Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

MANG CHUÔNG ĐI ĐÁNH XỨ NGƯỜI

Những ngày đầu khi Vinfast công bố sẽ bán xe ở thị trường Mỹ, không nhiều người tin vào điều đó. Thậm chí người ta còn cho rằng đó là một kế hoạch viển vông và xa vời.
Khi những chiếc xe điện đầu tiên xuất hiện tại các triển lãm xe ở CES 2022 hoặc LA Auto Show 2021, nhiều người vẫn nghĩ đó là “bánh vẽ” và chiêu trò truyền thông.

Khi những chiếc xe điện Vinfast đầu tiên lăn bánh ở Mỹ, những đơn hàng đầu tiên được đặt. Họ vẫn nghĩ là những đơn hàng ảo. Trong khi có rất nhiều người Việt hoặc gốc Việt show những hóa đơn đặt lên mạng xã hội, hào hứng khoe về về việc trải nghiệm Vinfast tại Mỹ.
Khi Tổng thống Joe Biden đăng tải dòng tweet về việc Vinfast sẽ đầu tư khoảng 4 tỷ đô la xây dựng nhà máy xe điện ở Bắc Carolina và tạo ra khoảng 7000 việc làm thường xuyên. Đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay của một doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài. Một số người vẫn lại quay sang chỉ trích về câu chuyện: Tại sao không xây dựng nhà máy ở Việt Nam, cho lao động Việt Nam làm việc?
Tại sao không xây dựng nhà máy ở Việt Nam, cho lao động Việt Nam làm việc? Vinfast đã có nhà máy ở Việt Nam, công suất 950 ngàn xe vào năm 2026 tại Cát Hải, Hải Phòng, thu hút hơn 50 ngàn lao động trực tiếp lẫn gián tiếp. Hàng chục ngàn xe đã được bán ra khắp Việt Nam mà còn có người hỏi câu này thì cũng lạ.
Tại sao lại xây dựng nhà máy ở Mỹ? Vì đây là thị trường lớn nhất thế giới, có nhiều ưu đãi cho xe điện, trọng tâm Vinfast sắp tới là Bắc Mỹ (bao gồm Canada, Hoa Kỳ), nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang kêu gọi đa dạng hóa sản xuất xe điện để tránh độc quyền từ Tesla.
Đặc biệt, dự án này cũng được coi là một yếu tố được cân nhắc cho việc giảm cán cân thương mại giữa hai quốc gia. Trong 2 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ tới 16,2 tỷ USD trong khi chỉ nhập 2,16 tỷ USD. Năm 2021, thặng dư thương Việt Nam - Hoa Kỳ lên tới gần 80 tỷ đô la. Việc giảm thặng dư thương mại nhằm tránh các cáo buộc liên quan đến “tỷ giá tiền tệ”, “điều tra bán phá giá”, “lợi dụng chính sách thương mại”...
Người Việt có lẽ quen nhiều với cụm từ FDI, tức là nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Dĩ nhiên, đây là nguồn vốn cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Nhưng Việt Nam cũng đang hình thành một làn sóng đầu tư ra nước ngoài, từ Âu sang Á, từ Mỹ sang Phi.
Samsung đầu tư mạnh mẽ tại Việt Nam và Việt Nam cũng chính là một trong vài đầu tàu của Samsung trên thế giới, dĩ nhiên cũng chẳng ai bảo Samsung là của Việt Nam. Viettel mở rộng ra cả chục quốc gia và Viettel vẫn là của Việt Nam.
Khái niệm “công ty đa quốc gia” có lẽ không còn xa lạ với nhiều người. Một nền kinh tế khỏe thường là một nền kinh tế xuất hiện nhiều công ty đa quốc gia (tính cả đầu tư vào trong nước lẫn ra nước ngoài). Trước đây, chúng ta chỉ quan tâm đến nguồn vốn nhận vào và giờ là lúc chúng ta nên nhìn rộng ra về những gì chúng ta có thể mang ra nước ngoài.
Xin mượn lại một dòng tweet của anh Ben Pham, một người Việt Nam đang sinh sống ở Durham, North Carlonia: “Tôi mong là trong tương lai có thể nói với con gái rằng. Cha

0 nhận xét:

Đăng nhận xét