KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

CÁC CÔ GIÁO CHÂU PHI DUYÊN DÁNG TRONG TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM: "CẢM ƠN TẤM LÒNG TUYỆT VỜI CỦA CÁC BẠN!".

Ai theo dõi Quang Linh Vlogs chắc chắn không thể không ủng hộ người bạn thân của Quang Linh - Công Giáp Vlogs. Team Công Giáp thời gian qua không chỉ xây nhà công vụ, lớp học cho bà con nghèo khó Châu Phi mà còn dành tặng phần quà đặc biệt cho các các cô giáo ở đây: mỗi người một bộ áo dài truyền thống Việt Nam. Thật tuyệt vời!
Các thầy, cô giáo nơi châu Phi xa xôi chia sẻ rằng:

- Trong đời tôi chưa bao giờ được mặc bộ quần áo nào đẹp như này.
- Cảm ơn các bạn đã mang văn hóa Việt đến miền quê nghèo.
- Cảm ơn các bạn đã xây trường học, mang ánh sáng, lại mang cả tình yêu của đất nước Việt Nam thân thương đến với Châu Phi.
Thật hạnh phúc khi nhìn thấy tà áo dài của Việt Nam mình tung bay trên đất Châu Phi - Angola. Nhìn tà áo dài Việt Nam cùng nụ cười của các bạn Châu Phi, chúng ta thầm cảm thấy tự hào rằng người Việt Nam đúng là vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng luôn sẵn lòng giúp đỡ, đùm bọc bất cứ người bạn thân thương nào. Bên cạnh đó Quang Linh và những người bạn góp phần mang hình ảnh Việt Nam vượt qua biên giới.

XỨNG DANH NGƯỜI CON QUÊ HƯƠNG BÁC HỒ

Năm 2012 anh Thái Ngô Hiếu quê Nghệ An viết đơn tình nguyện nhập ngũ vào lực lượng CAND; đến năm 2015, với nhiều thành tích xuất sắc trong huấn luyện và cứu nạn cứu hộ, anh được biên chế vào lực lượng CAND. Trải qua 10 năm công tác, anh đã trực tiếp cứu sống 15 người (+4), tìm kiếm được 37 thi th.ể n.ạn nhân, di chuyển hơn 50 hộ dân bị ngập lụt đến nơi an toàn…

Anh đã được Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm ký quyết định thăng vượt 2 cấp hàm, từ Trung úy lên Đại úy.
Chúc mừng đồng chí, chúc đ/c luôn mạnh khỏe hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2022

BỘ CÔNG AN KÝ QUYẾT ĐỊNH THĂNG CẤP BẬC HÀM ĐỐI VỚI ĐỒNG CHÍ THÁI NGÔ HIẾU VÌ ĐÃ CÓ THÀNH TÍCH ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC
Ngày 11/4/2022, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định thăng cấp bậc hàm sĩ quan nghiệp vụ từ Trung úy lên Đại úy đối với đồng chí Thái Ngô Hiếu, cán bộ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Đồng Nai vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc.

Lãnh đạo Bộ Công an được báo cáo: Ngày 10/4/2022, trong lúc tắm biển tại bãi tắm khu Resort Zenna thuộc xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đồng chí Trung úy Thái Ngô Hiếu, sinh năm 1989, cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực Trảng Bom, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Đồng Nai nghe có người dân kêu cứu và phát hiện 01 nhóm thanh niên xảy ra đuối nước tập thể tại khu vực nước rất sâu, chảy xiết và sóng biển lớn. Sự việc xảy ra vô cùng nhanh chóng, khiến những người dân hoảng loạn và không thể ứng cứu kịp thời, song với tinh thần dũng cảm ngay lập tức, đồng chí Hiếu đã nhanh chóng bơi ra khu vực bị nạn anh dũng chiến đấu với cơn sóng lớn để cứu người, trực tiếp đưa được 04 người vào bờ và bằng kỹ năng nghiệp vụ, đồng chí Hiếu đã thực hiện sơ cứu tại chỗ, cứu sống 04 nạn nhân, sau đó tiếp tục phối hợp với lực lượng chức năng và nhân dân sở tại tổ chức tìm kiếm được thi thể 01 nạn nhân còn lại.
Trong quá trình công tác, đồng chí Hiếu đã tham gia 39 lượt cứu nạn, cứu hộ và đã cứu sống được 11 người, tìm kiếm được 37 thi thể nạn nhân, tham gia di chuyển hơn 50 hộ dân bị ngập lụt đến nơi an toàn…
Với những thành tích đã đạt được, đặc biệt là hành động hết sức dũng cảm, không sợ hiểm nguy, gian khổ, xả thân chấp nhận hy sinh đến tính mạng để cứu người dân bị đuối nước, thể hiện tinh thần, trách nhiệm với nhân dân, để lại hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Công an trong lòng nhân dân, ngày 11/4/2022, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định thăng cấp bậc hàm sĩ quan nghiệp vụ từ Trung úy lên Đại úy đối với đồng chí Thái Ngô Hiếu, cán bộ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Đồng Nai.
Sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương, khen ngợi đồng chí Thái Ngô Hiếu vì đã

Mình thực sự rất khâm phục đường lối đấu tranh ngoại giao của cha ông ta ngày trước.

Mình thực sự rất khâm phục đường lối đấu tranh ngoại giao của cha ông ta ngày trước.
Kẻ thù của người dân Việt Nam không phải là người dân Pháp, người dân Hoa Kỳ, người dân Trung Quốc. Mà kẻ thù của người dân Việt Nam là "thực dân", "đế quốc", "chế độ" và giới cầm quyền.

Sau chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, hàng ngàn lính Pháp và lê dương được trở về. Nhiều người trong số họ bị thuyết phục bởi tính chính nghĩa trong cuộc chiến của chúng ta. Sau này, họ trở thành những người bản địa Pháp hết mực ủng hộ chúng ta trong các cuộc đàm phán xung quanh Hiệp định Paris. Họ cầm cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam , họ biểu tình phản chiến, quyên góp viện trợ gửi đến Việt Nam. Chắc ít người biết về bài phát biểu của tướng Charles de Gaulle vào năm 1960 tại Phnom Penh, ông lên án việc Hoa Kỳ can thiệp Việt Nam, không muốn Hoa Kỳ lặp lại sai lầm như người Pháp và muốn Việt Nam hòa bình. Một phần vì bài phát biểu này, hàng chục quốc gia châu u quyết định không can thiệp, gửi binh lính đến Việt Nam.
Khi những phi công Mỹ nhảy dù xuống miền Bắc Việt Nam, họ được bảo vệ, tôn trọng và cung cấp cho một chế độ ăn nghỉ tương đối cao cấp vào thời điểm đó. Cha ông ta thừa biết rằng tội ác của những phi công ấy lớn như thế nào, nhưng khi ở trên không thì họ là đối thủ, còn khi nhảy dù xuống đất, thì họ trở thành tù binh chiến tranh. Nhiều người trong số họ sau này trở thành những người bạn của Việt Nam, vun đắp cho mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, trở thành người đấu tranh cho làn sóng phản chiến, cho sự hòa hợp giữa hai quốc gia từng là cựu thù. Cựu ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ John McCain là một ví dụ rõ ràng nhất.
Người Việt ta có câu “ở đâu cũng có người này người nọ”, tuyệt đối không nên đánh đồng, quy chụp. Có nhiều lính Mỹ đã gây ra tội ác ở Việt Nam, nhưng cũng có rất nhiều người Mỹ lương tri, lên án chiến tranh. Cuộc chiến của chúng ta đạt được thành công cũng là một phần nhờ những người Mỹ yêu chuộng hòa bình.
Trong cuộc chiến biên giới 1979, một nguyên nhân khiến cho quân đội Trung Quốc tiến chậm chạp vào lãnh thổ Việt Nam là do nhiều người dân Trung Quốc vùng biên giới giáp Việt Nam từ chối, hạn chế tham chiến hoặc tham gia hậu cần. Nhiều cựu binh Trung Quốc phản đối cuộc chiến vì những người Việt Nam đã từng giúp đỡ quân đội Trung Quốc trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn diễn ra vào năm 1949 - 1950 và hai nước đã từng có thời gian “mặn nồng” trước năm 1973 - năn mà Trung Quốc và Hoa Kỳ quyết định bắt tay nhau.
Việt Nam và các quốc gia trên từng là đối thủ, nhưng người dân Việt Nam và người dân các quốc gia trên chưa bao giờ ở tình trạng đối đầu. Dù từng là đối thủ, nhưng không bao giờ là đối thủ vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn…
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Chúng ta cần phân biệt nhân dân Mỹ với đế quốc Mỹ" và muốn chiến thắng một cuộc chiến, chúng ta cần sự ủng hộ của nhân dân nước bạn, những con người có lương tâm và yêu chuộng hòa bình.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

CHIÊU BÀI NHÂN QUYỀN VÀ PHẢN ỨNG CỦA VIỆT NAM

Tối qua, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tiến hành bỏ phiếu về việc loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (một hội đồng nhỏ trực thuộc Liên Hợp Quốc)



Theo kết quả được công khai, Việt Nam là một trong số 24 quốc gia tham gia bỏ phiếu chống/phản đối (phiếu đỏ). Trong số 24 quốc gia có một số quốc gia đáng chú ý như Trung Quốc, Lào, Iran, Cuba... Trong danh sách các quốc gia bỏ phiếu trung lập (phiếu trắng) có nhiều quốc gia là đồng minh thân cận của phương Tây hoặc đang đóng vai trò trong việc định hình giá nhiên liệu thế giới như Saudi Arabia, UAE, Qatar...
So với các lần bỏ phiếu trước, đã có một sự phân cực rất rõ ràng khi có tới 24 quốc gia bỏ phiếu chống, 58 quốc gia bỏ phiếu trắng (chiếm 40% số các quốc gia tham bỏ phiếu). Đây là một cuộc bỏ phiếu quá vội vàng khi chưa có kết quả điều tra trung lập, kết luận cuối cùng liên quan đến vụ việc Bucha.
Không phải ngẫu nhiên mà châu Phi, Trung Đông (ngay cả các quốc gia đồng minh, bán dầu, giàu có như Qatar, UAE, Saudi Arabia, Oman... ), Nam Mỹ, Nam Á, Đông Nam Á (Indo, VN, Lào)... phản đối hoặc bỏ phiếu trung lập.
Các ông toàn đi đô hộ, đi xâm chiếm, thuộc địa hóa, vơ vét tài nguyên rồi đi ném bom nước người ta mà đi giao giảng nhân quyền, dân chủ thì làm gì có tư cách.
Team Đông Nam Á lần này khá gắt khi có tới 8/10 các quốc gia không đồng ý hoặc trung lập về quyết định loại Nga ra khỏi Hội đồng nhân quyền.
Có lẽ đã đến lúc Liên Hợp Quốc cần nghiêm túc nhìn lại quân bài "dân chủ, nhân quyền" khi áp dụng với các quốc gia khác. Liên Hợp Quốc vốn dĩ nên là một tổ chức hòa hợp, chính nghĩa, công tâm, thay vì là một tổ chức có lẽ bị chi phối bởi quyền lực của các nước lớn.

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2022

SAU KHI BỊ ĐÌNH CHỈ TƯ CÁCH THÀNH VIÊN, NGA NGAY LẬP TỨC RÚT KHỎI HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ

Đại hội đồng LHQ ngày 7/3 đã quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền do tình hình chiến sự ở Ukraine, sau khi 93 nước tham gia phiên bỏ phiếu ủng hộ hành động này, 24 nước bỏ phiếu phản đối và 58 quốc gia bỏ phiếu trắng.
Đại sứ Ukraine tại LHQ Sergiy Kyslytsy, người đầu tiên phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, gọi việc đình chỉ Nga "không phải là một lựa chọn, mà là một nghĩa vụ". Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã "cảm ơn" tất cả những nước bỏ phiếu ủng hộ.

Trong khi đó, đại diện Nga cho rằng phiên bỏ phiếu tạo ra một tiền lệ nguy hiểm. Phía Nga cũng lấy làm tiếc khi Đại hội đồng LHQ đưa ra quyết định trên, đồng thời khẳng định Moscow sẽ tiếp tục bảo vệ lợi ích cốt lõi của họ bằng mọi cách.
Theo giới truyền thông, kết quả của cuộc bỏ phiếu không loại trừ lập tức Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền có 47 thành viên, mà chỉ khiến Nga không còn được đề xuất các nghị quyết hay tham gia thảo luận về các vấn đề tại cơ quan này, ngoại trừ những vấn đề liên quan trực tiếp đến Nga.
Tuy nhiên, Reuters dẫn lời phó đại sứ Nga tại LHQ Gennady Kuzmin tuyên bố Moscow đã quyết định rút hoàn toàn khỏi Hội đồng Nhân quyền vì cuộc bỏ phiếu là "bước đi bất hợp pháp và có động cơ chính trị".
Phiên bỏ phiếu được tiến hành sau khi Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga chịu trách nhiệm cho hàng trăm dân thường thiệt mạng ở thị trấn Bucha, gần Kiev; còn Moscow khẳng định tình huống ở Bucha chỉ là một màn kịch do Kiev tạo ra.
Hiện chưa có bất cứ cuộc điều tra độc lập nào được tiến hành để xác minh sự cố ở Bucha. Nguyên nhân, thời điểm và vị trí tử vong của các thi thể chưa được làm rõ.
Trước phiên bỏ phiếu, Trung Quốc tuyên bố sẽ không ủng hộ việc đình chỉ Nga vì cho rằng động thái này có thể làm trầm trọng thêm cuộc chiến và cần phải điều tra thêm về các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Ukraine. Brazil, Ai Cập, Mexico, Iran và Nam Phi cũng ủng hộ quan điểm trên.
Đây được cho là lần đầu tiên một quốc gia thuộc nhóm Thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ bị đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền.

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

VĨNH BIỆT NGƯỜI ĐƯA CƠM CHO BÁC HỒ Ở PÁC BÓ

Cụ Hoàng Thị Khìn, 102 tuổi, lão thành cách mạng, người trực tiếp đưa cơm, nuôi giấu Bác Hồ khi Người hoạt động ở Pác Bó, Cao Bằng vừa qua đời, hưởng thọ 103 tuổi.

Sinh thời, cụ Khìn từng tham gia công tác hậu cần, tiếp tế, đưa cơm cho Bác Hồ trong thời gian Người sống và làm việc tại Pác Bó. Trong những lần gặp, được nghe bác Hồ kể chuyện, cụ Khìn giác ngộ và nhiệt tình tham gia hoạt động cách mạng.
Khi đã ngoài 100, tuổi cao, sức yếu nhưng cụ vẫn minh mẫn, vẫn kể vanh vách câu chuyện về những ngày tham gia cách mạng, được đưa cơm cho Bác và còn đủ sức hát bài ca cách mạng bằng tiếng Nùng.
Cụ Khìn về với đất mẹ cũng là một nỗi tiếc thương với những người dân xóm Pác Bó. Cụ là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu Pác Bó học tập và còn là niềm tự hào, là nhân chứng sống cho lịch sử hào hùng của mảnh đất cách mạng này.

"NGƯỜI BỐ" CỨU SỐNG HƠN 60 BÉ CHÓ, MÈO TỪ LÒ M.Ổ

"Người bố" của hơn 60 chú chó, mèo bị bỏ rơi được giải cứu trong ngôi nhà đó chính là Thượng úy Lê Hùng Dương (sinh năm 1990) hiện đang công tác tại đội CSGT Thành phố Buôn Ma Thuột, công an tỉnh Đắk Lắk.

Khi được hỏi về cơ duyên nào đang là một chiến sĩ CSGT lại lao vào làm thêm công việc "bao đồng" này. Đồng chí Dương chỉ cười, có lẽ do cái duyên cái số nó vồ đến nhau, từ nhỏ đã hết lòng yêu thương động vật; từ con gà, con mèo đến những chú chó của nhà cũng như xung quanh làng xóm.
Anh kể câu chuyện giải cứu chó có lẽ bắt đầu từ năm 2017 (Khi đó còn đang công tác ở cảnh sát hình sự), trong một buổi tối đi làm về thì tình cờ phát hiện 2 đối tượng chạy xe máy chở theo 2 bao tải có dấu hiệu nghi vấn nên lập tức đuổi theo. Lúc này, do hoảng sợ, các đối tượng đã ném bao tải xuống đất rồi bỏ chạy thoát thân.
"Lúc mở bao tải ra, em thấy rất nhiều cún bên trong. Trong số này, có một bạn cún cái đang mang thai gần sinh nở, cơ thể đang rất yếu và rất đáng thương. Em quyết định đem nó về nhà trọ để chăm sóc. Tuy nhiên sau cùng lại chỉ giữ lại được 1 đứa con của bạn cún này, em xem bé như con nuôi và đặt tên là bé Trề".
Cứ vậy, tình thương dành cho đàn chó, mèo ngày càng lớn trong người Dương, khiến chàng Thượng úy trở thành người "bao đồng" suốt 5 năm nay, chuyên giải cứu những chú cún không may bị bỏ rơi, thậm chí chuẩn bị vào lò m.ổ để phục vụ các quán nhậu đông khách...
Anh chia sẻ lương tháng của mình tầm hơn 10 triệu đồng, trong khi một ngày tiền ăn hết hơn 500 nghìn đồng, một tháng gần 20 triệu. Nên ngoài công việc chính, thời gian rảnh anh phải làm thêm nhiều việc khác, ai thuê việc gì cậu làm nấy, không ngại gì miễn là đủ trang trải cuộc sống cho những chú chó, mèo của mình.
"Em cũng có nhiều mối quan hệ, nên anh em cần gì em đều làm hết. Từ giúp dọn nhà, phụ việc hay trước đây còn đi phụ hồ, bốc vác… Biết việc em làm người ta thương phụ thêm 500, 1 triệu mình cũng có thêm tiền về chăm lo cho các bé. Tâm sự thật với anh giờ em 32 tuổi nhiều lúc trong túi không có nổi 50 nghìn đồng cho mình nữa".
Những chú chó, mèo được thượng úy Dương cứu về đều rất ngoan và nghe lời cậu. Những lần đi "cứu hộ", anh đều biết, đầu tiên muốn các chú chó, mèo thuần mình thì đừng sợ tiếp xúc với các bé. Có những chú cún đi cứu về, để làm quen anh chọn cách nhốt mình và ở chung với bé như 2 người biệt giam vậy. Hằng ngày, anh cùng ăn cơm với chú cún, cho nó ăn rồi ánh mắt nó từ từ cảm nhận quen và thân với mình.
"Những đối tượng bắt t.rộm chó mèo ở địa bàn này gặp em là họ biết và tránh. Nhiều khi mình phải nói chuyện bằng tình cảm chứ không phải lúc nào cũng dùng nghiệp vụ.
Có những lần em đưa những người chuyên bắt t.rộm chó, mèo vào lò mổ để họ cảm nhận được ở trong đây động vật bị t.ra t.ấn dã man như thế nào. Từ đó họ bỏ bắt c.hó và chuyển sang yêu thương, nhận nuôi chó mèo cùng em".

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC THẾ HỆ

Người thì đổ lỗi cho những đứa bé. Người thì chuyển qua trách cha, trách mẹ của chúng. Rồi trách trường, trách giáo viên chủ nhiệm, trách lớp, trách đến xã hội, đến nền giáo dục, đến an sinh xã hội, đến…cái lan can chung cư, đến đại dịch khiến tương tác xã hội giảm…

Thực ra thì trách mắng không khiến người đã khuất trở về, cũng chẳng khiến những người ở lại bớt buồn.
Có những con người trưởng thành, mà sáng chúng ta vẫn thấy họ cười, đến chiều tối là đã không còn thấy họ nữa. Có những người nổi tiếng, thành danh, giàu có, gia đình đuề huề, nhưng họ lại chọn dừng lại ở một độ tuổi rất trẻ. Điều gì khiến họ hành động như vậy? Chúng ta - những người quan sát ở góc nhìn khác, sẽ không thể biết và hiểu nên dễ buông những lời nặng nề.
Mình thấy có nhiều người hay so sánh lớp trẻ hiện nay với lớp trẻ hồi xưa. Nhưng mỗi sự so sánh đó có lẽ sẽ không giúp gì mấy, mà điều ấy chỉ khiến hố sâu thế hệ thêm rộng ra. Hồi trước, thế giới của mỗi đứa trẻ thường rộng, đó là bầu trời, ruộng lúa, đường làng đến trường… Còn thế giới của lũ trẻ hiện tại giữa phố thị lại là những bức tường, smartphone, TV và máy tính - mà các bạn thừa biết những thứ đó độc hại thế nào rồi mà.
Có một thực tế đáng buồn là, thời nào, những đứa trẻ đang phải sống giữa những sự so sánh. Nào là “con nhà người ta” hay “con hàng xóm”... Rồi đến ngày nay thì là “con chị đồng nghiệp”, “con bác phòng bên”, “con sếp”... Trẻ con dường như không phải chạy đua cho riêng chúng mà còn chạy đua cho cả bố mẹ. Có lẽ, những thế genZ và tương lai sẽ trở thành giống như những thế hệ trẻ ở Hàn, Nhật, Trung… hiện tại. Một thế giới phải gồng mình chạy đua và nhiều người chọn cách kết thúc để không phải chạy đua thêm nữa.
Thế giới quan của mỗi thế hệ đều khác nhau. Điều phi lý là thế hệ trước lại cứ muốn thế hệ sau phải sống trong một thế giới quan như họ. Thay vì cùng nhau thay đổi để thích nghi.
Đa phần người lớn thường quên mất họ cũng từng là trẻ nhỏ. Cũng từng mâu thuẫn với ông bà, cha mẹ, thầy cô… Khá dám chắc rằng, nhiều người trong chúng ta cũng “đã” thèm muốn một sự “thấu hiểu” hoặc “giãi bày”. Ai mà chẳng phải trải qua khoảnh khắc muốn nói gì đó nhưng lại bị chặn lại vì “không được cãi bố mẹ”, “phải im lặng mà nghe”...
Và rồi khi “những đứa trẻ trong quá khứ” ấy trở thành người lớn - lại chính là những người mà chúng đã-từng-không-muốn-trở-thành-nhất.
Người trẻ vẫn đang học trở thành người lớn. Và người lớn có lẽ cũng nên biến mình trở lại thời trẻ.

ƯỚC MƠ DỞ DANG CỦA DÂN QUÂN BỊ ĐÂM TỬ VONG KHI ĐIỀU TIẾT GIAO THÔNG Ở TP.HCM

Người thân của Huy thẫn thờ trước sự ra đi đột ngột của con, đến giờ vẫn không tin là sự thật. Hàng xóm chia sẻ, Huy từ nhỏ đến lớn rất ngoan hiền, lễ phép với bà con xung quanh, chưa làm mất lòng ai.
Ngày 5/4, nhiều cơ quan đoàn thể, bạn bè, hàng xóm đã đến nhà tang lễ quận Gò Vấp để chia buồn cùng gia đình Nguyễn Thành Huy (21 tuổi). Huy là dân quân bị đâm tử vong khi điều tiết giao thông vào chiều 4/4.

Ông Nguyễn Đăng Khương (50 tuổi, cha ruột của Huy) nghẹn ngào, gia đình chỉ có hai người con trai. Sau Huy là em trai đang học cao đẳng. Gia đình ông thuộc diện khó khăn, hiện vẫn đang thuê trọ. Tất cả nguồn sống và chi phí ăn học cho em trai Huy đều trông vào nghề xe ôm công nghệ của ông Khương.
Khó chồng khó khi ông Khương mang các chứng bệnh như: Hở hai khớp gối, hở hai khớp háng, thoát vị đĩa đệm, đau cột sống… Nhưng là trụ cột trong gia đình, ông vẫn gắng gượng chạy xe kiếm sống hàng ngày. Vợ ông (mẹ của Huy) cũng bị bệnh xương khớp, chỉ quanh quẩn ở nhà nội trợ.
Gạt nước mắt, ông nói về con trai: Huy học hết lớp 12 thì thương cha mẹ đau bệnh, gia đình khó khăn nên đi học nghề hớt tóc. Rồi Huy đi nghĩa vụ được một năm rưỡi nay, còn nửa năm nữa là xuất ngũ.
Con không nói nhưng tôi biết ước mơ sau này của con là mở một tiệm tóc để kiếm sống, nhưng giờ thì...ông Khương bùi ngùi ngước mắt về di ảnh mếu máo "Huy nó bỏ gia đình đi mà chưa kịp thực hiện ước mơ..."
Mất mát rất đáng tiếc
Có mặt và làm Trưởng ban tang lễ, Thượng tá Trần Văn Quyết - Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự quận Gò Vấp chia sẻ, dân quân Nguyễn Thành Huy luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại đơn vị, là người rất xông xáo, không nề hà gian khó.
"Sự ra đi của Huy là mất mát rất đáng tiếc” - Thượng tá Trần Văn Quyết nói.
Thượng tá Quyết còn cho hay, thời gian dịch Covid-19 cao điểm, riêng Huy đã có 6 tháng để làm nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến tại TP Thủ Đức. Chính sự nhiệt tình, năng nổ đó mà Ban chỉ huy Quân sự quận Gò Vấp đang quá trình làm làm thủ tục để đưa Huy từ Ban chỉ huy Quân sự phường lên quận tiếp tục phục vụ, làm nhiệm vụ nhưng không kịp...
Chiều 5/4 Trung tướng Nguyễn Văn Nam - Tư lệnh, dẫn đầu đoàn Bộ Tư lệnh TP.HCM đã đến chia buồn, động viên gia đình của Huy. Ngoài chính sách của quân đội dành cho gia đình Huy thì Trung tướng Nam cũng thay mặt Bộ Tư lệnh TP.HCM, hứa tặng cho người cha của Huy một xe gắn máy mới.
Vụ việc liên quan đến cái chết của Huy được Công an quận Gò Vấp và Công an TP.HCM thụ lý điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.
Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự quận cho biết, Thành đoàn TP.HCM sẽ truy tặng bằng khen cho Huy, đồng thời sẽ đề xuất Trung ương đoàn truy tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm”. UBND quận Gò Vấp cũng đang lập hồ sơ đề nghị UBND TP.HCM có đề xuất với Thủ tướng truy tặng bằng khen cho dân quân Nguyễn Thành Huy.
Trên cơ sở đó, các ban ngành liên quan sẽ lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ đối với dân quân Nguyễn Thành Huy.
Khi bị Công an quận Gò Vấp tạm giữ, nghi can Lương Quốc Tuấn (50 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) đã thừa nhận hành vi giết người. Bước đầu, công an xác định, Tuấn đã đâm 9 nhát dao chí mạng vào khu vực bụng của dân quân Nguyễn Thành Huy. Và hung khí gây án là con dao bấm mà Tuấn mang theo bên người để… phòng thân.
Qua điều tra xác định, dân quân Huy khi điều tiết giao thông trước trường THCS Phạm Văn Chiêu thì có hai lần nhắc nhở nghi can Tuấn khi lưu thông để tránh ùn tắc giao thông nên hai bên xảy ra mâu thuẫn. Lúc đó, Tuấn vừa đón con gái học ở ngôi trường trên ra về.
Khi xảy ra cự cãi, Tuấn đã rút dao tấn công đâm lịa lịa, khiến Huy gục xuống đường và sau đó tử vong trên đường đi cấp cứu.
Sau khi gây án, Tuấn bỏ lại xe gắn máy, dẫn con gái chạy bộ thoát thân và đến rạng sáng 5/4 đã đến Công an quận Gò Vấp đầu thú, khai toàn bộ hành vi.