KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

LIỆU CÓ MỘT NGÀY, MÔN LỊCH SỬ SẼ BỊ LÃNG QUÊN?

Bài báo: “Lịch sử là môn học bắt buộc, không phải tùy chọn” được đăng trên Chosun vào năm 2013 đã gây chấn động Hàn Quốc, bởi giáo sư Kim Bo Rin của Đại Học Quốc Gia Chungbuk tiết lộ thông tin rằng nhiều học sinh, sinh viên năm nhất theo học tại đây không biết tướng Douglas MacArthur là ai. Đây là vị tướng chỉ huy quân đội Hoa Kỳ hỗ trợ Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh bán đảo Triều Tiên (1950 - 1953). Giáo sư Kim Bo Rin nhận định rằng: “Giáo dục lịch sử phải liên tục, và vì mục tiêu này, giờ học lịch sử cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông không được giảm”.

Từ năm 2005, Hàn Quốc cho phép các môn khoa học xã hội trong khối phổ thông là môn tự chọn và hệ lụy là tỷ lệ đăng ký học Lịch sử giảm dần đều theo thời gian. Và kéo theo đó là một lụy về một thế hệ trẻ không biết chiến tranh Triều Tiên diễn ra vào thời gian nào, không biết gì về tướng Lý Thuấn Thuần - vị tướng nổi danh nhất lịch sử dân tộc Triều Tiên, vị thế tương đương với tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam. Cuối cùng, Hàn Quốc đưa lịch sử trở lại giáo dục bắt buộc vào năm 2017. Kỳ thi quốc gia CSAT bắt buộc phải có lịch sử. Sau Hàn Quốc thì Nhật Bản tái khởi động chương trình đưa trở lại môn Lịch sử vào trong chương trình THPT bắt buộc vào năm 2019. Bên cạnh đó, giáo dục lịch sử được chú trọng rất mạnh trong bằng cách kết hợp với các môn liên quan đến chữ viết, văn hóa Nhật hay văn học Nhật.
Ba quốc gia ở Đông Á là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đều đang diễn ra một cuộc “cạnh tranh ngầm” trong giáo dục lịch sử, địa lý. Hàn Quốc lồng ghép những chi tiết liên quan đến thời kỳ Nhật chiếm đóng, Nhật thì lồng ghép các vấn đề chủ quyền đảo Dokdo - Kuril - Senkaku. Còn Trung Quốc thì không thể không đưa vấn đề Đài Loan, các vấn đề chủ quyền… vào giảng dạy chính thống bắt buộc. Giáo sư Huang Hua của ĐH Sư phạm Sơn Tây, Trung Quốc viết trên Nhân dân nhật báo: “Giáo dục lịch sử Trung Quốc nhằm nâng cao phẩm chất nhân văn tinh hoa của công dân, giáo dục bản sắc Trung Hoa và tình yêu nước. Gia tăng sự tự tin, trách nhiệm của công dân. Giúp định vị Trung Hoa giữa thế giới và ngăn chặn chủ nghĩa bịa đặt lịch sử”.
Vậy, Việt Nam - một quốc gia đồng văn Đông Á, đang làm gì với môn lịch sử ở bậc THPT? Nói tóm gọn lại là: “Thích thì học, không thích thì nghỉ”. Vì Lịch sử đã trở thành một môn học tự chọn, không bắt buộc đối với thế hệ bắt đầu học THPT từ năm 2022 trở đi. Lại thêm một tin xấu với môn học vốn đã phải chịu quá nhiều tiếng xấu khác, ví dụ như là môn học có điểm trung bình thấp nhất, có nhiều điểm liệt nhất trong kỳ thi THPT…
Theo một khảo sát nhỏ mình nhận được từ một bạn giáo viên THCS tại TP. HCM, có khoảng 85% các em nhỏ tại ngôi trường này sẽ chọn các môn khoa học tự nhiên (Lý - Hóa - Sinh) vào năm tới, phần còn lại là phân vân. Đó là một dự báo mang tính tham khảo nhưng lại rất dễ có thể xảy ra. Vì cách đây 7 năm vào kỳ thi THPT Quốc gia 2015, chỉ có 150 ngàn thí sinh chọn Lịch sử là môn thi, tương đương 10% số thí sinh. Vào năm ấy, người ta đã đặt ra câu hỏi rằng, đang là môn bắt buộc mà còn bị “ngó lơ”, nếu bỏ qua hay áp Lịch sử thành môn “tự chọn”, thì con số sẽ còn thảm hại đến thế nào.
Một số chuyên gia giáo dục cho rằng việc giảm tải Lịch sử, biến Lịch sử thành môn tự chọn không bắt buộc là cần thiết, để phát huy giáo dục khai phóng giống như các nước Anh, Pháp, Úc. Nhưng, đó là các quốc gia phương Tây, có bối cảnh xã hội, lịch sử, chính trị, dân tộc… quá khác biệt so với Việt Nam. Tại sao các chuyên gia này không lấy Trung, Nhật, Hàn ra để so sánh? Rõ ràng, Trung, Nhật, Hàn đồng văn với chúng ta. Họ cũng là các quốc gia phát triển nhưng vẫn giữ được tính dân tộc cao. Khi các quốc gia này đã đưa trở lại hoặc vẫn luôn duy trì vị thế bắt buộc của bộ môn Lịch sử thì chúng ta lại đang làm khác họ.
Các chuyên gia cũng cho rằng Lịch sử chỉ cần dạy đến hết bậc THCS là đủ. Nhưng các chuyên gia giáo dục Hàn lại chỉ ra rằng đây là quan niệm sai lầm và cần phải khắc phục. vì giáo dục Lịch sử mang tính liên tục và duy trì, không thể “đứt đoạn”. Tư duy của học sinh THCS không thể trưởng thành bằng tư duy của học sinh THPT. Học sinh THCS chỉ tiếp thu kiến thức, nhưng học sinh THPT có thể bàn luận, đúc kết, rút ra kiến thức. Việc duy trì dạy Lịch sử liên tục cũng là một cách để chống những “luận điệu sai trái từ các quốc gia khác” - trong trường hợp của Hàn Quốc là Nhật Bản.
Năm 2013, Bộ Công an và An ninh Hàn Quốc công bố số liệu khảo sát giật mình rằng, có tới 52% học sinh Hàn Quốc không biết ngày nổ ra và kết thúc chiến tranh Triều Tiên, 31% không biết về việc lính Nhật đã từng hành hạ phụ nữ Triều Tiên, 86% không rõ về chủ quyền Hàn Quốc tại đảo Dokdo. Đó là những con số cay đắng sau khi Hàn Quốc đã biến Lịch sử trở thành môn “tự chọn”. Tờ DHNews Korea bình luận: “Lịch sử đã bị lãng quên, cần được giáo dục đúng mức”.
Hãy thử nghĩ xem, sau khi áp Lịch sử thành môn tự chọn, có lẽ sẽ có những lớp người Việt không biết về ngày 30/04/1975 hay 02/09/1945, không rõ về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa - Bạch Long Vĩ… Rồi sự xuyên tạc lịch sử ngày càng nhiều hơn, chủ nghĩa bịa đặt lịch sử và xét lại lịch sử sẽ đến.
Với thời nay, môn Lịch sử là bắt buộc, mà còn la liệt những đám xét lại, một đám người nói cuộc chiến thống nhất Tổ Quốc là “nội chiến”, bênh vực cho Pháp đô hộ Việt Nam là khai hóa nền văn minh, nói Quang Trung - Nguyễn Huệ là hai anh em… Vậy tương lai của môn Lịch sử sau này sẽ ra sao? Kéo theo đó là tương lai đất nước của chúng ta sẽ thế nào?
Trong bài viết luận bàn về việc dạy học lịch sử trong khối phổ thông là cần thiết của đài truyền hình NHK có câu: “Không có tương lai cho một quốc gia tự lãng quên đi lịch sử của chính mình”. Còn chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc rút ra rằng: “Dân ta phải biết sử ta - Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

MẮT KHÔNG NHÌN THẤY THÌ TIM KHÔNG ĐAU

Trong 2 ngày qua, từ khi Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự tại miền Bắc Irắc chưa thấy Hội đồng bảo an, chưa thấy Liên Hợp Quốc phải sôi sục làm việc xuyên đêm xuyên ngày để lên án, cũng chưa thấy bất kỳ quốc gia “tự do” nào lên tiếng quan ngại chứ chưa nói là tính toán cấm vận. Bởi đơn giản, Thổ Nhĩ Kỳ không những là 1 nước lớn mà còn nằm trong hội nhóm NATO do Mỹ bảo kê. Hội nhóm này quen kiểu thích thì mình đánh thôi, nhất là khi Mỹ hô thì có nguyên một liên quân cả đôi chục nước nhảy vào vùi dập một nước nhỏ nhưng không vừa mắt. Quen đi đánh người khác chứ trong lịch sử đã có ai đánh NATO đâu. Cho nên Irắc là nước có chủ quyền nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng có coi ra gì đâu và cũng chẳng màng quan tâm đến dư luận thế giới. Còn những kẻ thích nói đạo lý mới đây thôi rất to mồm trong cuộc chiến Nga – Ukraine thì lại im bặt, như họ chẳng thấy gì. Theo đúng tinh thần, mắt không nhìn thấy, tim không đau và mồm không kêu.

Tiện đây cũng nói luôn, chính quyền Irắc thời Saddam Hussein chưa từng bao giờ yếu mềm về chính trị, kinh tế và quân sự như bây giờ, kể cả khi Mỹ quần thảo trong chiến tranh vùng vịnh lần 1, kể cả khi Mỹ gắt gao cấm vận kinh tế. Vậy mà chính quyền Irắc ngày nay, một chính quyền được coi là “dân chủ, tiến bộ” do Mỹ dựng lên lại chưa từng khôi phục lại vị thế trước kia của đất nước này, để quân đội nước ngoài ra vào mà không cần hộ chiếu. Có vẻ như sự mềm nhũn của các chính quyền do Mỹ dựng lên nó thành truyền thống rồi.
Đông Kinh

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

"VÌ TỔ QUỐC VIỆT NAM"

-----
Trong những ngày biển Đông dậy sóng, không ít người tỏ ra lo lắng cho rằng nào là Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc, nào là chênh lệch về sức mạnh v-ũ k-hí, sức người sức của. Thậm chí cho rằng “h.èn với giặc”.

Gã hàng xóm x.ấu bụng, lâu nay quen thói b-ắt nạt tư tưởng đại Hán, thấy Việt Nam nhẫn nhịn càng lấn tới. Nhưng, Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn đang cố kiềm chế một cách khôn ngoan tỉnh táo.
Nếu Trung Quốc bước qua “lằn ranh đỏ”, phát động ch-iến tr-anh, lòng kiên nhẫn của người Việt bị dập tắt, như chiếc lò xo bị nén lại để bung ra, thì kẻ xâm lược sẽ bị quân đội nhân dân Việt Nam can trường giáng những đòn táo bạo bất ngờ nhất như đã từng.
Kẻ thù dù có v-ũ kh-í tối tân đến đâu cũng không khuất phục được cả dân tộc vốn hiền lành nhưng có truyền thống chống ngoại xâm. Tinh thần “Còn cái lai quần cũng đ.ánh” sẽ dạy cho kẻ thù về sức mạnh Việt Nam.
Những trận Bạch Đằng, Như Nguyệt, trận Đông Bộ Đầu, Thăng Long, Hàm Tử - Tây Kết, trận Chương Dương Độ, Chi Lăng, Xương Giang, trận Rạch Gầm – Xoài Mút, trận Ngọc Hồi - Đống Đa và hàng trăm ngàn trận chiến lớn nhỏ, đã có biết bao thế hệ đã ngã xuống để dân tộc trường tồn.
Bị ví “châu chấu đ.á voi”, Pháp đã dồn người Việt tới đường cùng, buộc cả dân tộc phải vùng dậy, nhờ hơn hẳn khát vọng độc lập và ý chí quật cường, dân tộc Việt đã tiến hành “Cuộc chiến giữa hổ và voi” ngh/iền nát đội quân k/ẻ thù, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa thực dân, là nguồn cổ vũ giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa khắp thế giới lúc ấy.
Cuối năm 1972, Mỹ đã quyết định chơi đòn sinh tử, né.m poom hủy diệt miền Bắc Việt Nam bằng tất cả vũ k-hí tối tân nhất, nghiến răng tuyên bố: “Sẽ đẩy Bắc Việt Nam vào thời kỳ đồ đá”. Nhưng Quân đội nhân dân Việt Nam không phải là Thỏ mà là Cóc tía.
Poom đ-ạn chỉ hù dọa được những kẻ yếu bóng vía. Dân tộc Việt Nam xưa nay chỉ cúi đầu trước lẽ phải chứ chưa bao giờ khiếp nhược trước k/ẻ thù. Dù poom rơi, đ/ạn trút, trẻ em vẫn tung tăng đến lớp học mái hình chữ A. Quân đội nhân dân Việt Nam đối đầu với những siêu pháo đài bay B52, những máy bay tàng hình cánh cụp cánh xòe cỡ F111…. và lại rụng như sung. Nhân dân Việt Nam lại làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
Đã có Điện Biên Phủ trên mặt đất, dưới hầm sâu năm 1954 và “Điện Biên Phủ trên không” xé toang bầu trời năm 1972. Cả dân tộc Việt Nam nếu cần, sẵn sàng một “Điện Biên Phủ trên biển”, đ/ập tan mọi tham vọng ngông cuồng muốn bá chủ biển Đông.
Người Việt ta có đầy lòng vị tha, bao dung, khi đất nước bị xâm lăng thì dẹp qua mọi thứ, gan góc, đoàn kết một lòng, kiên cường bảo vệ Tổ quốc. Đây là lúc để mỗi người dân Việt nhìn lại mình, sửa những thói hư tật xấu, bỏ qua mọi hiềm khích, làm việc nhiều hơn vì một Tổ quốc Việt Nam cường thịnh.
Không một ai đủ tư cách dạy người Việt về lòng yêu nước! Không một ai đủ tư cách dạy bộ đội Việt Nam về lòng dũng cảm và gan dạ ! Đừng nhân danh bất kỳ cái gì để k/ích động ch/iến tranh. Quân đội Nhân dân Việt Nam không phải là người rút gươm ra trước, nhưng sẽ là người tra gươm vào vỏ sau cùng!

KHÔNG BIẾT THÌ DỰA CỘT MÀ NGHE!

Khi cộng đồng mạng ở trong nước bức xúc về hành vi của một số kẻ cực hữu ở Ukraina xé quốc kỳ của Việt Nam, thì trên trang cá nhân của mình, Việt Tân lại không chỉ trích hành động trên mà quay lại chỉ trích chính quyền Việt Nam. Trang này cho rằng “Người lính Ukraina phẫn nộ xé cờ Việt Cộng sau khi nhà nước CSVN bỏ phiếu trắng và phiếu chống, đi ngược lại thế giới phương Tây”.

Rất tiếc cho Việt Tân, hành động trong video lại không có liên quan gì đến phiếu chống hay phiếu trắng của Việt Nam, mà nó xảy ra trước cuộc chiến Nga – Ukraina rất lâu. Hành động bỉ ổi xé lá quốc kỳ Việt Nam của bọn tân ph..át xít Ukraina như đoạn video quay lại, đã diễn ra tại khu vực xây dựng ngôi chùa Phật giáo, ngày 3/6/2006. Trong cuốn sách “Hiện tượng Azov- Những kẻ dân tộc chủ nghĩa Ukraina đã trở thành lực lượng chính trị có ảnh hưởng như thế nào”, tại trang 27 đã nêu rất rõ “Kẻ thù lần này được xác định cụ thể - một ngôi chùa Phật giáo, mà cộng đồng người Việt bắt đầu xây dựng trong công viên Vstrecha ở quận Frunzensky của thành phố”. Khẩu hiệu của chúng là “Dân nhập cư c..út ngay về nước!”, “Một chủng tộc! Một dân tộc! Một Tổ quốc! Đó là Ukraina!” và sau đó, những kẻ quá khích đã xé cờ Việt Nam của người Việt kiều ở đây (Nguồn: Phan Việt Hùng)
Như vậy, hành động xé quốc kỳ Việt Nam không liên quan đến phản ứng của Ukraina về lập trường của Việt Nam tại Liên Hợp quốc.
Thiết nghĩ, Việt Tân thay vì uốn lưỡi trước khi nói thì nên úp b.ô vào mặt cho đỡ quê vì quả gán ghép này.
P/s: Chắc do khát nước lâu quá nên bị l.ú l.ẫn. Mọi người thông cảm nhé

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2022

18 NĂM ĐI TÌM LẠI NGƯỜI ĐÃ GIÚP ĐỠ MÌNH

Năm 2004, Vũ đi xe máy từ TP.HCM về quê Cam Ranh để đón Tết cùng gia đình. Tuy nhiên, khi đến huyện Hàm Tân, Bình Thuận thì gặp tai nạn với người đi bộ. Cậu sinh viên nghèo lúc đấy trong túi chỉ còn 5 tờ tiền 100 ngàn là số tiền vừa đi học vừa đi làm thuê cả năm tại TPHCM gom góp để về quê cho mẹ sắm sửa Tết trong nhà.

Quá trình công an cho 2 bên thương lượng giải quyết, mặc dù Vũ đã đưa hết số tiền 500 ngàn tích cóp cho gia đình người đi bộ nhưng vẫn không đủ viện phí và gia đình họ không đồng ý. Tâm trạng vừa lo lắng vì mượn đâu ra tiền ở nơi tỉnh lạ vừa nghĩ về người mẹ già bị bệnh ung thư đang chờ ở nhà thì lúc đấy, một chiến sĩ CSGT nghe được câu chuyện đã cho Vũ số tiền 400 ngàn và nói “anh cho mày nè, đưa cho họ đi rồi về ăn Tết cùng gia đình". Được biết, thời điểm đó, số tiền này gần bằng tiền lương của chiến sĩ CSGT này.
Và rồi mọi chuyện cũng giải quyết xong, cậu sinh viên nghèo với nhiều vết thương trên cơ thể chạy chiếc xe máy hiệu Dream bể nát phần đầu tiếp tục hành trình về quê Cam Ranh đón Tết cùng gia đình. Những cơn đau vì vết thương trên cơ thể như được xoa dịu bởi hành động nghĩa tình của chiến sĩ Cảnh sát giao thông.
Nhiều năm sau đó, khi ra trường và đi làm có kinh tế ổn định, với chi tiết tên chiến sĩ CSGT năm xưa là Tiệp, cậu sinh viên ngày nào đã tìm về huyện Hàm Tân, đến trụ sở công an huyện tìm vị ân nhân xưa nhưng đều không có kết quả.
Không bỏ cuộc vì món nợ ân tình, đến năm 2020, Vũ tiếp tục đến Bình Thuận và tìm chiến sĩ CSGT kia chỉ để một lần nữa cảm ơn nhưng cũng không có kết quả. Gần đây, qua những người bạn làm CSGT tại TPHCM, khi nghe Vũ kể lại và mô tả về vị ân nhân của mình 18 năm trước, may mắn đã mỉm cười khi những người này biết chiến sĩ CSGT mà Vũ đang tìm và từ đó, niềm mong ước gặp lại ân nhân đã được giải tỏa.
Chiến sĩ CSGT năm xưa giờ là thiếu tá Phạm Hải Tiệp, công tác tại đội CSGT-TT Công an huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Và cậu sinh viên nghèo tên Vũ ngày xưa giờ đã là một doanh nhân thành đạt tại TPHCM.
Anh Nguyễn Quốc Vũ cho biết, dịp lễ vừa qua, anh và anh Tiệp đã gặp được nhau, dù biết những lời cảm ơn nói làm sao hết nhưng tình cảm giữa công an với dân thật đáng trân quý và hành động ấm áp của đồng chí CSGT Tiệp đã giúp anh thêm tin yêu lực lượng công an nhân dân và truyền cảm hứng để anh sống tốt hơn mỗi ngày.

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

10 CHIẾN DỊCH THẦN KỲ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

1. Trận chiến trên sông Bạch Đằng (938)
Trước khi tử trận trên sông Bạch Đằng năm 938, Lưu Hoằng Tháo không thể tưởng tượng việc quân dân người Việt do Ngô Quyền lãnh đạo sẽ tận dụng quy luật thủy triều để biến những bãi cọc ngầm cắm dưới lòng sông thành thứ vũ khí hủy diệt có sức mạnh kinh hồn. Thảm bại trong trận Bạch Đằng, quân Nam Hán đã phải bỏ mộng xâm chiếm nước Việt.


2. Chiến thắng quân xâm lược nhà Tống (1075)
Năm 1075, trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, vua quan nhà Lý đã đưa ra chủ trương "Tiên phát chế nhân", đem quân sang đất địch đánh trước để chặn thế mạnh của chúng. Lý Thường Kiệt đã chỉ huy 40.000 quân đánh các châu Khâm, Liêm trên đất Tống, hạ hàng loạt thành lũy, hủy hoại nặng nề sinh lực của quân Tống, khiến kế hoạch xâm lược của chúng bị trì hoãn, tạo điều kiện cho quân ta củng cố lực lượng và giành thắng lợi trong cuộc quyết chiến sau này.
3. Đại thắng quân Nguyên Mông (1288)
Trên sông Bạch Đằng năm 1288, chiến thuật chôn cọc gỗ kinh điển mà Ngô Quyền sử dụng 350 năm trước lại được Trần Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn tái hiện. Trong trận thủy chiến được đánh giá là lớn nhất lịch sử dân tộc này, quân Đại Việt đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Nguyên Mông - đội quân thiện chiến nhất thế giới thời đó.
4. Trận chiến tiêu diệt chiến hạm của Công ty Đông Ấn Hà Lan (1643)
Mùa hè 1643, Công ty Đông Ấn Hà Lan - thế lực hải quân hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc đó - phái 3 pháo hạm mạnh hội quân với họ Trịnh tại sông Gianh (Quảng Bình). Trong hải trình, hạm đội này đã bị gió thổi dạt vào gần cảng Eo ở Đàng Trong (Thừa Thiên - Huế). Dù có ý kiến can ngăn vì sợ người Hà Lan, chúa Nguyễn vẫn đưa 50 thuyền chặn đánh quyết liệt, tiêu diệt chiến hạm lớn nhất của kẻ thù, khiến hai chiến hạm còn lại bỏ chạy. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử người Việt chiến thắng một hạm đội châu Âu, đồng thời cũng là một sự tổn thương nặng nề đối với thanh thế của Công ty Đông Ấn Hà Lan.
5. Cuộc Bắc tiến đại phá quân Thanh (1788)
Cuộc Bắc tiến đại phá quân Thanh do Hoàng đế Quang Trung tiến hành cuối năm 1788, đầu năm 1789 được coi là một cuộc hành quân thần tốc khó tin trong lịch sử dân tộc. Từ Phú Xuân (Huế), Hoàng đế Quang Trung chỉ mất 40 ngày (trong đó có 10 ngày dừng lại tại Nghệ An tuyển quân) đưa đại quân tiến về Thăng Long đánh đuổi quân Thanh. Do không thể tin quân Tây Sơn có thể tiến nhanh như vậy, quân xâm lược đã hoàn toàn mất cảnh giác và phải chịu sự thảm bại nặng nề.
6. Trận đại thủy chiến ở đầm Thị Nại (1801)
Trong trận đại thủy chiến ở đầm Thị Nại diễn ra giữa quân Tây Sơn và chúa Nguyễn vào năm 1801, quân Nguyễn đã sử dụng lối đánh tập kích thọc sâu bất ngờ và đòn hỏa công tương tự trận Xích Bích diễn ra ở Trung Hoa 16 thế kỷ trước để hủy diệt hạm đội khổng lồ, tưởng như không thể nào bị đánh bại của quân Tây Sơn. Với thất bại này, thủy quân Tây Sơn hầu như đã sụp đổ hoàn toàn, nhường cho nhà Nguyễn nắm giữ quyền kiểm soát vùng biển.
7. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
Người Pháp từng tin rằng căn cứ Điện Biên Phủ là một pháo đài không thể công phá. Tuy vậy, bằng tài năng quân sự tuyệt vời của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biến niềm tin của họ trở thành sự tuyệt vọng với chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
8. Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968)
Trước khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 nổ ra, ngay cả những người Mỹ có trí tượng tượng phong phú nhất cũng không thể hình dung nổi cảnh các chiến sĩ Giải phóng đánh trực diện vào các địa điểm trọng yếu tại Sài Gòn như Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, đài phát thanh, bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất... Chiến dịch quân sự này đã gây tiếng vang lớn, tạo bước đột phá buộc Mỹ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán.
9. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972)
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972, lực lượng phòng không - không quân của miền Bắc Việt Nam đã làm được điều mà người Mỹ không thể tin nổi: Bắn hạ 34 “siêu pháo đài bay” B-52, đập tan hoàn toàn mưu đồ kéo dài chiến tranh của Mỹ và buộc họ phải quay trở lại bàn đàm phán tại Paris.
10. Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)
Cuối tháng 9/1974, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp tại Hà Nội đã đưa ra bản dự thảo kế hoạch chiến lược Chiến dịch mùa xuân 1975, dự định hoàn thành việc thống nhất 2 miền Bắc - Nam trong 2 năm 1975-1976. Tuy vậy, với tinh thần “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa”, chiến dịch Mùa Xuân 1975 đã được tiến hành khẩn trương và quyết đoán, đem lại chiến thắng cuối cùng cho dân tộc vào ngày 30/4/1975.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022

"TÔI CHỈ MONG MÌNH ĐƯỢC "THẤT NGHIỆP" QUANH NĂM"

Thượng úy Nguyễn Phương Thảo - sinh năm 1992, hiện đang là cán bộ đội cảnh sát điều tra tội phạm và trật tự xã hội Công an huyện Ứng Hòa (TP. Hà Nội).

Cô tự nhận mình là "Tắc Kè Hoa" khi từng "hóa thân" thành nhiều người, nhiều nghề, miễn sao có thể theo dõi, bám sát được các đối tượng, đảm bảo nhiệm vụ trinh sát thành công.
Gần chục năm theo nghề đến nay, Phương Thảo đã tham gia và thực hiện hàng trăm vụ án, từ giết người cướp của, buôn bán ma túy cho đến mại dâm, phá hoại tài sản công,...
Có lần, cô đã phải vật vờ trên xe khách suốt 7 tiếng đồng hồ để theo dõi 1 đối tượng từ Sơn La về Hà Nội, tuy suốt chặng đường không được nghỉ ngơi do phải để mắt đến tên tội phạm nhưng ngay khi hắn ôm hàng bước xuống, 1 mình cô gái trẻ đã lập tức ập đến, áp chế, ghì chặt đối tượng chờ sự hỗ trợ của đồng đội.
Để làm được điều đó, thì ngoài những giờ làm việc căng thẳng, cô thường giải trí bằng các bộ môn như Kick-fit, boxing, võ cổ truyền,... để lấy lại tinh thần.
Với những cống hiến không biết mệt mỏi đó, thượng úy Nguyễn Phương Thảo đã được trao tặng nhiều bằng khen, giải thưởng và sự ghi nhận từ cơ quan cũng như người dân trên địa bàn huyện.
Tiêu biểu phải kể đến hai giải thưởng đó là: 10 gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2021 và Tuyên dương cán bộ Đoàn tiêu biểu 2021. Đây là thành quả xứng đáng cho quá trình hoạt động chuyên môn và công tác Đoàn năng nổ của nữ trinh sát trẻ yêu nghề, đầy nghị lực.

XIN GIẢM ÁN, RA KHỎI TÒA KHÓC NHƯ MƯA, LUÔN MIỆNG CHỬI BỌN PHẢN ĐỘNG KÍCH ĐỘNG LÀM ANH SA VÀO TỘI LỖI

Bị cáo Lê Chí Thành ăn năn về hành vi sai phạm của mình và mong HĐXX xem xét giảm nhẹ mức án để sớm được về với gia đình, lo cho con.
Sau khi tuyên án, ra khỏi tòa bị cáo Thành khóc nức nở vì trót dại và luôn miệng không quên nói tại bọn nó (bọn phản động) kích động nên bị cáo mới ra nông nỗi này.

Ngày 13/4, TAND TP.HCM mở phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Lê Chí Thành (SN 1983, hộ khẩu xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) về tội "Chống người thi hành công vụ" đã tuyên phạt Lê Chí Thành 2 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Tại phiên tòa, bị cáo Thành thừa nhận những hành vi của mình đã làm ảnh hưởng đến người thi hành công vụ, cản trở cảnh sát giao thông phương tiện về nơi tạm giữ phương tiện vi phạm là vi phạm pháp luật.“Cấp sơ thẩm tuyên bị cáo tội “chống người thi hành công vụ” là không oan sai, nhưng mức án 2 năm tù là quá nặng. Bị cáo rất ăn năn về hành vi của mình, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ mức án, để sớm về với gia đình, lo cho con”, bị cáo Thành nói.
Lê Chí Thành nguyên là cán bộ công an. Năm 2003 - 2019, Thành công tác tại trại giam Thủ Đức (Z30D Bình Thuận); năm 2020, công tác tại trại giam Xuân Lộc. Đến tháng 7/2020, do có vi phạm chế độ công tác ngành, suy thoái phẩm chất chính trị, bị một số đối tượng phản động kích động, Thành đã vu khống, chống lại ngành công an, Bộ Công an tước danh hiệu công an nhân dân lúc đang mang hàm đại uý.

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022

TỔNG BÍ THƯ GỬI THƯ CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CỦA LÀO VÀ CAMPUCHIA

Nhân dịp Tết Bun Pi May của Lào và Tết Chôl Chnam Thmay của Campuchia, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã gửi Thư và lẵng hoa chúc mừng tới đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và đồng chí Hun Sen, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia.

Nội dung Thư chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith viết:
“Nhân dịp Tết cổ truyền của Nhân dân Lào (Bun Pi May), thay mặt Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và nhân danh cá nhân, Tôi xin gửi tới đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào những tình cảm đồng chí anh em thân thiết và lời chúc mừng năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng.
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào do đồng chí Thongloun Sisoulith đứng đầu, Nhân dân Lào anh em sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ 11 của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 9, xây dựng thành công nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và phồn vinh theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam hết sức vui mừng về mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên các lĩnh vực, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước.
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trân trọng ghi nhớ sự ủng hộ mạnh mẽ, sự giúp đỡ to lớn, quý báu, chí tình, chí nghĩa và có hiệu quả mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào anh em đã dành cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trong suốt thời gian qua và sẽ làm hết sức mình cùng với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào giữ gìn, bảo vệ và vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào ngày càng phát triển, mang lại lợi ích cho Nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.”
Nội dung Thư chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Hun Sen viết:
“Nhân dịp Tết cổ truyền của Nhân dân Campuchia (Chôl Chnam Thmay), thay mặt Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và nhân danh cá nhân, Tôi xin gửi tới đồng chí Hun Sen và các đồng chí Lãnh đạo Đảng Nhân dân Campuchia, Nhà nước và toàn thể Nhân dân Campuchia những tình cảm đồng chí anh em thân thiết và những lời chúc mừng năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng.
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đánh giá cao những thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đối nội và đối ngoại mà Campuchia đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt đã thành công trong việc ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh mở cửa đất nước. Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Nhân dân Campuchia, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ do đồng chí Hun Sen đứng đầu, Nhân dân Campuchia sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã/phường năm 2022 và đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022.
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam cũng hết sức vui mừng về mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho Nhân hai nước, góp phần tích cực vào việc giữ vững hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.”
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi thiếp và lẵng hoa chúc mừng tới Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư, thiếp và lẵng hoa chúc mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi thư, thiếp và lẵng hoa chúc mừng tới Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Phankham Viphavanh và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi thư và lẵng hoa chúc mừng tới Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Xaysomphone Phomvihane, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Xay Chum và Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Heng Samrin; đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã gửi lẵng hoa chúc mừng đồng chí Bunthoong Chítmany, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Phó chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và đồng chí Xay Chum, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Trưởng ban Thường trực Ban thường vụ Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia.
Cùng ngày, đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung đã gửi thư chúc mừng tới đồng chí Thoongxavan Phomvihan, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; đồng chí Bùi Thanh Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã gửi thư chúc mừng tới đồng chí Saleumxay Kommasith, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia Prak Sokhonn./.

TỪ BAO GIỜ ĐẠI TƯỚNG QUÂN ĐỘI CÒN PHẢI NHỜ CÁC NHÀ QUÂN SỰ ONLINE CHỈ CÁCH NGẮM B.ẮN S.ÚNG SAO CHO ĐÚNG THẾ NÀY?

Cụ thể trên Tiktok xuất hiện 1 đoạn cl.ip Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng thử nghiệm các khẩu súng STV tại Học viện Kỹ Thuật Quân Sự. Cli.p ghi lại tư thế thử s.úng, ngắm b.ắn của Đại tướng. Ngay lập tức, 1 số cư dân mạng, Tiktoker, các game thủ “phai phai”, “bắpgi” cho rằng Đại tướng ngắm sú.ng sai cách, tư thế có vấn đề, không biết kê s.úng vào hõm vai.... Các nhà quân sự 2k 2k1 mới đi nghĩa vụ còn nói là nếu không biết ngắm thì về đơn vị các cháu dạy cho?

Một số Tiktoker có chuyên môn hơn thì bình luận rằng “Đại tướng có phải đang b.ắn sú.ng đâu, bác chỉ đang thử thước ngắm của sú.ng và thử độ cầm nắm của súng thôi mà!. Kê ngắm với kê bắn khác nhau”.
Gớm thật, bây giờ các cháu còn phải chỉ cả người đã mang súng đi chiến đấu với giặc phương Bắc từ năm 1979 cách b.ắn s.úng. Giờ lên mạng sợ thật đấy, 1m2 một đại tướng online, 1m2 một nhà quân sự tài năng của đất nước.
Không lúc Đại tướng cầm sú.ng chiến đấu với giặc thì các cháu đã ra đời chưa nữa. Đến mệt