KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021

ĐƯỢC VOI ĐÒI HAI BÀ TRƯNG!

Hà Nội đồng ý nối lại đường bay nội địa, đó là một quyết định tôi tin rằng được thành phố cân nhắc rất kỹ, không phải ngày một ngày hai, trước sức ép của việc sống chung với Covid. Và 7 ngày cách ly y tế tập trung - như một chốt chặn cuối cùng, để bảo vệ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc trước đại dịch. Nhưng chốt chặn đó hiện đang bị "các chuyên gia kinh tế" kiêm "nhà dịch tễ học" như bà Phạm Chi Lan, anh tiến sĩ Lê Đăng Doanh cố tình chọc thủng với lý do "tốn kém", "phiền hà cho nhân dân",…


Các anh chị cho rằng, đã xét nghiệm, đã tiêm 2 mũi thì không phải cách ly. Nhưng vấn đề, việc xét nghiệm, kể cả PCR chỉ đạt kết quả 85% phát hiện ra Covid, điều đó có nghĩa nếu một người có virus, khả năng 15% không phát hiện ra và cho kết quả là âm tính khi tải lượng virus còn thấp. Bên cạnh đó, người đã tiêm đủ liều vẫn có thể bị nhiễm (không triệu chứng hoặc nhẹ), vẫn là nguồn lây cho người khác. Đặc biệt, người được tiêm vaccine mà nhiễm SARS-CoV-2 đi tới vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp có thể lây lan cho người chưa tiêm vaccine và gây bùng phát dịch. Như vậy, xét nghiệm âm tính và tiêm 2 mũi vacxin không hẳn đã hết nguy cơ lây lan covid trong cộng đồng. Chính vì thế, việc cách ly tập trung 7 ngày là cần thiết, nhất là khi tỉ lệ nhiễm Covid-19 ở TP Hồ Chí Minh vẫn ở mức cao.
Như tôi đã phân tích trong một số bài viết gần đây, việc kết nối trực tiếp tự Thủ đô với tâm dịch TP Hồ Chí Minh sẽ tồn tại rất nhiều nguy cơ dịch bệnh, không chỉ cho Hà Nội mà còn cho các tỉnh miền Bắc - là khu vực rộng lớn màu xanh duy nhất sót lại trong bản đồ dịch tễ ở VN lúc này. Ai cũng lấy lí do đa số người dân Hà Nội trên 18 tuổi đã được tiêm mũi 1, nên không sợ bị bùng dịch, nếu có số lượng tử vong không cao. Thế còn những người chưa được tiêm (ước tính cả triệu người), nhất là các em học sinh chưa 18 thì sao, ai lo cho họ. Đó là chưa kể hàng loạt các tỉnh khác xung quanh, khi tới 50% người dân chưa nhận được bất cứ mũi tiêm nào, số phận của họ sẽ ra sao?
Ai cũng bàn về khía cạnh thăm thân, kết nối 2 cực kinh tế của cả nước,… nhưng thử hỏi, nếu thực sự thương nhớ quê hương, họ có muốn mình truyền nhiễm dịch bệnh cho những người thân trong gia đình hay những người chưa được tiêm vacxin khác. Liệu kinh tế được gì, sau vài ngày mở hết cửa giao lưu rồi lại phải đóng chặt, lock down để kiểm soát dịch bệnh.
Chúng ta chấp nhận sống chung với Covid, nhưng là sống chung an toàn; chấp nhận mở cửa, nhưng là mở cửa từng bước một, phù hợp với tình hình. Đừng vì ích kỷ của bản thân, mạo danh "lợi ích kinh tế" để đổ xuống sông xuống biển công cuộc chống dịch của biết bao người.

MẦM MÓNG CỦA SỰ PHẢN TRẮC

FAN TIÊU CHIẾN VÀ HOÀNG CẢNH DU ĐÓNG FANPAGE Ở VIỆT NAM, CHUYỂN SANG WEIBO ĐĂNG BÀI ỦNG HỘ TRUNG QUỐC
Sau phát ngôn của bà Lê Thị Thu Hằng - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, các trang fanpage có độ phổ biến rộng rãi cũng như mang tính đại diện cho cộng đồng người hâm mộ Việt Nam của Tiêu Chiến và Hoàng Cảnh Du bỗng dưng “bay màu”.
Đang tải lên: Đã tải 602575/602575 byte lên.


Khi tìm kiếm những từ khóa như fanpage Tiêu Chiến, fanpage Hoàng Cảnh Du… trên Facebook đều không còn hiển thị tên các fanpage lớn của Tiêu Chiến và Hoàng Cảnh Du. Thậm chí, một số fanpage Việt Nam ủng hộ Tiêu Chiến, Hoàng Cảnh Du ghép cặp cùng đồng nghiệp khác cũng biến mất.
Các fan của Tiêu Chiến và Hoàng Cảnh Du trở về hoạt động trong cách group kín, thậm chí có nhiều fan hâm mộ còn "chuyển nhà" sang weibo để đăng bài ủng hộ Trung Quốc, ủng hộ thần tượng của mình.

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

HUY SAN HÔ LẠI UỐN LƯỠI CÚ DIỀU ĐỂ PHỈ MẮNG TRIỀU ĐÌNH

Vẫn là Huy san hô, vẫn là gọng điệu mất dạy của một kẻ từng là nhà báo nhưng luôn đâm bị thóc chọc bị gạo, mới đây Huy san hô có bài trên mạng xã hội với tựa đề “Cấp Thứ trưởng trở lên không phải là người thường”.
Trong bài viết này, Huy san hô đem mấy lãnh đạo quốc gia đi công tác nước ngoài ra so sánh với chuyện người dân phải cách ly trong nước, Huy viết:
“Đầu tháng 9/2021 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đi châu Âu, cuối tháng 9/2021 chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đi Cu Ba và Mỹ. Nhưng chúng ta đã thấy, vừa trở về các vị ấy họp hành, thăm thú ngay. Trong khi, tùy tùng thì phải cách ly 7 ngày dù tất cả họ đều phải tiêm hai mũi vaccine ít nhất 14 ngày trước đó.


Chống dịch như vậy là dựa trên các nguyên tắc của của quyền lực chứ không dựa trên các nguyên tắc của dịch tễ.
Cuộc tháo chạy khỏi Sài Gòn của người miền Tây “đêm trước 1/10/2021” cho thấy, người dân đã cùng quẫn cả về vật chất lẫn tinh thần như thế nào. Chính quyền đã “nắm” dân bằng đủ loại thủ tục bằng cả app và giấy tờ, bằng cả dây thép gai và Công an… mà không biết dân đói hay no, không biết dân muốn về hay ở.
Chống dịch dựa trên nguyên tắc quyền lực không những đã thất bại mà còn nảy sinh biết bao bi kịch.
Chống dịch là để cứu người chứ không phải là cơ hội để hành hạ con người. hãy cùng dân chống dịch dựa trên cơ sở dịch tễ thay vì mệnh lệnh đơn phương, rồi coi dân như “đối tượng”.
Có thể nói đây là những dòng viết rất mất dạy của Trương Huy San nhằm khoét sâu mâu thuẫn giữa người dân và những người lãnh đạo đất nước, xuyên tạc chủ trương chống dịch của Chính phủ.
Sự khốn nạn ở chỗ Huy san hô đem so sánh chuyện các lãnh đạo quốc gia đi công du nước ngoài với chuyện người dân ở trong nước rồi bảo lãnh đạo quốc gia không phải người thường.
Xin thưa Huy san hộ rằng, lãnh đạo quốc gia người ta phải đi công du nước ngoài vì chuyện quốc gia đại sự, vì quan hệ đối ngoại, vì ngoại giao vắc xin về tiêm cho Nhân dân. Sao Huy lại đem lãnh đạo quốc gia ra so sánh với người dân, để rồi bỉ chôi châm biếm người khác. Lãnh đạo quốc gia mà cũng ngồi bó gối như dân thì đất nước này lấy đâu ra vắc xin mà tiêm, lấy đâu ra kinh tế mà phát triển.
Lại nữa Huy cho rằng chính quyền chống dịch dựa vào quyền lực. Vẫn là kiểu dân túy thường thấy của Huy san hô. Nếu chính quyền không cố gắng sử dụng quyền quản lý, để hàng vạn người miền Tây tự do rời khỏi thành phố Hồ Chí Minh như thế thì kéo theo biết bao nhiêu nguy cơ lây lan dịch bệnh cho các địa phương miền Tây, Huy san hô có tính đến không. Có thể cách làm ban đầu chưa hợp lý nhưng sau đó việc chính quyền huy động xe khách đưa bà con về kèm theo các phương án phòng dịch là điều xác đáng.
Huy cho rằng, chống dịch không phải để cứu người mà hành dân. Nói như Huy thì hàng vạn nhân viên y tế lăn lộn cả năm trời nay để làm gì, để hành dân thôi ư???
Rõ ràng cách nói của Huy san hô thể hiện rất rõ sự cạnh khóe, xách mé lãnh đạo từ cao xuống thấp. Hắn vẫn luôn núp bóng dân túy để công kích chính quyền. Một sự khốn nạn có hệ thống kể từ khi hắn viết “Bên thắng cuộc”.

NGƯỜI VIỆT YÊU THÍCH BÓNG ĐÁ NHƯNG CHỈ LÀ BÓNG ĐÁ CHIẾN THẮNG MÀ THÔI.

Hắn vừa gõ phím, vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ thua trận là hắn chửi. Mặc dù thi đấu với toàn những đội mạnh hơn nhiều, nhưng cứ chửi đã. Chửi cho sướng miệng cái đã. Thực tế thì thua trận là buồn đấy, ai cũng có quyền được phê phán hay chỉ trích, nhưng từ những giới hạn đó đẩy lên đến mức "công kích và tấn công cá nhân" là không thể chấp nhận được.


Một tiền đạo đang thi đấu cho CLB Bình Định cũng bị làn sóng dân mạng tấn công chỉ vì họ thấy một cầu thủ mang tên "Thanh Bình" trong cái tên Lê Thanh Bình của anh - cầu thủ thi đấu hôm qua là hậu vệ trẻ Nguyễn Thanh Bình. Nhiều người chỉ biết chửi cho sướng cái miệng mà thiếu suy nghĩ, ngay đến cả việc “đúng người” - họ cũng không làm được.
Chưa hết, những người này còn lấy vợ con, gia đình của cầu thủ ra để chì chiết cho thỏa mãn tâm lý bầy đàn. Vợ của Văn Đức, vợ của Công Phượng… đều trở thành nạn nhân của một làn sóng chỉ trích vô lý khi họ cho rằng những người vợ này trực tiếp khiến các cầu thủ xuống phong độ. Một số cá nhân còn lấy ảnh vợ con ra chế ảnh lung tung - điều này thật sự rất bỉ ổi.
Chửi trọng tài, chửi cầu thủ nước bạn, chửi AFC, chửi FIFA, chửi VFF và chửi luôn cả cầu thủ đội mình. Nhiều người thậm chí còn chẳng thông thuộc hết vị trí trong một đội bóng đá hoặc nhiều khi chỉ vì “thấy họ xem nên tôi xem” nhưng vẫn tự trao cho mình cái quyền “bố mày ghét thì bố mày chửi” bằng cái tâm thế “xem bóng đá kiểu phong trào”.
HLV Park từng nói rằng: “Người Việt Nam yêu thích bóng đá nhưng chỉ là bóng đá chiến thắng thôi” sau Sea Games. Có lẽ những lời đó của thầy nói khi chứng kiến làn sóng hâm mộ ăn mừng chiến thắng và cả những lời chỉ trích từ báo chí, người hâm mộ khi đội tuyển mắc lỗi.
Nên nhớ, người hâm mộ có quyền chỉ trích và phê phán. Nhưng không một ai có quyền tấn công, nhục mạ cá nhân với những con người đang làm nghĩa vụ quốc gia, càng không được lôi gia đình của họ vào. Chúng ta, những người hâm mộ bóng đá, những con người từng hát quốc gia trước trận cần có một suy nghĩ “thưởng phạt phân minh”, thay vì cứ mãi một điệp khúc “tìm lý do để chửi bới cho sướng cái miệng”.
Chửi bới, miệt thị các cầu thủ hay gia đình của họ không khiến chúng ta chiến thắng. Thậm chí có thể khiến cho cầu thủ gặp ức chế tâm lý, mệt mỏi, trầm cảm và dư âm có thể ảnh hưởng đến những trận đấu sau nữa.
Đội tuyển của chúng ta đạt được nhiều thành tích, nhưng một số người hâm mộ dường như không xứng với những thành tích đó.

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

GÓC HỔ BÁO VÀ CÁI KẾT:

GÓC HỔ BÁO VÀ CÁI KẾT: KHỞI TỐ HÌNH SỰ CẢ GIA ĐÌNH "ĐÁNH HỘI ĐỒNG" NHÂN VIÊN Y TẾ! KHÔNG SINH CÙNG NGÀY CÙNG THÁNG CÙNG NĂM NHƯNG NGUYỆN ĐI TÙ CÙNG NĂM, CÙNG THÁNG CÙNG NGÀY!
Ngày 6/10, Công an quận 8, TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú với Liêu Tuấn Trọng (SN 1971), Huỳnh Thị Cẩm Hương (SN 1974, là vợ của Trọng) và Liêu Thanh Thảo (SN 1998, là con gái của Trọng), cả 3 cùng ngụ quận 8, về hành vi "Chống người thi hành công vụ".


Trước đó, nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở khu vực thì Trọng không đồng ý và cự cãi dẫn tới đánh nhau. Vợ và con Trọng cũng dùng bàn, ghế nhựa tấn công các nhân viên y tế rồi bỏ đi. Các nhân viên y tế chỉ đứng im chịu trận trước màn dùng võ, ghế của gia đình.
Quá trình điều tra, công an xác định Trọng cùng vợ và con có hành vi "Chống người thi hành công vụ" nên đã khởi tố.

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021

LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG KÍCH ĐỘNG KÊU GỌI NGƯỜI DÂN VỀ QUÊ

Ngày 2/10, phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương cho biết đã mời làm việc với 02 đối tượng có hành vi sử dụng mạng xã hội để đăng thông tin sai sự thật, kích động, kêu gọi người dân tự ý bỏ về quê làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch cũng như tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.


Qua xác minh, lực lượng chức năng xác định, N.H.A (27 tuổi, quê Kiên Giang) hiện làm công nhân và tạm trú tại phường Tân Vĩnh Hiệp (TX Tân Uyên). Ngày 29/9, N.H.A có tham gia nhóm “hội tụ Tân Uyên” khoảng 200 thành viên và đăng thông tin kêu gọi người dân ngày 01/10 tập trung để về quê.
Cùng ngày, lực lượng Công an đã mời làm việc với L.T.K.L. (31 tuổi, quê Sóc Trăng). Ngày 01/10, L.T.K.L. sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân đăng tải thông tin kích động người dân gây bạo động làm ảnh hưởng xấu đến tình hình ANTT. Tuy nhiên, qua làm việc với cơ quan chức năng, bà L.T.K.L. cho biết tháng 8/2021, bà đã nhận được số tiền 800.000đ của nhà nước hỗ trợ nhưng vẫn đăng thông tin sai sự thật trên với mục đích muốn nhận thêm tiền hỗ trợ.
Các đối tượng đã nhận thức hành vi sai trái, đã gỡ bỏ thông tin đăng tải sai sự thật và cam kết không tái phạm.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các cấp chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đã nỗ lực, kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, các chính sách an sinh xã hội đã được triển khai đến người dân. Hiện tỉnh Bình Dương đang triển khai tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 mũi 2 cho người dân trên địa bàn nhằm sớm đạt miễn dịch cộng đồng, từng bước đưa cuộc sống về trạng thái bình thường mới. Do đó, người dân cần tiếp tục chung tay cùng chính quyền, tiếp tục thực hiện các khuyến cáo 5K của Bộ Y tế về phòng chống dịch, tuyệt đối không nghe, làm theo lời các đối tượng xấu kích động, gây chia rẽ mối đại đoàn kết dân tộc, làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch cũng như tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

CHỈ LÀ PHIM THÔI MÀ HAY LÀ SỰ DỄ DÃI CỦA MỘT ĐÁM NGƯỜI!

Nhưng bộ phim đó xuyên tạc về cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc của chúng ta, mô tả cha ông ta như những kẻ xâm lược. Và câu chuyện đã không còn "chỉ là phim nữa...".


Phần lớn ký ức tuổi thơ của chúng ta đều có sự hiện diện của các tác phẩm điện ảnh Trung Quốc. Những năm 80, chúng ta có Tây Du Ký, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng… những năm 90, chúng ta phát cuồng với những tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung, Cổ Long hay những sản phẩm độc lập như Hoàn Châu Cách Cách, Bao Thanh Thiên, Vịnh Xuân Quyền… Rồi sau đó là làn sóng phim Thành Long, phim ngôn tình, phim tiên hiệp, mới hơn nữa là làn sóng phim đam mỹ…
Thẳng thắn mà nói, do là hai quốc gia đồng văn, khán giả Việt Nam tiêu thụ nhiều sản phẩm từ Trung Quốc. Người Hàn Quốc không hề thích người Nhật Bản và thậm chí còn là một sự thù địch sâu sắc, nhưng người Hàn Quốc không thể chối cãi các ảnh hưởng đến từ Nhật Bản trong giai đoạn đầu của “bình minh văn hóa” trong cách lĩnh vực như điện ảnh, thời trang, âm nhạc, truyện tranh... Và một trong những tuyệt tác điện ảnh Hàn Quốc: Oldboy - cũng lấy kịch bản từ bộ truyện tranh cùng tên của Nhật Bản.
Xem phim Trung Quốc có phải là không yêu nước? Xin trả lời rõ ràng là không. Vì nếu lấy tiêu chí như vậy, thì có lẽ phần lớn chúng ta đều là những người không yêu nước. Nhưng nếu bộ phim Trung Quốc đó xúc phạm lịch sử Việt Nam, vu cáo Việt Nam là quốc gia “xâm lược”, biến người lính anh hùng vị quốc vong thân của chúng ta thành những tên đồ tể xâm lược. Thì nếu là một người Việt Nam yêu nước, hiểu lý lẽ, chắc chắn phải nói không rồi.
Trong thời buổi toàn cầu hóa, chúng ta không thể đóng cửa chơi một mình. Mỗi quốc gia đều là một mắt xích trong mạng lưới toàn cầu. Người Hàn Quốc cấm các phim Nhật Bản về đề tài chiến tranh Nhật Bản, nhưng họ vẫn rất cởi mở với điện ảnh Nhật Bản, coi thị trường Nhật Bản như là một “miếng vàng mười béo bở”. Đài Loan cũng cấm các các tác phẩm điện ảnh Trung Quốc nói về đề tài Nội chiến Quốc - Cộng, nhưng vẫn “mở” cho nhiều bộ phim Trung Quốc khác.
Về Việt Nam, những bộ phim có đường lưỡi bò, hay xuyên tạc lịch sử Việt Nam đều bị cấm chiếu hoặc lên án mạnh mẽ, nhưng thực sự là có quá nhiều người, bất chấp lịch sử dân tộc, mặc kể chủ quyền quốc gia. Họ vẫn đón xem, thậm chí nhiệt tình PR phim và diễn viên, cho rằng phim ảnh không liên quan đến chính trị và nhiều người con có những động thái như “gọi cha ông ta là giặc”, “gọi những người đóng vai giết hại đồng bào ta là chồng”.
Phim ảnh là một hình thức biểu đạt của tuyên truyền chính trị. Nếu ai đã biết về bộ phim The King: Eternal Monarch của điện ảnh Hàn Quốc, có phân cảnh là hải quân Hàn Quốc áp chế điện tử và ra lệnh cho hải quân Nhật Bản phải buông súng - điều này khiến cho người Nhật buồn cười còn người Hàn thì thỏa mãn. Hay như các phim Trung Quốc làm về những cuộc chiến chống Nhật thì như là quân Nhật không khác gì “bù nhìn”. Và Mỹ còn thậm chí làm phim ám sát thành công Kim Jong-un hay Fidel Castro - những người mà họ chưa từng động được vào sợi lông chân.
Chấp nhận xem những bộ phim như Vương Bài, đó là bước đầu của một sự đồng hóa về mặt chính trị và ý thức hệ cá nhân, rồi sẽ những tiền lệ sau đó nữa. Sẽ ra sao nếu một thế hệ trẻ ngày nay xem những bộ phim như thế này, và họ truyền bá cho những người khác, rồi kể cho con cháu nghe? Mười mấy năm học lịch sử hoàn toàn có thể bị đạp đổ bởi một con người cuồng thần tượng.
Trên Twitter những ngày này, có 2 hashtag trending tại Việt Nam nhằm bảo vệ lịch sử nước nhà, lên án bộ phim Vương Bài và những cá nhân “gọi cha ông ta là giặc”: PROTECT VIETNAMESE HISTORY và PROTECT THE TRUE HISTORY. Nhiều bạn trẻ còn mang những hashtag này lên Twitter khu vực Trung Quốc “tấn công trên Weibo, ngoài ra còn bình luận tại các bài viết chia sẻ đường lưỡi bò của các ngôi sao Trung Quốc.
Dĩ nhiên, vị thế của những hashtag này không cao như ở Việt Nam, nhưng đó là một lời tuyên bố của những con người muốn bảo vệ lịch sử nước nhà. Bất cứ một nỗ lực bảo vệ lịch sử nào cũng đáng quý.
Điện ảnh, âm nhạc, ca múa nhạc ... hay gọi chung là văn hóa nghệ thuật chính là một trong những tránh của quyền lực chính trị quốc gia. Chỉ có những kẻ ngây thơ và ngô nhận mới cho rằng "phim ảnh tách rời chính trị".
Phần lớn chúng ta đều đã, đang hoặc sẽ xem phim Trung Quốc. Câu chuyện tiếp nhận văn hóa nhưng phải đi kèm với sàng lọc văn hóa. Phần lớn chúng ta đều có thần tượng, nhưng chúng ta phải hết lòng hết dạ vì đất nước trước đã!

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

DỰ BÁO THỜI TIẾT NHƯNG LẠI Ở BÁO "CÔNG AN NHÂN DÂN"

Theo thông tin từ fanpage tick xanh của báo Công An Nhân Dân thì mùa đông năm nay sẽ lạnh hơn mọi năm, rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện sớm.


Để chống chọi với cái lạnh mùa đông sắp tới, mọi người nên tích trữ 1 ít củi, có thể là những cành cây khô từ mùa lũ năm ngoái hay mùa dịch năm nay, củi càng khô đốt càng cháy đượm.
Ai có nhà thờ tổ hay biệt thự hạng sang thì nên che chắn lại cửa sổ, cửa chính, tránh gió mùa đông bắc lùa vào, dễ gây các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, tuyến giáp hay xương khớp đau mỗi khi trái gió trở trời, lại tốn kém thêm tiền mua thực phẩm chức năng.
Vào những ngày rét đậm rét hại, người dân cũng nên hạn chế ra đường. Ở trong nhà ăn bánh bông lan trứng muối hay order 1 xuất bún đậu mắm tôm cũng được. Cả nhà quây quần bên nhau xem "Trò chơi sao kê" - nghe nói đang gay cấn vì vừa có 1 người chơi tên là Nam Hwang Kang bị loại ở vòng gửi xe.
Ngoài ra thì Bộ Công An luôn có sẵn phòng ốc, kín cổng cao tường, không sợ gió lùa cho những người lỡ phạm sai lầm và cần thời gian tĩnh tâm để sửa chữa!!!
Mùa đông năm nay chắc là lạnh thật đấy nhưng với 1 đất nước nhiệt đới, gần xích đạo như Việt Nam thì chuyện có tuyết chắc chỉ có trong mơ thôi

TP. HCM những ngày này

Những năm 198x, kinh tế còn khó khăn nên anh em gặp nhau hay chào bằng câu: “Ê! Ăn cơm chưa?”


Những năm 199x, đời sống khá hơn nên ai cũng có xe máy, xe đạp anh em gặp nhau hay chào bằng câu: “Ê! Đi đâu đó?”
Những năm 200x, kinh tế đi lên nên anh em gặp nhau hay chào bằng câu: “Ê! Dạo này làm ăn sao rồi?”
Những năm 201x, nhậu nhẹt, ăn ngon thường xuyên nên anh em gặp nhau hay chào bằng câu: “Ê! Dạo này có vẻ phát tướng nhỉ?”
Năm 2021… “Ê! Tiêm chưa? Sốt không? Tiêm được mấy mũi rồi mày?”
Nguyen Khanh

Những lời khen bẩn thỉu...


Ở trên đời này có một kiểu khen cực kỳ nguy hiểm, ấy là "khen cho chết cụ nó đi".
Là kẻ có ăn có học, biết tư duy thì phải biết mình là ai, mình đang ở đâu và mình có cái gì; rồi cũng phải biết trong những lời khen chê dành cho mình ấy - có mấy phần thật, mấy phần là đểu giả. Đời mà, Thạch Sanh thì ít chứ "Lý Thông" thì nhiều vô kể.


Một xã hội mang đậm chất văn hoá Á Đông với lễ nghĩa, luân lý... không bao giờ có thể dung dưỡng thứ văn hoá phẩm đồi truỵ hủ bại và trái cả với đạo lý tự nhiên cũng như xã hội kiểu như một bộ phim với những cảnh sinh hoạt tình dục bầy đàn, trần trụi. Các anh chị có thể tò mò hoặc có những quan điểm hay sở thích dị hợm về tính dục và có thể xem những thứ phim tương tự ở trên mạng, nhưng đó là sự lén lút và phải tránh sự phát hiện của người khác. Bởi đó là sự điều chỉnh tự nhiên của luân lý, đạo đức và cả của pháp luật - nó không chấp nhận sự hiện diện một cách công khai của những thứ phản đạo đức, phản văn hoá trong lòng xã hội ấy. Ngay cả ở xã hội của những kẻ đã và đang buông lời khen với bộ phim ấy - người ta còn không chấp nhận được một lối sống quần hôn, dị dục nên những thứ ấy cũng chỉ tồn tại ở phạm vi của một "thế giới ngầm" của nó. Ấy thế mà có những kẻ lại tin rằng những lời khen ngợi hay giải thưởng kia là thật lòng và thực chất. Điều ấy thật đáng nực cười và khinh bỉ...
Chúng khen hay trao thưởng để các anh tự phá nát cái nền văn hoá xứ này - thứ mà các anh vẫn ngày ngày ra rả kêu gọi phải bảo vệ bản sắc và chửi bới cơ quan nọ, tổ chức kia rằng tiếp tay cho sự xâm lăng của văn hoá hay giá trị Trung Quốc. Thử hỏi các anh chị bảo vệ bản sắc văn hoá như thế sao? Các anh chị chống sự xâm lăng văn hóa như thế sao? Đừng biến mình thành kẻ phản tặc, gặm nhấm và huỷ hoại văn hoá truyền thống từng chút một như loài chuột bọ mang theo mầm bệnh dịch hạch...