KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

NHÂN QUYỀN" KHÔNG PHẢI LÀ THỨ ĐEM RA ĐỂ MUA BÁN

*******
Dùng "nhân quyền" để ra điều kiện trong quan hệ ngoại giao, "nhân quyền" để đổi chác, ràng buộc các điều kiện kinh tế... đó là những điều đang đi ngược lại với xu thế "hòa bình, ổn định, hợp tác" giữa các quốc gia dân tộc. Một số cá nhân, tổ chức, nhà nước tự cho mình quyền được phán xét, quyền đưa ra quyết định nên đã sẵn sàng bất chấp mọi điều ước quốc tế, hệ thống pháp luật quốc gia để vu khống Việt Nam vi phạm, bóp nghẹt quyền con người.


Vừa qua, truyền thông của BBC, RFA, VOA, số cá nhân chống đối chính trị lại loan báo thông tin, tuyên truyền vu vạ Việt Nam trong việc bắt, xét xử một số đối tượng vi phạm pháp luật như Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thị Đoan Trang... tất cả những thông tin đi đến qui kết cho rằng Việt Nam vi phạm quyền được biểu đạt thông tin mà theo qui định của Hiến pháp 2013 cho phép. Trong đó, PGĐ phân ban Châu Á của HRW (Robertson) qui kết rằng: "Việt Nam chà đạp nhân quyền khi bắt giữ những nhà hoạt động với những cáo buộc ngụy tạo rồi thẩm vấn khắc nghiệt họ suốt nhiều tháng trời mà không có luật sư bào chữa". Mặc dù thiếu nguồn thông tin chính thống nhưng ông này lại đưa ra lập lập có vẻ quyết đoán, tuy nhiên, những nguồn thông tin với dữ liệu mơ hồ, thiếu chính xác đã gây ra nhiều mối lo ngại về việc đánh giá sai tình hình nhân quyền của Việt Nam.
Vu cáo Việt Nam chà đạp nhân quyền với một quan điểm áp đặt, chỉ trích mang tính một chiều đã gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Phải khẳng định rằng, đối với các đối tượng mà ông Robertson liệt kê trên họ là người hiểu biết, có năng lực hành vi rõ ràng, do đó không có lý do gì để cố tình vi phạm các điều luật đã qui định trong bộ luật hình sự. Nhà nước Việt Nam rất tôn trọng quyền con người và đa phần các quốc gia trên thế giới cũng ghi nhận điều đó. Những nỗ lực xây dựng một đất nước bình đẳng về quyền con người đã trở thành một điểm sáng, một bước tiến lớn của Việt Nam, mang hình ảnh đẹp của mình đi khắp thế giới và có nhiều sự ghi nhận về những cố gắng đó. Vậy thì? Thử hỏi tại sao từ những góc nhìn, định kiến cá nhân lại đi qui kết cho Việt Nam là vi phạm nhân quyền ?
Tại thành phố Glasgow, xứ Scotland thuộc Vương Quốc Anh trong khuôn khổ hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu COP26 vừa qua ông Phạm Minh Chính cũng đã khẳng định sẵn sàng đối thoại với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới về vấn đề nhân quyền. Và những gì nhà nước Việt Nam đang nỗ lực đó chính là xây dựng một Việt Nam ấm no, hạnh phúc, quyền con người được đảm bảo. Vì lẽ đó, mọi thông tin tuyên truyền vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người là lập luận mơ hồ, sai trái.

TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ KHI MÀ TỔ QUỐC LUÔN LÀ TRÊN HẾT

Nếu có trong tay khoảng 6000 tỷ, tương đương khoảng 260 triệu đô la Mỹ và đổi lại, đối phương muốn các bạn ngừng công việc hiện tại mà các bạn đã làm trong khoảng 30 năm trước đó. Các bạn có đồng ý không?


Tháng 7/1946, công văn mật của Sở tình báo Paris cho biết Ngân hàng Đông Dương đã chấp nhận “lobby” cho Chủ tịch Hồ Chí Minh khoảng 30 tỷ Francs Pháp, đổi lại. Họ yêu cầu Chủ tịch Hồ Chí Minh từ bỏ các hoạt động đòi độc lập cho phía Việt Nam. Nói về khoản tiền ấy đơn giản thế này, nếu nhận lời, Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trong những người giàu nhất Đông Dương thời đó. Công tử Bạc Liêu ư? Có lẽ cũng bình thường thôi.
Cũng trong chuyến công du đó, tình báo Pháp cho biết sẵn sàng phá rối các hoạt động của Bác tại Paris và khu vực lân cận. Thậm chí, họ sẵn sàng chuẩn bị cho một chuyến mưu sát Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua một nhóm cực đoan là Trotcyste. Nhóm này sẽ thực hiện một vụ ném bom trên đường di chuyển của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vừa gây sức ép bằng túi tiền không đáy, vừa gây sức ép về mặt tính mạng. Có lẽ là với nhiều người, nhận xừ nó 6000 tỷ rồi ăn chơi hết đời là xong, khỏi lo chuyện thiên hạ làm gì. Nhưng, sự tầm thường của nhiều người con người lại là một sự vĩ đại của một con người khác.
Bác tránh việc bị ám sát ngầm bằng việc làm việc hết công suất và nỗ lực tham gia rất nhiều các hoạt động tiếp xúc công cộng, tiếp xúc với các lãnh đạo, giới chức không chỉ của Pháp mà còn của các quốc gia khác. Trong khoảng 100 ngày ở Pháp, Bác đã tham gia 400 cuộc họp, hội đàm, làm việc với các bên. Mật vụ Pháp băn khoăn không biết nên làm gì, phá rối hay ném bom thì đều đụng phải “khách VIP”.
Trong cuộc tiếp xúc với cộng đồng người Việt tại Pháp, Bác nói: “Tổ Quốc trên hết. Dân tộc trên hết”, thể hiện sự kiên định với lý tưởng độc lập dân tộc cho người dân và đất nước Việt Nam.
Và câu nói đó, như là một lời đáp với Ngân hàng Đông Dương và các mật thám Pháp. Vì đằng sau của Bác, là một nỗi khát khao về một sự độc lập dân tộc cho Việt Nam, là hàng chục triệu người dân Việt Nam, nỗi khát khao đó lớn hơn bất cứ một khoản tiền nào, bất cứ một khó khăn, khát khao đó lớn hơn cả tính mạng.
Như người ta vẫn hay thường nói, sau này là lịch sử.

Bắt khẩn cấp gã côn đồ dùng D.A.O đ.â.m cán bộ công an trọng thương

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ra lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp và ra quyết định tạm giữ hình sự một đối tượng để làm rõ về hành vi chống người thi hành công vụ và cố ý gây thương tích.
Đối tượng bị bắt giữ là Võ Đức Cường (SN 1971), trú thôn Trung Phước Tượng, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Theo đó, vào chiều tối 13/11, Cường cùng con trai là Võ Đức Sa và 2 người con gái (trú tại thôn Trung Phước Tượng, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc) mang theo d.a.o đến nhà ông Trần Thanh Tân, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Trì để gây gổ.


Nhận được tin báo, Công an xã Lộc Trì cử Đại úy Nguyễn Thành Chung, Phó Trưởng Công an xã và Trung úy Hồ Đình Thọ đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch, khẩn trương đến hiện trường để giải quyết vụ việc.
Tại đây, trong khi các cán bộ, chiến sĩ công an can ngăn, giải quyết vụ việc thì bất ngờ đối tượng Cường lao đến dùng d.a.o thủ sẵn đ.â.m vào vùng bụng của Đại úy Chung. Sau khi đ.â.m cán bộ công an, Cường bỏ chạy về nhà cố thủ và lớn tiếng chửi bới thách thức lực lượng làm nhiệm vụ.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, tối cùng ngày, lực lượng công an đã khống chế thành công đối tượng Cường và dẫn giải về trụ sở Công an huyện Phú Lộc.
Riêng Đại úy Chung đã được đồng đội và người dân nhanh chóng đưa đến bệnh viện Trung ương Huế để cấp cứu.
Hiện cơ quan công an đang củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng Cường theo quy định pháp luật.

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

CHIẾN SĨ CÔNG AN VỀ THĂM NHÀ NHƯNG CHỈ DÁM HÔN CON QUA CỬA KÍNH

Mới đây, hình ảnh 1 cán bộ CSGT thuộc Công an huyện Nam Trà My tranh thủ về thăm con nhưng anh chỉ dám âu yếm đứa con trai bé bỏng của mình qua lớp cửa kính được đăng tải lên mạng xã hội khiến rất nhiều người phải nghẹn ngào, xúc động.


Hơn nửa tháng nay, do đặc thù của nhiệm vụ nên anh phải cùng đồng đội "trực chiến" 100%, không về nhà. Cậu con trai nhỏ của anh vì vậy mà rất nhớ bố và cứ khóc đòi được gặp bố. Ngày 8/11, trong lúc đi tuần tra làm nhiệm vụ ngang qua nhà, khi thấy con trai đang đứng chơi ở cửa, vì quá nhớ gia đình nên anh vội ghé thăm con. Nhưng để đảm bảo an toàn cho người thân, ngoài việc đeo khẩu trang, Thượng úy Võ Ngọc Sang (31 tuổi), đang công tác tại Đội CSGT Công an huyện Nam Trà My chỉ dám đứng nhìn vợ con qua ô cửa kính vài phút.
Khi cậu con trai cứ nằng nặc đòi gặp ba, thương con anh Sang đã dỗ dành bằng cách cho bé hôn ba qua lớp cửa kính, rồi vội đi ngay mặc cho con tha thiết gọi bố!
Khoảnh khắc này đã được bà Nguyễn Thị Dự (mẹ vợ của anh Sang) từ trong nhà chụp lại và đăng lên Facebook, nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng mạng. Ai nấy đều phải nghẹn ngào trước tình cảm của 2 cha con, vì dịch bệnh mà cháu bé chẳng được bố bế bồng, còn bố thì chỉ có thể gặp con qua lớp cửa kính cho đỡ nhớ.

BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển). đứng đầu các nước Đông Dương, trên Thái Lan và xấp xỉ Ma-Lai-Xi-a. Trong 64 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.


Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu ki-lô-mét vuông). Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước, có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông đất nước; một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.

NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI: CHỨC “TỔNG THỐNG” CỦA ĐÀO MINH QUÂN CHỈ NGANG “CHỦ TIỆM PHỞ” Ở MỸ

Đào Minh Quân (đối tượng cầm đầu tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” - CPQGVNLT) tự cho mình là “Tổng thống”, nhưng chính cộng đồng người Việt ở hải ngoại còn coi đây là một trò cười, diễn hài, thậm chí nhiều người còn coi Đào Minh Quân là một “thằng ngáo đá” làm xấu hình ảnh người Việt ở hải ngoại.


Dư luận cho rằng “Các tổ chức chính trị người Việt ở Mỹ nói chung, tổ chức CPQGVNLT của Đào Minh Quân nói riêng, theo pháp lý thì họ hoạt động như một tiệm phở, tiệm nail”. Lý giải việc này, nhiều bà con Việt kiều ở Hải ngoại cho biết, Đào Minh Quân và số cầm đầu tổ chức CPQGVNLT tự cho rằng tổ chức của mình được chính phủ Mỹ cấp giấy phép hoạt động, nhưng tại Mỹ có quán cà phê, quán phở, quán nail… nào hoạt động mà không cần cấp giấy phép hay không? 


Thực chất, Đào Minh Quân xin giấy phép hoạt động của “hội từ thiện” được đặt cái tên là “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Làm như vậy, tổ chức này vừa có giấy tờ hợp pháp, vừa lừa bịp để xin tiền ủng hộ từ thiện của cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Là công dân nước Việt Nam, mọi người cần cảnh giác trước những thông tin, luận điệu xuyên tạc của tổ chức CPQGVNLT nói riêng và những tổ chức phản động khác nói chung. Đừng để tự bản thân phải rơi vào vòng lao lý vì hoạt động khủng bố, phá hoại của các tổ chức này hoặc để người thân, bạn bè coi là kẻ “ngáo đá” khi tham gia trò hề “trưng cầu dân ý” của Đào Minh Quân và tổ chức CPQGVNLT.

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC!

-------------------------------
Hậu Hoàng, một youtuber có tiếng trên mạng xã hội Việt Nam với những các MV parody vui nhộn và tính cách dễ thương. Nhưng ít người biết rằng Hậu Hoàng đang đi trái ngành, trái nghề so với truyền thống của gia đình khi phần lớn đại gia đình của youtuber này lại trong lực lượng vũ trang mà cụ thể bố và mẹ Hậu Hoàng lần lượt là Đại tá và trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Sống, giáo dục trong một môi trường quân ngũ gia đình như vậy cho nên mặc dù tay trái sang ngang, nhưng sản phẩm nghệ thuật của Hậu Hoàng được khá nhiều bạn trẻ đón nhận vì nó tươi mới mà không hở hang hay tục tĩu như trào lưu youtube gần đây.


Nữ ca sĩ Han Sara được biết đến như “Hot girl Hàn Quốc” trong làng giải trí Việt, được công chúng biết đến rộng rãi khi tham gia chương trình The Voice năm 2017. Han Sara là người Hàn Quốc chính hiệu khi cả bố mẹ cô đều là người Hàn Quốc đang làm việc tại Việt Nam. Trong những năm qua, Han Sara đã cho ra nhiều sản phẩm âm nhạc khá thành công, được biết đến nhiều trong giới trẻ.
Cùng tham gia các chương trình giải trí trên truyền hình, đều tìm cách khai thác và làm mới bài hát Cô gái mở đường rất quen thuộc của Việt Nam nhưng Hậu Hoàng và Han Sara nhận lại những kết quả rất trái ngược nhau. Nếu như trong chương trình sàn đấu vũ đạo, ban giám khảo và người xem vô cùng thích thú với màn nhảy dựa trên nền nhạc bài Cô gái mở đường thì trong chương trình The Heroes, Han Sara lại nhận được 1 công nông gạch đã với màn khai thác bài hát này cũng như nhắc tên đến nhiều vị nữ nhân anh hùng hay văn hóa trong lịch sử Việt theo phong cách nhảy Hàn Quốc và ăn mặc kiểu JAV. Có nhiều nguyên nhân, lời lý giải, thậm chí cả lời xin lỗi đã được đưa ra. Nhưng điều làm nên sự thành công hay thất bại trong những sản phẩm giải trí khi cùng khai thác một chủ đề, theo tôi đó chính là lịch sử, văn hóa, niềm tự hào dân tộc. Han Sara có thể rất tài năng, có thể hát yêu đương rất mùi mẫn vì yêu đâu thì cũng là yêu nhưng khi hát, làm mới những bài hát bất hủ của nhạc Việt nhất là nó gắn với lịch sử hào hùng của dân tộc thì Han Sara chưa đủ tầm để cảm thụ chứ chưa nói là có thể làm mới hay khai thác có ý nghĩa. Và điều này, một youtuber 3 đời đi bộ đội như Hậu Hoàng thì lại có thể làm được.
Han Sara đáng trách 1 thì ekip chương trình The Heroes đáng trách 10 khi họ chẳng phải người ngoại quốc để không thể không hiểu được sự lố bịch trong sự phá cách của Han Sara nhất mấy vị giám khảo chương trình này còn đứng lên vỗ tay, rồi nhảy múa như lên đồng khi lên sàn. Những con người đó mới thật đáng trách vì không phải họ không biết về lịch sử, văn hóa Việt Nam, không có niềm tự hào dân tộc mà có lẽ họ đã đánh mất ở đâu đó rồi.

BỘ ĐỘI TRẮNG ĐÊM CHIẾN ĐẤU VỚI LŨ DỮ ĐỂ CỨU NGƯỜI MẮC KẸT TRÊN SÔNG BA

Do ảnh hưởng của không khí lạnh và nhiễu động gió đông trên cao nên gây mưa lớn trên khu vực miền Trung và Tây nguyên, trong đó có tỉnh Gia Lai.


Từ 7 giờ đến 15 giờ ngày 9-11, tại thị trấn Kông Chro (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa lớn, nước dâng đột ngột khiến 3 người dân bị mặc kẹt trên sông Ba trong lúc đang câu cá. Ngay lập tức địa phương đã thực hiện “phương án 4 tại chỗ” triển khai lực lượng ứng cứu do đồng chí K’Păh Thuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai trực tiếp chỉ huy.
Theo đó, 3 người dân là Nguyễn Văn Sỹ (sinh năm 1994); Nguyễn Thành Luân (sinh năm 1991) và Nguyễn Văn Nhơn (sinh năm 1984) đều cư trú tại tổ dân phố Plei Ktoh, thị trấn Kông Chro (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai), câu cá tại chân đập tràn của Thủy điện Đak Srông (thuộc sông Ba chảy qua địa phận thị trấn Kông Chro), nước đột ngột dâng cao khiến 3 người dân không kịp vào bờ và bị mắc kẹt trên một mỏm đá giữa sông.
Nhận được thông tin, đúng 11 giờ ngày 9-11, các lực lượng gồm: Bộ CHQS tỉnh Gia Lai gồm 10 đồng chí; Ban CHQS huyện Kông Chro gồm 30 đồng chí; Lữ Công binh gồm 7 đồng chí; Quân đoàn 3 gồm 7 đồng chí; Công an tỉnh Gia Lai gồm 14 đồng chí và Đội Cảnh sát chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ khu vực An Khê gồm 8 đồng chí tiếp cận hiện trường khẩn trương sử dụng xuống máy, súng bắn dây, dây thừng chuyên dụng, thanh cứu hộ, phao cứu sinh…
Tại vị trí người dân bị kẹt có địa hình dốc đá hiểm trở; mưa lớn, lượng nước đồ về ngày một nhiều gây khó khăn cho công tác ứng cứu. Dầm mình, đối đầu với lũ dữ trong đêm, lực lượng cứu hộ thực hiện nhiều phương án như: Sử dụng phao cứu sinh vượt lũ; dùng đinh chốt trên đá làm điểm tựa, lấy thang và dây thừng chốt cố định làm cầu; tiếp cận người bị nạn điểm gần nhất dùng súng bắn dây tới vị trí mỏ đá có người mắc kẹt và sau đó dùng dây đai cứu hộ đu người tiếp cận 3 người dân bị kẹt giữa dòng…
Sau 16 tiếng đồng hồ vào lúc 2 giờ sáng 10-11, với tinh thần tích cực, khẩn trương “cứu người là trên hết, trước hết”; cùng ý chí, nghị lực ngoan cường của lực lượng cứu hộ đã đưa 3 người dân lên bờ an toàn tuyệt đối trong niềm vui, niềm xúc động của người thân, gia đình, nhân dân trên địa bàn và lực lượng ứng cứu.
Hiện tại tinh thần và sức khỏe 3 người dân đã ổn định và được đưa về Trung tâm Y tế thị trấn Kông Chro để tiếp tục theo dõi.

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ PHIÊN THẢO LUẬN CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2021

Tiếp tục Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XV, sáng 8/11/2021, tại Nhà Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự phiên thảo luận của Quốc hội về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; 

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024.

“Thuế Tự do, Dân chủ”

Đoàn xe chở dầu của Mỹ xuất phát từ các mỏ dầu ở phần lãnh thổ Syria bị Mỹ chiếm đóng và đang hướng đến Iraq.
Mặc dù không còn thân thiết với Ku.rd như trước nhưng Mỹ vẫn cần Kur.d để có thể vận chuyển dầu từ các mỏ dầu Mỹ đang chiếm đóng trái phép ở Syria chuyển về Iraq.


Phía Mỹ giải thích sự hiện diện của mình ở các mỏ dầu ở Syria: lo ngại rằng các mỏ dầu có thể một lần nữa rơi vào tay của khủng bố I.S... Nhưng thực tế thì I.S yếu lắm rồi và gần như đã tan biến khỏi Syria.
Lý do thực sự nằm ở việc Mỹ muốn phá hủy nền kinh tế Syria, vốn đã bị các lệnh trừng phạt của phương Tây bóp nghẹt. Ngoài ra dầu mỏ thì ai chả thích . Đã từ rất lâu các đoàn xe của Mỹ thường xuyên chở dầu từ Syria vào Iraq.
Do đó, khả năng Mỹ rút lui chỉ có thể xảy ra sau khi các công ty dầu mỏ của Mỹ... hút đến giọt dầu cuối cùng của Syria.