mãi lời cuối anh nói khi anh nhập viện ngày 17/8 : “Thanh ơi, anh dương tính rồi, em ráng tiếp tục nha em. Cần gì anh gọi”…
Thôi thì kiếp này vậy là đủ rồi. Cầu mong anh thanh thản, cảm ơn anh vì đã gặp nhau và đồng hành chặng đường vừa qua!
Cảm ơn vì tất cả những gì anh đã cống hiến cho đời này.

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

KHÔNG GIÚP ĐƯỢC GÌ THÌ ĐỪNG PHÁ HOẠI

Những ngày này, chúng ta thấy hình ảnh chú bộ đội, công an thân thương, trìu mến đã vượt qua bao khó khăn, vất vả, đối diện với bao hiểm nguy để cùng với nhân dân Tp.HCM nói riêng và miền Nam nói chung chống dịch Covid - 19 và xem đây là "trận chiến cuối cùng". Lực lượng vũ trang Việt Nam luôn gắn với chữ nhân dân, là con em của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, chiến đấu và sẵn sàng hi sinh vì đất nước, đồng bào mình.


Vậy mà vẫn có những kẻ nhẫn tâm, cố tình xuyên tạc, kích động, nhằm chia rẽ tình đoàn kết giữa lực lượng vũ trang và nhân dân, phá hoại công cuộc chống dịch cam go này.


Như hình ảnh bên dưới, chúng lấy lại từ năm 2020, khi các chiến sỹ đang nghỉ ngơi trong quá trình cứu nạn, cứu hộ trong ở Rào Trăng để gán gép và bịa đặt. Chúng không biết xấu hổ, hay cái dây thần kinh đẹp, tốt của chúng đã đứt từ bao giờ. Chúng là những kẻ sinh ra ở đất nước này, mang gương mặt Việt, nói tiếng Việt nhưng tâm tính lại không ở đất nước này, chúng không xứng đáng mang hai chữ "đồng bào" với dân tộc và Tổ quốc mến yêu này. Chúng thật sự là những kẻ tận cùng của sự khốn nạn!!!

BỘ ĐỘI MANG SÚNG

Điều lệnh quân đội quy định những trường hợp nào khi làm nhiệm vụ phải mang súng.
Không phải chỉ trường hợp chiến đấu mà ngay cả khi đón khách (bồng súng chào), khi lễ tang đồng đội, khi canh gác các vị trí trọng yếu (có người ở trong chốt, có người đi tuần, nhưng cũng có người chỉ đứng bồng súng thể hiện sự trang nghiêm)…Kiểm soát quân sự thì phải mang súng. Tùy theo nhiệm vụ mà một tổ ba người, một tiểu đội… ai mang ai không hoặc tất cả đều mang, mang theo bao nhiêu cơ số đạn…Những người làm nhiệm vụ nào, mặc quân phục gì đều tùy theo nhiệm vụ mà chỉ huy ra lệnh.


Thời tôi học ở học viện, học viên vai mang súng, một bên cặp sách sở, một bên cặp cái ghế để di chuyển từ giảng đường này đến giảng đường khác…Không nguy hiểm gì lúc học, cũng không tiện lợi, nhưng đó là quy định. Quy định không chỉ để giữ kỷ luật quân đội mà bao gồm cả sự rèn luyện.
GIAO HÀNG
Bộ đội mua hàng và mang hàng đến từng nhà cho dân có thể không rành bằng shipper, nhưng trong trường hợp đặc biệt thì được giao nhiệm vụ và phải hoàn thành.
Không thể có anh bộ đội nào cũng biết gặt lúa nhưng mùa gặt vẫn gặt giúp dân; không phải ai cũng viết làm mộc, làm nề…nhưng bão lũ nhà sập vẫn giúp dân dựng nhà…Người biết hướng dẫn người chưa biết, sẽ biết. Cái gì ban đều cũng chưa thành thạo nhưng sẽ rất nhanh thành thạo.
Vì sao bộ đội không dùng xe máy, không dùng xe ba gác để chở hàng…bộ đội không phải không biết mà vì họ không chỉ làm shipper mà theo nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ đó không phải ai cũng biết.
CHỤP ẢNH
Bộ đội cũng có báo chí, cũng có người làm công tác tư tưởng, tuyên truyền, việc chụp ảnh bộ đội giao hàng là chuyện bình thường. Khi chụp đăng báo, bất kỳ PV nào cũng có yêu cầu chậm lại, đứng vị trí khác…nói chung là có đạo diễn, chuyện bình thường.
Làm từ thiện mai táng 0 đồng, cứu trợ bão lụt, sạt lỡ đất hay giúp đỡ bà con mùa dịch…người ta vẫn chụp ảnh, ngoài mục đích khác không nói thì, họ muốn lưu lại hình ảnh đó cũng chả sao.
KHÔNG BIẾT THÌ ĐỪNG NÓI
Bộ đội làm nhiệm vụ là được giao nhiệm vụ. Nhiệm vụ trong nhiệm vụ. Có những nhiệm vụ không phải ai cũng biết. Chắc chắn!
CÚT!
Tất cả những ai đưa chuyện ra với mục đích nỉ bôi, lấy hình ảnh này nói hình ảnh kia… đều là đám vô liêm sỉ.
Một bức ảnh bộ đội cứu người ở Rào Trăng TT-Huế về ngủ trong lán dã chiến là vận vào chuyện chống dich ngủ úp thìa mà không đeo khẩu trang, một clip xe cộ súng ống… diễn tập lại chú thích đang diễn ra trong mùa dịch… là loại táng tận lương tâm.
Tất cả, nếu xuất hiện trên trang cá nhân của tôi dưới bất kỳ hình thức nào (như bỏ vào comment chẳng hạn), tôi không cần nói nhiều, chỉ một từ “Cút” và block ngay!
Mặt khác, các đơn vị quả lý nhà nước về truyền thông nên phạt nặng các trường hợp cố tình xuyên tạc này.
Bộ đội cũng có thể có cái làm tốt, có cái chưa tốt nhưng góp ý khác với mỉa mai, châm biếm..
*
Tôi thấy có một cái hay là qua chuyện này, rất nhiều người bộc lộ bản chất, nhiều kẻ lộ mặt!
Cre: Thinh Nguyen

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

CẢ GIA ĐÌNH THIẾU TÁ CÔNG AN MẮC COVID - 19: VỪA LO TANG CHA, VỪA HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

Trong cuộc chiến chống dịch ngày càng cam go, những người lính ngày đêm nơi tuyến đầu xa gia đình, nhiều trường hợp không kịp có mặt bên cạnh người thân lần cuối. Nhưng vượt lên trên tất cả, họ vẫn ở đó, hết lòng vì nhiệm vụ chống dịch.


"Alo mẹ hả? Mẹ khỏe không mẹ? Mẹ uống thuốc chưa? Con chưa về được, mẹ ráng nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe nha mẹ" - thiếu tá Đinh Tiến Dũng, phó đội trưởng Đội cảnh sát giao thông - trật tự Công an quận 1, TP.HCM, tâm sự với mẹ sau ca tuần tra đêm.
Anh Dũng lần lượt trò chuyện với gia đình nhỏ của mình qua màn hình chiếc điện thoại. Đây cũng là cách anh gặp mặt người thân trong suốt 2 tháng qua dù nhà anh cách cơ quan không xa.
Dặn dò đứa con 6 tuổi vừa khỏi COVID-19 nhớ uống thuốc đúng giờ, giọng anh trầm lại rồi nhờ mẹ: "Mẹ thắp cho ba giùm con nén nhang, nói với ba hết dịch con sẽ về…".
Ba mất, mẹ già, con nhỏ phải đi cách ly
Cũng giống như các cán bộ, chiến sĩ công an khác, đã 3 tháng nay anh Dũng chưa thể về thăm gia đình vì nhiệm vụ tiếp nối nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, khối lượng công việc của những người lính ngày một nhiều, đồng nghĩa với nguy cơ nhiễm bệnh cao càng thêm cao.
Nhưng nỗi lo thường trực của thiếu tá Dũng không phải là an toàn của bản thân, mà do cả khu vực gia đình anh sống ở quận 8 phải chịu cảnh phong tỏa 21 ngày vì có ca F0.
Và thật không may, điều mà anh Dũng lo sợ trở thành sự thật. Sau khi hết thời gian phong tỏa chưa bao lâu, ngoại trừ vợ anh thì cả gia đình gồm ba mẹ lớn tuổi, em trai và 2 đứa con nhỏ (5 tuổi và 8 tuổi) đều mắc COVID-19.
Khi mẹ, em trai và 2 đứa con còn quá nhỏ vừa đi cách ly tập trung thì anh Dũng lại phải nhận tin ba anh chuyển nặng do có nhiều bệnh nền. Dù được các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng vì bệnh tình quá nặng, ba của thiếu tá Dũng đã trút hơi thở cuối cùng vào tối 11-8.
"Con thật bất hiếu, những ngày ba bệnh con không thể kề cận chăm sóc. Đến lúc ba mất con cũng không được ôm ba lần cuối, không được nghe tiếng ba lần cuối. Con thấy mình bất lực trước sự ghê gớm của COVID-19" - anh Dũng đau đớn viết về ba trên trang cá nhân.
Được đơn vị tạo điều kiện, anh Dũng trong bộ đồ bảo hộ kín mít, đến nhận lại tro cốt của ba mình rồi đưa về nhà cho vợ thờ cúng. Anh cũng chỉ kịp thắp vội 1 nén nhang rồi trở về đơn vị với tâm trạng rối bời.
Biến đau thương thành sức mạnh
Vài ngày sau khi tro cốt của ba anh Dũng được đưa về nhà, mẹ, em trai và 2 đứa con của anh cũng hết thời gian cách ly, trở về. Dù "đi" 5 "về" chỉ 4 nhưng ngày đoàn tụ trong nước mắt này cũng phần nào khiến anh Dũng cảm thấy nguôi ngoai.
Những chia sẻ, động viên kịp thời từ lãnh đạo đơn vị và các đồng nghiệp như là "liều thuốc giảm đau" hiệu nghiệm giúp thiếu tá Dũng tiếp tục tham gia cuộc chiến chống dịch ngày càng cam go.
"Ba tôi cũng là người lính, tôi nghĩ ba sẽ cảm thông và mong tôi tiếp tục làm tròn bổn phận người lính. Cuộc chiến này đã quá nhiều mất mát, thậm chí có đồng đội tôi đã phải hy sinh nhưng với trách nhiệm người công an, chúng tôi luôn là lá chắn chống dịch.
Không chỉ riêng tôi, đồng đội tôi mà còn rất nhiều y bác sĩ và các lực lượng tuyến đầu khác ngày đêm mong kiểm soát được dịch để còn được về thăm người thân, mong người dân hãy hết sức hợp tác, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch" - thiếu tá Dũng chia sẻ.