KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2022

MÁNG MƯƠNG MÀ ĐÒI TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI THUỶ ĐIỆN

Mới đây, trên mạng xã hội đang xuất hiện hình ảnh ông Nguyễn Minh Phúc trong đồ cử nhân, tốt nghiệp Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thành An, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM cho hay, sáng nay 2/4 Trường ĐH Luật TP.HCM tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân cho sinh viên. Ông Nguyễn Minh Phúc có đến chúc mừng một bạn sinh viên vì quen biết và sau đó ông Phúc thuê đồ của những người làm dịch vụ chụp ảnh dạo bên ngoài trường và vào chụp ở trong sân trường.

“Nhà trường xác nhận rằng ông Nguyễn Minh Phúc chưa từng là người học của Trường ĐH Luật TP.HCM vì vậy không thể có chuyện ông tốt nghiệp Trường ĐH Luật TP.HCM. Lễ phục và ông Phúc thuê cũng không phải là lễ phục của nhà trường”- ông An nói.
Theo ông An, ngay khi phát hiện việc ông Phúc chụp hình trong sân trường bảo vệ đã phát hiện và mời ông di chuyển ra khỏi khu vực làm lễ của sinh viên. Vì vậy, các thông tin trên mạng đang chia sẻ và chúc mừng ông Phúc là không chính xác.

LIỆU VIỆT NAM CÓ CẦN MỸ TRUYỀN BÁ NHÂN QUYỀN?

Trong bài phát biểu với báo giới trước khi sang Việt Nam, Derek Chollet, cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh: một trong những nội dung đề cập chính của ông ta với chính quyền Việt Nam đó là nhân quyền, nhằm "truyền bá giá trị nhân quyền" tới Việt Nam.

Và ngay khi Derek Chollet tới Việt Nam, hình ảnh người ta nhìn thấy là việc ông cùng Đại sứ Mỹ ngồi thưởng thức một bữa ăn đậm chất đường phố ở Việt Nam - bún chả, ngay tại nơi mà Tổng Thống Barack Obama từng ăn trong chuyến thăm Việt Nam. Và kết thúc chuyến đi, Derek Chollet đã phải thốt lên "Tôi đã có chuyến đi tuyệt vời đến Hà Nội!".
Một chi tiết nhỏ, nhưng rất đáng chú ý. Thử hỏi rằng, nếu một ở một quốc gia độc đoán, tàn bạo, liệu ngài cố vấn có thể thoải mái ngồi ăn ở một quán ăn bình dị, thoải mái selfile với bạn bè như vậy hay không?
Với những gì mắt thấy tai nghe ở Việt Nam, tôi chắc rằng, ông cố vấn sẽ trả lời được câu hỏi: Việt Nam có cần phải nhờ Mỹ truyền bá nhân quyền hay không? Ở một đất nước mà quyền lợi nhân dân được đảm bảo, hòa bình, ổn định được giữ vững, thì ngay cả một quan chức Mỹ - quốc gia vốn có cựu thù với Việt Nam mới chỉ chưa đến 50 năm, hoàn toàn có thể thoải mái ngồi ăn một món ăn giản dị ở đường phố Việt Nam mà không cần phòng bị hay quá lo lắng điều gì. Đất nước chúng tôi, không hề có chuyện thiếu thốn về nhân quyền, mà ngược lại, quyền con người luôn được phát huy cao nhất.
Cái duy nhất mà chúng tôi ngăn chặn - đó là những kẻ rắp tâm phá hoại không khí bình yên mà ngài được hưởng khi ở Việt Nam, điều khiến ngài không thể ngồi ăn tự nhiên như trong bức ảnh mà phải bị bao xung quanh là kính chắn đạn và vệ sĩ cao to xung quanh. Đó mới điều nguy hiểm nhất.

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2022

NHỮNG CON KỀN KỀN RỈA XÁC!

Sau khi vụ việc cháu học sinh tự vẫn gây xôn xao dư luận, không ít kẻ lợi dụng câu chuyện của cháu để câu like, câu view. Bỉ ổi hơn, nhiều kẻ cố đánh lái câu chuyện để đả kích chế độ. Sáng nay, trên group Tinh tế với số lượng thành viên lên tới hàng trăm nghìn thành viên đã đăng một bài viết "Một quốc gia phát triển là quốc gia biết chú trọng đầu tư cho giáo dục hơn là đầu tư cho công an và quốc phòng. Sự kiện cậu bé cấp 3 nhảy lầu càng minh chứng cho điều này đúng".

Một tài khoản khác vào bình luận "Hãy nhìn ra thế giới xem có nền giáo dục nào khiến trẻ em phải tự tử không? Hãy nhìn các nước tân tiến làm tốt giáo dục, an sinh xã hội như thế nào. Nền giáo dục thối nát từ một quốc gia thối nát".
Đổ lỗi cho chính quyền, nền giáo dục là việc làm dễ nhất, khi người ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Nhưng thử nhìn lại, các quốc gia được xem làm "tân tiến", "văn minh" thì tỉ lệ tự tử ở trẻ vị thành niên là bao nhiêu. Nhật Bản, số lượng trẻ tự tử có chiều hướng ngày càng tăng, năm 2016, có 289 cháu, thì đến năm 2020, số lượng đã tăng lên 1,8 lần với 499 trường hợp. Nhưng so với thế giới, số lượng trẻ em tự tử chỉ đứng thứ 11, kém hàng loạt nước "văn minh" khác như Newzealand, Phần Lan, Canada,…
Liệu các quốc gia trên họ không đề cao giáo dục, an sinh xã hội hay không; hay liệu do họ quá đầu tư cho "công an, quốc phòng". Chắc không phải như vậy đâu nhỉ các anh em Tinh tế?
Kể ra nhiều người cũng lạ, làm người không muốn lại cứ thích làm kền kền!

BÁO MỸ: VIỆT NAM ĐỨNG ĐẦU 01 TRONG 05 QUỐC GIA KHÔNG THỂ BỊ CHINH PHỤC BỞI BẤT CỨ ĐẠO QUÂN XÂM LƯỢC NÀO

Theo cổng thông tin điện tử về Quân sự của Mỹ 'We are the Mighty', Việt Nam đứng đầu trong danh sách 5 quốc gia không thể bị chinh phục bởi bất cứ đạo quân xâm lược nào dựa trên vòng xoáy của lịch sử trong suốt hàng trăm năm qua.

Cũng theo “We are the Mighty”, cuộc chiến gần đây nhất mà người Mỹ mang đến Việt Nam là chỉ một trong hàng chục cuộc kháng chiến của Việt Nam chống lại các đạo quân xâm lược. Cũng cần nhắc lại rằng trong quá khứ, Việt Nam là một trong số những quốc gia hiếm hoi đánh bại đội quân Mông Cổ vốn đang làm điên đảo cả châu Á lẫn châu Âu trong suốt thế kỷ thứ 13.
Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, chỉ trong vỏn vẹn hơn 30 năm Việt Nam đã phải đối mặt với bốn cuộc chiến tranh xâm lược, thế nhưng sức mạnh quân sự hay âm mưu thôn tính của kẻ thù chưa bao giờ có thể làm Việt Nam khuất phục. Với ý chí kiên định và lòng quyết tâm của nhân dân Việt Nam trước mọi đạo quân xâm lược, trang We are the Mighty đã xếp Việt Nam đứng đầu danh sách 5 quốc gia không thể bị chinh phục trên toàn thế giới./.

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

MANG CHUÔNG ĐI ĐÁNH XỨ NGƯỜI

Những ngày đầu khi Vinfast công bố sẽ bán xe ở thị trường Mỹ, không nhiều người tin vào điều đó. Thậm chí người ta còn cho rằng đó là một kế hoạch viển vông và xa vời.
Khi những chiếc xe điện đầu tiên xuất hiện tại các triển lãm xe ở CES 2022 hoặc LA Auto Show 2021, nhiều người vẫn nghĩ đó là “bánh vẽ” và chiêu trò truyền thông.

Khi những chiếc xe điện Vinfast đầu tiên lăn bánh ở Mỹ, những đơn hàng đầu tiên được đặt. Họ vẫn nghĩ là những đơn hàng ảo. Trong khi có rất nhiều người Việt hoặc gốc Việt show những hóa đơn đặt lên mạng xã hội, hào hứng khoe về về việc trải nghiệm Vinfast tại Mỹ.
Khi Tổng thống Joe Biden đăng tải dòng tweet về việc Vinfast sẽ đầu tư khoảng 4 tỷ đô la xây dựng nhà máy xe điện ở Bắc Carolina và tạo ra khoảng 7000 việc làm thường xuyên. Đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay của một doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài. Một số người vẫn lại quay sang chỉ trích về câu chuyện: Tại sao không xây dựng nhà máy ở Việt Nam, cho lao động Việt Nam làm việc?
Tại sao không xây dựng nhà máy ở Việt Nam, cho lao động Việt Nam làm việc? Vinfast đã có nhà máy ở Việt Nam, công suất 950 ngàn xe vào năm 2026 tại Cát Hải, Hải Phòng, thu hút hơn 50 ngàn lao động trực tiếp lẫn gián tiếp. Hàng chục ngàn xe đã được bán ra khắp Việt Nam mà còn có người hỏi câu này thì cũng lạ.
Tại sao lại xây dựng nhà máy ở Mỹ? Vì đây là thị trường lớn nhất thế giới, có nhiều ưu đãi cho xe điện, trọng tâm Vinfast sắp tới là Bắc Mỹ (bao gồm Canada, Hoa Kỳ), nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang kêu gọi đa dạng hóa sản xuất xe điện để tránh độc quyền từ Tesla.
Đặc biệt, dự án này cũng được coi là một yếu tố được cân nhắc cho việc giảm cán cân thương mại giữa hai quốc gia. Trong 2 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ tới 16,2 tỷ USD trong khi chỉ nhập 2,16 tỷ USD. Năm 2021, thặng dư thương Việt Nam - Hoa Kỳ lên tới gần 80 tỷ đô la. Việc giảm thặng dư thương mại nhằm tránh các cáo buộc liên quan đến “tỷ giá tiền tệ”, “điều tra bán phá giá”, “lợi dụng chính sách thương mại”...
Người Việt có lẽ quen nhiều với cụm từ FDI, tức là nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Dĩ nhiên, đây là nguồn vốn cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Nhưng Việt Nam cũng đang hình thành một làn sóng đầu tư ra nước ngoài, từ Âu sang Á, từ Mỹ sang Phi.
Samsung đầu tư mạnh mẽ tại Việt Nam và Việt Nam cũng chính là một trong vài đầu tàu của Samsung trên thế giới, dĩ nhiên cũng chẳng ai bảo Samsung là của Việt Nam. Viettel mở rộng ra cả chục quốc gia và Viettel vẫn là của Việt Nam.
Khái niệm “công ty đa quốc gia” có lẽ không còn xa lạ với nhiều người. Một nền kinh tế khỏe thường là một nền kinh tế xuất hiện nhiều công ty đa quốc gia (tính cả đầu tư vào trong nước lẫn ra nước ngoài). Trước đây, chúng ta chỉ quan tâm đến nguồn vốn nhận vào và giờ là lúc chúng ta nên nhìn rộng ra về những gì chúng ta có thể mang ra nước ngoài.
Xin mượn lại một dòng tweet của anh Ben Pham, một người Việt Nam đang sinh sống ở Durham, North Carlonia: “Tôi mong là trong tương lai có thể nói với con gái rằng. Cha

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2022

NGỜI SÁNG PHẨM CHẤT BỘ ĐỘI CỤ HỒ TRONG THIÊN TAI, DỊCH BỆNH

Trong thiên tai, dịch bệnh, hình ảnh hàng vạn chiến sĩ Quân đội dầm mình trong mưa bão để cứu dân; chiến sĩ biên phòng ngày đêm canh gác trên chốt chống dịch; các anh bộ đội, dân quân phục vụ tại các khu cách ly tập trung… đã làm sáng thêm những phẩm chất cao quý của Bộ đội Cụ Hồ.

TIÊN PHONG TRONG ĐẠI DỊCH
Những ngày đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 xuất hiện, hoành hành khắp thế giới. Việt Nam cũng bị đe dọa và Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp. Ngay trong khó khăn, hiểm nguy khi tình hình dịch Covid-19 ngày càng lan rộng, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã xung kích vào điểm nóng tâm dịch; kiên cường trên các tuyến biên giới tham gia phòng, chống dịch bệnh.
Mặc cho thời tiết khắc nghiệt, giữa cái giá rét thấu xương những ngày Đông, trên các đường mòn, lối mở ở dọc tuyến biên giới, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ vẫn kiên cường bám trụ địa bàn để ngăn chặn các đối tượng nhập cảnh trái phép, chặn đứng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào nội địa.
Tham gia cắm chốt, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ không thể về nhà, phải hoãn cưới vợ, nhiều trường hợp bố mẹ mất cũng không thể về chịu tang. Tạ lỗi với bố mẹ, khất hẹn với vợ chưa cưới và người thân, những người lính Biên phòng “căng” mình để cắm chốt trong những lều bạt nơi rừng thiêng nước độc hàng tháng trời để thực hiện nhiệm vụ.
Trên mặt trận chống dịch, không chỉ những người lính biên phòng, mà các lực lượng làm nhiệm vụ trong các khu cách ly cũng đã trọn nghĩa với đồng bào và người nước ngoài đến Việt Nam. Nhưng ngày đầu năm 2020, thực hiện yêu cầu của Chính phủ cũng như quy định của Bộ Y tế, người Việt Nam ở nước ngoài về hay người nước ngoài sang Việt Nam phải thực hiện cách ly bắt buộc trong 14 ngày. Hàng nghìn khu cách ly tập trung trên địa bàn cả nước được thiết lập để đón công dân từ nước ngoài trở về thực hiện cách ly.
Mặc cho đối mặt với muôn vàn khó khăn, nguy cơ lây nhiễm cao nhưng tất cả cán bộ, chiến sĩ phục vụ ở các khu cách ly luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo điều kiện ăn, ở tốt nhất cho các công dân. Ai cũng xác định tốt tâm lý 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh) với các công dân. Trong khu cách ly, cán bộ, chiến sĩ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, phục vụ tận tình, chu đáo các công dân thực hiện nghĩa vụ phòng dịch.
Tận mắt chứng kiến và trực tiếp được chào đón, chăm sóc chu đáo ân cần, được quan tâm lo lắng như người thân của các cán bộ, chiến sĩ,… những công dân thực hiện nghĩa vụ cách ly phòng bệnh đều rất cảm động. Những hành động, việc làm cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ đã để lại trong lòng kiều bào và nhân dân những ấn tượng không bao giờ phai mờ. Đến bây giờ, sau hơn hai năm dịch Covid-19 bùng phát, câu chuyện về những “bà đỡ” bất đắc dĩ trong các khu cách ly giúp công dân “vượt cạn” hay chiến sĩ nhường suất ăn cho công dân… vẫn luôn được nhắc mãi. Và còn đó, những tấm gương cán bộ, chiến sĩ quên mình trong tham gia giúp nhân dân phòng, chống dịch đã trở thành biểu tượng cao đẹp về lòng nhân ái, tinh thần quả cảm của Bộ đội Cụ Hồ.
QUÊN MÌNH TRONG LŨ DỮ
Nếu như trong cuộc chiến chống Covid-19, mỗi cán bộ, chiến sĩ chiến đấu với tinh thần “chống dịch như chống giặc” để hạn chế thấp nhất sự xâm nhập của dịch bệnh; sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo” dành những điều kiện tốt nhất cho đồng bào mình trong khu cách ly… thì trong công cuộc phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, cán bộ, chiến sĩ toàn quân đã không quản gian khó, không sợ hy sinh, sẵn sàng tới những nơi khó khăn nhất, nguy hiểm nhất để giúp dân chạy lũ, tiếp tế lương thực, thực phẩm, tìm kiếm người bị nạn… khắc phục hậu quả thiên tai.
Những ngày cuối tháng 10 năm 2020, đồng bào các tỉnh miền Trung oằn mình trong bão lũ. Nhà cửa, ruộng vườn, tài sản của người dân trôi theo dòng nước dữ. Làng xã bị cô lập, đất đai sạt lở, hàng nghìn người dân rơi vào cảnh khó khăn. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, mệnh lệnh cứu dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại của thiên tai lại được phát đi. Các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang đã huy động hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ cùng nhiều phương tiện như ô tô, xuồng máy, áo phao... có mặt kịp thời sơ tán, ứng cứu nhân dân.
Xác định “phòng chống lụt bão là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình”, cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn có mặt ở những địa bàn khó khăn nhất giúp nhân dân ứng phó với bão lũ, khắc phục hậu quả thiên tai để hạn chế thấp nhất thiệt hại và đưa cuộc sống của người dân ổn định trở lại.
Dầm mình trong dòng nước lũ suốt cả ngày, tham gia sơ tán, di dời hàng trăm người dân và tài sản bà con đến nơi an toàn nhưng khi nghe tiếng người kêu cứu, cán bộ, chiến sĩ quân đội không ngần ngại lao mình xuống dòng nước lũ, quyết tâm cứu người bị nạn. Vẫn còn đó những tấm gương không quản hiểm nguy lao vào tâm lũ, hy sinh tính mạng cứu nhân dân trong phòng,chống thiên tai của cán bộ, chiến sĩ toàn quân.
Ngay sau khi nước rút, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang đã điều động hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ giúp dân khắc phục hậu quả sau lũ. Các cán bộ, chiến sĩ tích cực tham gia sửa chữa nhà cửa bị hư hỏng, khắc phục sạt lở đất, khai thông các tuyến đường giao thông, nạo vét kênh mương thủy lợi, hỗ trợ thu hoạch hoa màu, vệ sinh các trường học... giúp dân sớm ổn định lại cuộc sống.
Thật khó nói hết những gian lao của những người lính, các anh luôn có mặt ở những điểm nóng để giúp dân khi xảy ra thiên tai, hoạn nạn. Cùng với cứu hộ, cứu nạn, họ còn tham gia thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, thực hiện các phong trào, công tác chính sách xã hội, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa... Hình ảnh người lính đem con chữ đến những bản làng nghèo xa xôi, thắp lên hy vọng và ước mơ cho những em nhỏ vùng cao, chia sẻ cùng nhân dân những nhọc nhằn, gian khó đã trở thành quen thuộc.
Xung kích, đi đầu, gần dân, giúp dân vượt qua thiên tai, hoạn nạn, đó chính là mệnh lệnh chiến đấu trong thời bình của cán bộ, chiến sĩ toàn quân. Hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” xông pha vào các khu vực trọng yếu, nguy hiểm để giúp dân chống chọi với thiên tai, dịch bệnh góp phần tô thắm thêm phẩm chất, truyền thống cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân.

VIỆT NAM: MUỐN YÊN ỔN NHƯNG VẪN BỊ RÉO TÊN?!

Tờ The Hill, tờ báo chính trị độc lập lớn nhất Hoa Kỳ, đăng tải bài viết: "Ukraine is Putin's Vietnam" - có nghĩa là Ukraine sẽ trở thành Việt Nam của Putin. Nội dung bài viết nói về những sự trùng khớp giữa cuộc chiến ở Ukraine với cuộc chiến ở Việt Nam và cho rằng "Ukraine sẽ không thất bại".

Chính tờ báo này cũng khẳng định “Việt Nam không thua trước Hoa Kỳ” - không như nhóm nhạc nào đó cho rằng “Việt Nam thất bại còn Hoa Kỳ rút quân”. Nhưng tờ báo này cũng viết rằng “Việt Nam thua ở mọi trận đánh nhưng lại thắng một cuộc chiến” (?).
Bài báo này cho biết lý do mà Mỹ can thiệp vào Việt Nam là ngụy tạo sự kiện Vịnh Bắc Bộ nhưng nó còn không vô lý bằng cách Nga can thiệp vào Ukraine.
Dưới bình luận thì người ủng hộ Ukraine cho rằng đừng so sánh, vì người dân Ukraine đang làm tốt hơn Việt Nam (?!). Ví dụ như trong 1 tháng, đã có 700 quân nhân Nga bị bắt, 16000 quân nhân Nga thiệt mạng (tin này do BQP Ukraine công bố, cao gấp nhiều lần so với số liệu từ BQP Nga thông tin). Trong khi trong 9 năm ở Việt Nam, chỉ có gần 600 quân nhân Hoa Kỳ bị bắt và 58000 lính bị thiệt mạng (tính trung bình khoảng 500 lính thiệt mạng mỗi tháng).
The Hill cũng nói thêm rằng Việt Nam "thua mọi trận đánh nhưng và thắng một cuộc chiến" và "Ukraine đang chiếm thế thượng phong trước Nga" (?!)
Cần phải nói thêm là cứ cuộc chiến nào xảy ra là người ta cũng lại lôi Việt Nam vào so sánh. Từ Iraq, đến Libya, Syria, Nam Tư, Afghanistan… Trong cuộc chiến tại Ukraine, phải có đến..."n lần" Việt Nam bị nhắc đến, từ thể thao, báo chí, đến các bài cà khịa trên Twitter giữa các nhà ngoại giao và dân mạng...
Vẫn câu nói cũ, sẽ không có một Việt Nam nào nữa đâu nhỉ?

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

CẢNH GIÁC VIỆC LỢI DỤNG KHỞI TỐ BỊ CAN NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG ĐỂ BÔI NHỌ, CHỐNG PHÁ CHÍNH QUYỀN

Ngày 24/3, Công an TP Hồ Chí Minh đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng, sinh năm 1971, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, trú tại 17-19 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Ngay sau đó, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã lợi dụng để xuyên tạc, hướng lái bản chất vụ việc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước.

Một số tổ chức, hội nhóm phản động như Việt Tân, Hội Anh em dân chủ; các hãng truyền thông hải ngoại vốn thiếu thiện chí với Việt Nam như RFA, RFI, VOA… đã đưa ra nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, sai trái. Điển hình trên mạng facebook của Việt Tân vu cáo: “Công an sử dụng Điều 331 để khởi tố bà Hằng là sai trái”, rồi suy diễn thành việc “doanh nhân đối đầu với thế lực chính trị như việc trứng chọi đá”. Bài viết đưa ra luận điệu hết sức lố bịch rằng: “Ở Việt Nam này luật pháp không tồn tại”, “quyền tự do dân chủ bị bóp nghẹt”…
Việt Tân vẫn lập lại thói quen xấu, diễn trò lố khó bỏ khi đưa ra cái gọi là “khảo sát quan điểm độc giả về việc Công an TP Hồ Chí Minh bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng”. Ở một bài khác, trang này dẫn một bài viết xuyên tạc rằng “Những điều luật phục vụ thủ đoạn của chính quyền cộng sản”, cho rằng việc khởi tố bà Hằng theo điều luật trên là “áp đặt một cách tùy tiện”!
Còn RFA thì tìm cách phỏng vấn một số cá nhân với cái tên nghe rất mĩ miều như “nhà dân chủ”, “nhà phản biện”, “luật sư nhân quyền”… nhưng kỳ thực là số đối tượng phản động, chối bỏ quê hương, phản bội Tổ quốc, sống lưu vong ở nước ngoài. Được “hỏi ý kiến”, số này cho rằng, việc bắt bà Nguyễn Phương Hằng theo Điều 331 là “không hợp lý”, từ đó ra sức miệt thị Nhà nước, chính quyền.
Những hành vi trên của một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động không nằm ngoài các hoạt động chống phá Việt Nam, các đối tượng vin vào việc cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, bắt tạm giam bị can Nguyễn Phương Hằng để hạ bệ, bôi nhọ hệ thống pháp luật Việt Nam; đả phá, phỉ báng chính quyền các cấp, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với cơ quan công quyền, tiến tới quy kết, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Nguy hại hơn, các thế lực thù địch, phản động còn cổ xúy, xúi giục, thậm chí ca ngợi, tán dương các hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để bôi nhọ, lăng mạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân, gây tổn hại đến truyền thống văn hóa, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; làm giảm vị thế, uy tín cũng như hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Cũng như các quốc gia trên thế giới, đối với Việt Nam, một mặt, pháp luật bảo đảm cho sự phát triển tự do của nhân dân, mặt khác pháp luật xây dựng và duy trì xã hội trật tự, ổn định, không để các hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ để xâm phạm quyền, lợi ích cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nhà nước bảo đảm quyền tự do dân chủ cho công dân nhưng nghiêm cấm lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân”. Điều 15, Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Theo đó, Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” như sau:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Điều 331, Bộ luật Hình sự là sự cụ thể hóa Hiến pháp, thể theo nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân; giúp điều chỉnh, ngăn chặn, có chế tài đối với các hành vi vi phạm, lệch chuẩn trong các quan hệ xã hội, ngăn ngừa những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trở lại vụ án liên quan đến bị can Nguyễn Phương Hằng, theo điều tra ban đầu, Công an TP Hồ Chí Minh xác định, từ tháng 3/2021 cho đến trước khi bị bắt tạm giam, bà Nguyễn Phương Hằng đã thông qua nhiều tài khoản Youtube, Facebook, Tiktok, phát ngôn trực tiếp qua mạng internet, đưa các thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm đến uy tín, danh dự của nhiều tổ chức, cá nhân, gây bất bình dư luận. Hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng vừa xâm phạm danh dự, uy tín của các công dân, vừa ảnh hưởng xấu đến truyền thống văn hóa dân tộc, gây bất bình trong dư luận.
Trước những hành vi trên, từ ngày 15/2 đến 24/3/2022, cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã mời làm việc 4 lần đối với bà Nguyễn Phương Hằng để cảnh báo, nhắc nhở, khuyến cáo, răn đe và yêu cầu bà Hằng chấm dứt việc lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, sử dụng mạng xã hội thực hiện hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, bà Nguyễn Phương Hằng cố ý né tránh, không chấp hành. Công an TP Hồ Chí Minh xác định, bà Hằng đã quản lý, sử dụng 12 kênh trên mạng xã hội để trực tiếp livestream với nội dung xuyên tạc đời tư của nhiều người. Dù nhiều lần được cơ quan chức năng nhắc nhở nhưng bà Hằng vẫn cố ý né tránh không chấp hành mà tiếp tục các hành vi trên. Bên cạnh đó, bà Nguyễn Phương Hằng tổ chức các hoạt động tụ tập đông người tại TP Hồ Chí Minh và tại một số tỉnh, thành khác gây phức tạp về an ninh trật tự, bức xúc dư luận địa phương. Trước đó, ngày 8/4/2021, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã xử phạt hành chính đối với bà Nguyễn Phương Hằng về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín của UBND tỉnh Bình Thuận. Cùng với đó, từ năm 2021 đến nay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh thụ lý đơn thư của nhiều cá nhân tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng, gồm: nhà báo Nguyễn Đức Hiển, nhà báo Đặng Thị Hàn Ni, bà Đinh Thị Lan, ca sĩ Vy Oanh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên – Công Vinh… Các cá nhân trên tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng về các hành vi đưa tin sai sự thật, vu khống, làm nhục nguời khác, lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…
Việc cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, bắt tạm giam đối với bị can Nguyễn Phương Hằng về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự để điều tra, làm rõ hành vi phạm pháp là tuân thủ theo quy định của pháp luật, không có chuyện chính quyền các cấp “bóp nghẹt quyền tự do dân chủ” như luận điệu của các thế lực xấu.
Hiện nay, việc mỗi người thiết lập và sử dụng các tài khoản mạng xã hội là xu thế tất yếu. Pháp luật luôn bảo vệ việc biểu đạt tư tưởng, ý chí, nguyện vọng của bản thân trên tinh thần xây dựng, thượng tôn pháp luật, theo đúng chuẩn mực đạo đức, truyền thống văn hóa của dân tộc. Đảm bảo điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội. Nhưng ngược lại, những tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội với mục đích xấu, động cơ không trong sáng, lấy cớ quyền tự do dân chủ của mình mà lại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khác hay xâm phạm đến tổ chức, xâm phạm đến Nhà nước thì đều phải chịu các chế tài tương ứng. Mặt khác, mạng xã hội cũng là nơi các thế lực thù địch, phản cách mạng, phần tử cơ hội chính trị sử dụng để thực hiện những thủ đoạn xấu nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, do đó, cần sự tỉnh táo để không bị lôi kéo, kích động.

RANH GIỚI CỦA THÁI ĐỘ VÀ XÚC PHẠM CÁ NHÂN

Những ngày qua vụ việc thông tin và hình ảnh về mối quan hệ của ca sĩ Hiền Hồ và một người được cho là đại gia phát tán rộng rãi trên mạng khiến cộng đồng mạng dậy sóng. Câu chuyện ầm ĩ này đã đặt ra nhiều điều đáng suy ngẫm về văn hóa ứng xử trên mạng và thái độ của công chúng đối với người nổi tiếng. Bên cạnh đó, những vấn đề pháp lý trong câu chuyện này cũng cần được xem xét …
Đào xới mọi ngóc ngách đời tư

Sự việc bắt đầu từ tối 20-3 khi loạt hình ảnh thân thiết của ca sĩ Hiền Hồ cùng một “đại gia” U60 đã có gia đình được một người dùng mạng xã hội chia sẻ. Ngay sau đó, báo chí và các trang mạng liên tục đăng tải với mật độ dày đặc những thông tin, hình ảnh về đời tư của hai nhân vật được nhắc tới, thậm chí cả gia đình, người thân và công việc của hai người đều được đào xới mọi ngóc ngách một cách tùy tiện…
Đáng nói, kéo theo đó là vô vàn những lời bàn tán, thậm chí chửi bới, nhục mạ cô ca sĩ này cùng với người đàn ông được cho là đại gia liên tục xuất hiện cùng với những hình ảnh thân mật của hai người. Câu chuyện đã gây sự chú ý lớn trên khắp các diễn đàn và hội nhóm trực tuyến.
Những người trong cuộc, mỗi người chọn một cách hành xử khác nhau càng khiến cho cư dân mạng hoài nghi, không rõ thực hư. Hiền Hồ - vốn được coi là nữ ca sĩ khá có tài năng, được khán giả yêu thích không chỉ bởi giọng hát thu hút và nhan sắc xinh đẹp mà còn bởi hình tượng dễ thương, ngây thơ, hồn nhiên - đã hoàn toàn im lặng, không có bất cứ phản hồi nào liên quan, đồng thời khóa hầu hết các trang mạng xã hội của cá nhân. Trong khi đó, người đàn ông trong ảnh được nhắc tới là doanh nhân Hồ Nhân (Chủ tịch HĐQT một công ty lớn) lại có những chia sẻ ngắn gọn. Theo chia sẻ của ông Hồ Nhân, ông và ca sĩ Hiền Hồ là anh em họ và hai người coi nhau như anh em ruột trong nhà, nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh đó, ông Hồ Nhân khẳng định những thông tin lan truyền trên mạng là sai sự thật...
Ngay sau chia sẻ của ông Hồ Nhân, cộng đồng mạng càng được dịp bùng nổ với hàng ngàn bình luận và đáng nói trong hầu hết các bình luận đó đều cho rằng những chia sẻ của ông Hồ Nhân là không đúng sự thật… Dù chưa có bất cứ kết luận nào của cơ quan chức năng về mối quan hệ thật sự giữa ca sĩ Hiền Hồ và doanh nhân Hồ Nhân thì cư dân mạng vẫn suy đoán, thậm chí là quy kết cho rằng mối quan hệ của ca sĩ Hiền Hồ và người đàn ông kia “là hoàn toàn sai trái, là không trong sáng”…
Một vấn đề được cư dân mạng và dư luận rất quan tâm đó là nhân vật nào đã phát tán những hình ảnh được cho là thân mật của hai nạn nhân? Và dĩ nhiên, cư dân mạng đã đặt ra nhiều giả thuyết cùng với các suy đoán theo “thuyết âm mưu”, bất chấp những suy đoán đó có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến những người được nhắc tới.
Liên quan đến vụ việc này, trước đây ca sĩ Hiền Hồ từng có lần chia sẻ rằng cô đã bị mất điện thoại. Thực tế, điện thoại là nơi lưu trữ rất nhiều hình ảnh riêng tư cũng như thông tin cá nhân quan trọng của mỗi người. Chính vì vậy, khi điện thoại bị mất, nhiều khả năng những thông tin cũng như hình ảnh riêng tư của nữ ca sĩ sẽ rơi vào tay người khác. Ngoài ra, trên mạng xã hội cũng xuất hiện tin đồn có người đã cố tình “hack” điện thoại của Hiền Hồ và cái kết um xùm như đã xảy ra... Kéo theo đó là hậu quả nặng nề mà ca sĩ này phải nhận đó là cô bị hủy các sô diễn và hàng loạt các nhóm “antifan” được thành lập với số lượng từ vài nghìn đến gần 30 nghìn thành viên. Những thành viên trong hội nhóm này thể hiện thái độ chửi bới, chỉ trích, yêu cầu tẩy chay không cho cô hoạt động nghệ thuật…
Vẫn biết dư luận hay khán giả có quyền lên tiếng, bày tỏ thái độ hay lên án một nghệ sĩ có hành vi sai trái. Thái độ nghiêm khắc, dứt khoát của khán giả, dư luận chính là sự cần thiết và để phần nào điều chỉnh hành vi của những người mang danh nghĩa nghệ sĩ nhưng sống lệch chuẩn. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc khán giả hay dư luận có thể thoải mái dùng những câu chửi bới cay nghiệt hay miệt thị họ rồi lôi cả người thân, gia đình họ ra để bàn tán, dè bỉu như trong câu chuyện này những ngày qua đã diễn ra.
Hành vi xúc phạm cá nhân?
Trao đổi xung quanh câu chuyện này, Tiến sĩ Hà Thanh Vân, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, là một người nghiên cứu, chị nhìn sự việc dưới những góc độ như sau: Chúng ta thường nghe nói khái niệm “The Fourth Estate” tức là quyền lực thứ tư để chỉ báo chí bên cạnh các quyền hành pháp, tư pháp và lập pháp. Hiện nay theo quan điểm của truyền thông đại chúng hiện đại, chúng ta có quyền lực thứ năm. Quyền lực thứ năm là gì? Đó là những phương tiện truyền thông mới qua Internet như blog cá nhân, mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và Youtube, Tik Tok...
Ưu điểm của quyền lực thứ năm là không bị giới hạn về không gian (có thể đọc được ở mọi nơi, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau) và thời gian (đọc lúc nào cũng được, dễ dàng tìm lại các tư liệu cũ chưa đọc). Tiếp đó là tính tiện nghi và linh hoạt, chúng ta có thể sử dụng các thiết bị từ đắt tiền đến rẻ tiền để đọc và viết, ở bất kỳ trạng thái nào. Thứ ba đó là tính cá nhân song hành với tính cộng đồng. Một cá nhân nào đó có thể lập ra một trang mạng hoặc blog, hoặc trang Facebook, tài khoản Instagram, Twitter, Tik Tok… và thu hút cộng đồng tham dự.
Tất nhiên quyền lực thứ năm cũng là con dao hai lưỡi, trên đó chúng ta thấy thông tin giả song hành cùng thông tin thật, người xấu chen với người tốt, và những người tỉnh táo, hiểu biết thì luôn có sự nhìn nhận, đánh giá rõ ràng của riêng mình. Thực tế trong xã hội Việt Nam bây giờ, quyền lực thứ tư và quyền lực thứ năm đang có sự cạnh tranh gay gắt trong rất nhiều vụ việc, cung cấp thông tin và rất nhiều lần, cán cân và lòng tin của công chúng nghiêng hẳn về quyền lực thứ năm.
Vụ việc phát tán hình ảnh, thông tin cá nhân của ca sĩ Hiền Hồ là một minh chứng cụ thể cho quyền lực thứ năm. Từ đó, chúng ta thấy rằng dư luận, cụ thể là những luồng thông tin trên mạng xã hội có sức ảnh hưởng khủng khiếp như thế nào đến với những cá nhân và đặc biệt là với người nổi tiếng. Cho nên ca sĩ Hiền Hồ đã phải khóa tất cả những tài khoản mạng xã hội để tránh sự tấn công từ những “antifan”.
Vậy vấn đề đặt ra là những hình ảnh nhạy cảm bị phát tán kèm với những dư luận, ý kiến phê phán, vùi dập, lên án… hai nhân vật chính trong sự việc này gây xôn xao trên mạng thể hiện điều gì? “Ở đây tôi chỉ nói đến việc các netizens (công dân mạng) Việt thường quan tâm đến những thông tin gì khi tham gia mạng xã hội cũng như xem các phương tiện truyền thông online? Cách đây hai năm tôi có tổ chức một cuộc điều tra xã hội học, tuy nhiên chỉ giới hạn độ tuổi từ 15 đến 50 do vậy cũng không khái quát được hết sự quan tâm đọc và biết các loại nội dung thông tin của netizens Việt.
Tuy nhiên, dựa vào những số liệu đã có trong cuộc điều tra xã hội học kể ở trên cùng với sự quan sát các nhóm (group) trên facebook, có thể thấy các netizens Việt quan tâm hàng đầu đến những vấn đề sau: Các thông tin về thời sự (trong đó nổi bật là các thông tin về dịch bệnh, chính trị, kinh tế, lừa đảo, tai nạn), các thông tin mang tính giải trí (nổi bật là thông tin về showbiz Việt và thế giới, thông tin về người nổi tiếng như các ngôi sao bóng đá, giới siêu giàu), các thông tin có tính xã hội và nhằm phục vụ cá nhân (nổi bật là thông tin về làm đẹp, thời trang, du lịch và mua sắm sản phẩm). Câu chuyện của ca sĩ Hiền Hồ hội đủ các yếu tố gây ra sự chú ý của dư luận: Showbiz, đại gia (tức là những người nổi tiếng) và chuyện tình cảm trái đạo đức. Chính vì thế, sự việc trở thành đề tài bàn tán xôn xao trên mạng xã hội và một số báo chí, trang web…”, TS Hà Thanh Vân nhận định.
Theo TS Hà Thanh Vân, từ xưa đến nay có một quan điểm được nhiều người mặc định là đúng: Nếu là người nổi tiếng, là người của công chúng thì phải giữ tư cách đạo đức, phải là người trong sạch. Công chúng đã đưa họ lên thành thần tượng thì thần tượng đó phải xứng với sự kỳ vọng, tin yêu của công chúng. Vì thế, những dư luận lên án, chửi bới dữ dội hai nhân vật chính trong sự việc này, kèm theo những suy đoán liên đới, lôi kéo nhiều người khác vào trong vụ việc… được đa phần các netizens Việt xem đó là… chuyện bình thường. Tuy nhiên, TS Hà Thanh Vân lại cho rằng đây là chuyện không bình thường nếu xét từ khía cạnh văn hóa ứng xử trên mạng: “Không đề cập đến những vấn đề pháp lý khi phát tán những hình ảnh cá nhân riêng tư khi chưa được cho phép, tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng: Cho dù là người của công chúng và phải chấp nhận việc hình ảnh của mình có thể bị phát tán khắp nơi, song vẫn cần phải có một ranh giới rõ ràng giữa việc lên án một hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, với việc miệt thị, chửi bới, nhục mạ và phát tán thông tin cá nhân. Ranh giới này rất mỏng manh và các netizens Việt Nam dường như không phân biệt được ranh giới này”.
TS Hà Thanh Vân đặt vấn đề: nếu đây là hai con người bình thường, không nổi tiếng, thì liệu công chúng có biết đến và mang sự việc ra để miệt thị, lên án không? Thiết nghĩ đã đến lúc công chúng Việt Nam cần hiểu rõ về ranh giới này. Mặt khác, bản thân những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cũng cần hiểu rõ về “Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật” gồm 3 chương, 11 điều mới được ban hành cuối năm 2021 để từ đó có nhận thức và lối sống đúng đắn, đáp ứng được với mong chờ của công chúng.
Về mặt pháp lý, Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh cho biết việc sử dụng hình ảnh cá nhân, đời tư của người khác nhằm mục đích làm nhục, bôi nhọ, vu khống khi chưa có kết luận của cơ quan chức năng là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu nhẹ thì bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 14/2022/NĐ-CP và Nghị định15/2020/NĐ-CP. Nếu nặng thì tùy tính chất, hậu quả, mức độ, tính chất hành vi mà có thể bị xử lý hình sự về tội “Làm nhục người khác”, tội “Vu khống”.
Về quyền nhân thân được bảo vệ theo Bộ luật Dân sự: Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của mình. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự nhân phẩm, uy tín còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Hiến pháp năm 2013 cũng quy định quyền nhân thân, hình ảnh, cá nhân được pháp luật bảo vệ.
Do vậy, mọi hành vi vu khống, bịa đặt, làm nhục người khác trên mạng xã hội nói chung, Facebook nói riêng đều có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự, thậm chí phải bồi thường về mặt dân sự khi các nạn nhân, người bị xâm hại khởi kiện ra tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022

TÝ NỮA THÌ ĐƯỢC SONG CA VỚI THẦN TƯỢNG!

Trong ảnh là Lê Văn Phụng, trú tại thị xã Tân Uyên. Sau khi nghe tin idol Nguyễn Phương Hằng bị công an khởi tố, bắt giữ, Phụng đã đăng tải đoạn clip lên TikTok có nội dung kêu gọi biểu tình vào 7h ngày 27/3 tại cổng khu du lịch Đại Nam (phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) để yêu cầu công an trả tự do cho bà Hằng.
Cứ nghĩ rằng, lời hiệu triệu của mình sẽ nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận và kiếm về triệu view cho tài khoản tiktok; tuy nhiên, chưa kịp đếm xem được bao nhiêu lượt like, thì Phụng đã được công an bế lên phường ngồi uống chè.

Sau khi lời hiệu triệu được đăng tải, công an Bình Dương nhanh chóng xác định Lê Văn Phụng là tài khoản tiktok kia và nhanh chóng "mời" anh lên làm việc. Tại buổi làm việc, Phụng thừa nhận, trưa 26/3 có đăng clip nêu trên nhưng mục đích chỉ để "câu like, câu view". Với việc đăng tin có nội dung sai phạm, Phụng bị xử phạt hành chính với số tiền là 7.5 triệu đồng. Thế là may chán, chứ nếu xử lý mạnh tay hơn, Phụng đã phải đói mặt với án hình sự vì hành vi kích động gây rối của mình.
Thần tượng thì cũng vừa phải thôi, chứ thần tượng quá để rồi ngồi cùng thần tượng livestream trong tù thì đắng lắm đấy.