KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

NGHĨ ĐỜI NÓ BẠC!

------------------------------
Chiều nay, thông tin đối tượng rân chủ Phạm Minh Vũ bị tai nạn cả gần 3 tuần nay đang sống thực vật, thập tử nhất sinh, được tiên lượng xấu được một số đối tượng phản động loan báo. Hiện chưa có thông tin chính thức về vụ việc này nhưng tất cả đều giật mình và nhận ra rằng, tài khoản Phạm Minh Vũ đúng là 3 tuần nay không đăng bài viết xuyên tạc nào nữa rồi.

Tròn 30 tuổi, có gần 10 năm đi theo tiếng gọi của Việt Tân, không nề hà vất vả, hiểm nguy, trở thành một đảng viên, cơ sở nội địa tích cực của Việt Tân. Vào tù ra tội cũng vì sự nghiệp “canh tân” đất nước của Việt Tân. Trở thành một cây bút chủ lực thường xuyên có các bài chống phá trên trang facebook cá nhân cũng như trang facebook của Việt Tân. Hồi đầu năm khi tuyển nam Việt Nam thắng Trung Quốc, Minh Vũ đã được cả cư dân mạng khen là ng.u khi “bắt” Thủ tướng nhà ta phải ngồi im không được ăn mừng chiến thắng. Mới hôm nào còn mạnh miệng mắng chửi quê hương, vậy mà giờ nằm im một chỗ đợi trời gọi dạ thì vâng.
Công lao của Phạm Minh Vũ với Việt Tân không nhỏ, thằng nhỏ luôn hết lòng vì Việt Tân. Vậy mà nếu như theo đúng thông tin trên thì Phạm Minh Vũ đã gặp tai nạn được 3 tuần rồi. Không 1 dòng tin loan báo. Không 1 lời hỏi thăm. Chắc chẳng được cái phong bì động viên gia đình thậm chí là sẽ xù tiền nhuận bút. Việt Tân đang thể hiện một sự đời bạc như vôi khi những con người gắn mình với thân đời phản động. Việt Tân đã hủy hoại 1 thanh niên trẻ, hủy hoại niềm hi vọng của 1 gia đình. Và giờ đây, khi Phạm Minh Vũ nằm im 1 chỗ thì cũng chỉ có vài kẻ đồng nghiệp phản động gửi lời tiếc thương.
Ngẫm đời phản động, nó bạc thật!

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2022

VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỔ MỒ HÔI MANG VINH QUANG VỀ CHO TỔ QUỐC CÒN CỔ ĐỘNG VIÊN THÌ BĨU MÔI “AO LÀNG”

Joseph Schooling, vận động viên bơi lội nổi tiếng nhất Đông Nam Á, từng đánh bại huyền thoại Michael Phelps bình luận bình luận về SEA Games: “Olympic là đỉnh cao, nhưng SEA Games rất gần gũi, thân thuộc với tôi. Dù thi đấu ở cấp độ nào, thi đấu cho quốc gia luôn là một niềm đáng tự hào. Tôi từng có lúc xem nhẹ SEA Games, nhưng dần dần tôi mới thấy những đại hội như SEA Games rất quan trọng”. Cách đây 3 năm, huyền thoại bơi lội Đông Nam Á cũng phản bác nhiều ý kiến cho rằng SEA Games là ao làng, là đại hội bậc thấp. Anh cho biết thêm, bất cứ một vận động viên bơi lội nào muốn tiến ra biển lớn (giải đấu thế giới) đều phải bơi từ những con sông (những giải đấu nhỏ).

Trước khi vô địch Olympic, Joseph Schooling cũng trưởng thành từ SEA Games và xạ thủ Hoàng Xuân Vinh của chúng ta cũng như vậy. Trước khi đứng trên đỉnh cao Taekwondo thế giới hạng 49kg tại Olympic Tokyo, Panipak Wongpattanakit (Thái Lan) cũng thống trị tuyệt đối tại SEA Games. Đô cử Hidilyn Diaz (Philippines) cũng vô địch SEA Games trước khi vô địch Olympic Tokyo… Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa.
Chắc chắn rằng, SEA Games không thể có quy mô bằng Olympic và Asiad, nhưng nó cũng đại hội của rất nhiều nhà vô địch thế giới, châu lục hoặc tầm cỡ tương đương. SEA Games cũng là đại hội của gần 700 triệu người dân, là 1 trong 5 đại hội thể thao tầm cỡ khu vực trở nên có lượng người xem đông nhất thế giới.
SEA Games luôn bị nhiều người Việt chê là ao làng, nhược tiểu hay hội làng vì những vấn đề trong khâu tổ chức, trọng tài… qua các năm. Đúng, những tồn đọng đó là không thể tranh cãi, nhưng nói đâu xa, ngay ở Olympic Tokyo 2020 vừa qua, cũng có nhiều tranh cãi lớn liên quan đến vấn đề trọng tài và chính chủ nhà Nhật Bản cũng bị cáo buộc “ăn gian” khi võ sĩ Nhật Bản bị đánh bất tỉnh nhưng vẫn nhận huy chương vàng tại môn Quyền anh. Tại Thế vận hội mùa đông Olympic mùa Đông 2022, các tranh cãi trọng tài, khâu tổ chức lớn đến mức trở thành vấn đề ngoại giao quốc như giữa Trung Quốc - Hàn Quốc và đặc biệt là ở các môn thi biểu diễn như trượt băng nghệ thuật.
Dĩ nhiên, không được lấy lỗi sai của các đại hội khác tầm cỡ cao hơn để làm biện minh cho công tác trọng tài còn nhiều điểm hạn chế ở SEA Games. Nhưng, hàm ý ở đây là, vấn đề trọng tài dù cố tình hay vô ý đều tồn tại như một lẽ tất yếu của thể thao và đôi khi chúng ta phải chấp nhận. Muốn đánh giá một kỳ đại hội thì nên nhìn rộng hơn ra. Nói SEA Games là một đại hội chỉ ở tầm cỡ khu vực, chất lượng chuyên môn có thể là chưa cao so với thế giới - công nhận, nói SEA Games là một đại hội có khâu tổ chức chỉ ở mức trung bình - đúng luôn, vì phần lớn các quốc gia ASEAN đều có nền kinh tế ở mức trung bình so với thế giới.
Nói SEA Games là “mang tính khu vực” vì đưa nhiều môn thể thao đặc hữu quốc gia vào tranh tài cũng chuẩn, nhưng bản thân SEA Games là đại hội mang tính chất giao lưu văn hóa, quảng bá. Mỗi quốc gia trong ASEAN lại có một hoặc vài môn thể thao đặc thù, việc đưa vào một đại hội khu vực như SEA Games mang hàm nghĩa quảng bá là điều có trong điều lệ giải. Và cũng từ những đại hội tương tự SEA Games, các ủy ban thể thao lớn của châu lục, thế giới mới xem xét, quyết định đưa ra vào các đại hội lớn hơn. Ví dụ như eSport, Pencak Silat… Việt Nam cũng đặt mục tiêu quảng bá Vovinam ra thế giới, đưa Vovinam vào thi đấu ở Asian Games. Muốn được đưa vào Asian Games, trước tiên phải đưa vào các đại hội tầm cớ SEA Games trước đã. Tuy nhiên, việc căn cơ đầu tiên là không lạm dụng. Năm nay, cũng là năm có tỷ lệ môn thi đấu nằm trong các môn Olympic (60%) và Asiad (85%) ở mức cao hơn so với kỳ SEA Games lần trước diễn ra ở Philippines.
SEA Games 31 đang diễn ra tại Việt Nam có nhiều lỗi vấn đề liên quan đến lỗi tổ chức như khâu truyền hình, bê bối liên quan đến thiết kế ấn phẩm. Nhưng nếu nhìn rộng ra hơn, SEA Games 31 lần này đã không còn những hình ảnh VĐV phải nằm dài ở sân bay mấy tiếng đồng hồ, các VĐV không còn phải tự bỏ tiền túi ra gọi xe đến địa điểm thi, không còn những phòng họp báo còn chưa lắp xong ổ cắm điện, không bị các đoàn chỉ trích về điều kiện ăn ở, không bị các nhà báo phàn nàn là mạng mẽo không gửi được tin tức về nước…
Đoàn Indonesia và Malaysia phàn nàn về việc chưa có khu ăn riêng cho vận động viên theo đạo Hồi (mặc dù đã qua tháng lễ Ramadan) và cũng được đáp ứng ngay. Đoàn Thái Lan khen ẩm thực ngon và tình nguyện viên nhiệt tình. Đoàn Campuchia khen ngợi vì ban tổ chức khéo léo bố trí sinh viên Campuchia học tại Việt Nam để hỗ trợ, phiên dịch. Hơn tuần thi đấu, cũng chưa có bê bối trọng tài nghiêm trọng diễn ra vì SEA Games 31 lần này được các liên đoàn thể thao châu lục, thế giới quan tâm. Vì các liên đoàn coi đại hội lần này là “buổi tập dượt” cho Asian Games 2022 diễn ra tại Hàng Châu (Trung Quốc) vào tháng 9 nên đã cử đội ngũ trọng tài đẳng cấp nhất đến hỗ trợ Việt Nam. Và vô tình Asian Games 2022 hoãn nên kỳ đại hội lần này có tới 1300 trọng tài quốc tế.
Và cũng tại SEA Games 31, với chủ trương không bán vé, vào cửa tự do và quá trình quảng bá tương đối tốt (có thể do “phốt” vô tình khiến SEA Games được quảng bá rộng hơn), khiến các vận động viên đều được thi đấu với sự cổ động của rất đông khán giả... Ngay cả với các môn thi ít được quan tâm như đua xe đạp, đua thuyền được tổ chức không phải ở các đô thị lớn nhưng tinh thần cổ vũ cũng rất cao.
Không hiểu tại sao có nhiều người cứ chê bai SEA Games là ao làng, dĩ nhiên, mỗi người có một quan điểm. Nhưng khi nhìn vào trường hợp khoảnh khắc vận động viên nhảy cầu nhảy lỗi rồi bị cả cộng đồng mạng tế lên tế xuống là “nhục quốc thể” - trong khi từng có thời điểm bạn ấy thi đấu cực tốt và ở vị trí thứ 3, nhưng với mong muốn đổi màu huy chương nên muốn thực hiện động tác khó thành ra tiếp nước lỗi. Rồi VĐV Trần Nhật Hoàng khóc khi bị chấn thương dẫn đến không bảo vệ được tấm HCV cũng bị chỉ trích là “màu mè”...
SEA Games có tới 7000 vận động viên, huấn luyện viên và kỹ thuật viên tham gia tranh tài. Và cũng từng ấy sự nỗ lực, cố gắng, phấn đấu và luyện tập… Có người phải mất rất nhiều năm liền để xuất hiện ở SEA Games, có vận động viên rơi nước mắt khi được thi đấu ở khu vực vì họ và quốc gia sẽ phải mất rất lâu nữa mới tiến ra được vũ đài thế giới (như vận động viên Felisberto De Deus dành huy chương bạc chạy 5000m của đoàn Timor-Leste)...
Gắn cái chữ “ao làng” vào, tự khiến cho bao nhiêu thành quả tập luyện, máu, mồ hôi, công sức tự nhiên rẻ rúng đi.
Trước khi đến với Olympic hay Asiad, thì các vận động viên đều phải trải qua những đại hội cấp khu vực như SEA Games. Cứ hăm hăm tiến ra thế giới trong khi “ao làng” còn chưa thành công, thì khác gì “chưa đỗ ông Nghè, đã đe hàng tổng”?

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022

GÂY QUỸ NẠN NHÂN FORMOSA: CHIÊU TRÒ TRỤC LỢI BẤT CHÍNH

-------------------------------------------------------
Bẵng đi 2 năm ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, ngay sau khi dịch bệnh có vẻ yên ắng thì chương trình dạ tiệc gây quỹ công lý cho nạn nhân Formosa lại một lần nữa được tổ chức tại Houston, Mỹ vào ngày 27/5 tới. Chương trình này có sự tham gia góp mặt đông đủ của các vị lợi dụng tôn giáo chống phá đất nước, các ca sĩ hải ngoại không có cửa về Việt Nam. Chương trình có đầy đủ các phần như ăn uống, nhậu nhẹt, ca hát nhảy múa và chơi xổ sổ tìm vận may dựa trên danh nghĩa vì công lý cho nạn nhân Formosa. Có thể thấy rằng, đây tiếp tục là một chiêu trò vừa tạo tiếng vang, vừa kiếm tiền cho một bộ phận người Việt ở hải ngoại, vừa lợi dụng tiền của bà con Việt kiều, vừa lợi dụng danh nghĩa nạn nhân Formosa.

Thật khổ thân cho những ai là nạn nhân của Formosa khi cách đây 6 năm họ bị sự vô trách nhiệm của Formosa đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống, kế sinh nhai của họ thì đến tận bây giờ, vẫn còn những kẻ lợi dụng danh từ nạn nhân Formosa để phục vụ ý định chính trị để hèn và kiếm tiền trên lưng họ.
Bởi ngay sau khi sự cố môi trường xảy ra, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã vào cuộc, buộc Formosa phải thừa nhận và bồi thường số tiền 500 triệu USD. Số tiền đó đã được sử dụng vào việc khôi phục môi trường, bồi thường, đảm bảo sinh kế cho những người dân bị ảnh hưởng. Từ năm 2018, 2019, khi chưa có dịch thì du lịch, đánh bắt thủy hải sản các tỉnh miền Trung vẫn hoạt động bình thường.
Cái quỹ trên chỉ kêu gọi đóng chứ tìm mỏi mắt cũng chưa thấy đề ra dùng quỹ như thế nào, kiện tụng ra làm sao. Nếu ơn trời kiện đâu đó thắng thì việc khó khăn hơn kiện là đi tìm đâu là nạn nhân Formosa mà đền bù, bồi thường tiếp. Có sự đáng sợ hơn những con cá nhiễm độc ch.ết là những con người sống mà nhiễm độc về suy nghĩ, lối sống.
À mà năm nay, chương trình dạ tiệc không thấy Đan Nguyên đi hát nữa nhỉ?

CHÊ NGƯỜI – NGƯỜI CHÊ

Gần đây VOA đăng tải video ghi lại cảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện thân mật với đoàn tùy tùng của mình trước cuộc gặp Ngoại trưởng Antony Blinken. Trong video này, Thủ tướng đã có một từ chêm được cho là nhạy cảm. Ngay sau khi video được đăng tải, lập tức chỉ chực có thế là đám rân chủ, phản động nhảy vào chê bai ỷ ôi rằng chúng ta thất thố về mặt ngoại giao.

Nhưng những tưởng chê người thì đám rân chủ, phản động lại bị cư dân mạng cười chê, được một phen tẽn tò. Bởi lẽ, video được quay bởi người của Bộ Ngoại giao Mỹ khi chưa được phép của quan chức Việt Nam. Thậm chí, cho đến khi được nhắc nhở thì người của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng không ngừng quay khiến vị quan chức này phải đứng chắn trước mặt camera. Chẳng hiếu ở một đất nước đề cao nhân quyền, quyền riêng tư mà nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ lại có thể vi phạm mà vi phạm ở đây là với lãnh đạo một quốc gia khác. Sự chê cười ngoại giao dành cho Mỹ.
Còn đối với từ chêm mà Thủ tướng chúng ta nói thì lại làm cư dân mạng thích thú. Bởi khi nói, ai cũng thấy Thủ tướng đang rất thoải mái trò chuyện với các Bộ trưởng, thể hiện sự gần gũi, bộc trực mang đậm chất của người lính. Nó thể hiện một phần vị thế của chính chúng ta mặc dù đang ở ngay nước ngoài. Lẽ dĩ nhiên, đám rân chủ, phản động, 3/// thậm chí một số cựu binh Mỹ thấy khó chịu khi nghe tiếng chêm đó cũng đúng thôi. Bởi ngày xưa đang đi càn mà gặp bụi cây biết nói, hòn đá biết cười mà phát ra âm thanh tiếng m.ịa là chúng thấy m.ịa chúng luôn rồi.
Thành ra, đăng video chê người mà lại thành người chê.

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

BÁC SĨ MŨ NỒI XANH VIỆT NAM TIẾP NỐI SỨ MỆNH CAO CẢ Ở NAM SUDAN

Ngày 12-5, cán bộ, nhân viên 2 Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 và số 4 của Việt Nam tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Nam Sudan đã cùng thực hiện các hoạt động thiện nguyện ý nghĩa tại trại tị nạn (POC), địa bàn Bentiu.

Buổi thiện nguyện nằm trong khuôn khổ các hoạt động bàn giao giữa 2 Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam, truyền tải một thông điệp mang ý nhân văn sâu sắc đó là các thê đội bệnh viện tiếp theo của Việt Nam sẽ tiếp nối các hoạt động từ thiện, nhân đạo hỗ trợ người dân của các thê đội đi trước.
Thông qua hoạt động này, hai bệnh viện không chỉ bàn giao về cơ sở vật chất, trang bị, công tác chuyên môn, mà còn chia sẻ kinh nghiệm trong các hoạt động thiện nguyện, quan hệ công tác trong các hoạt động quân dân kết hợp và các hoạt động ý nghĩa khác nhằm lan tỏa hình ảnh hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế và nước sở tại.
Hoạt động của hai bệnh viện đã khẳng định mong muốn tiếp tục duy trì tích cực các hoạt động hỗ trợ cuộc sống của nhân dân địa phương của những người lính quân y mũ nồi xanh Việt Nam, cũng như tiếp nối sứ mệnh Gìn giữ hòa bình mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho đất nước Nam Sudan. Các hoạt động hướng tới người dân của các thê đội bệnh viện dã chiến Việt Nam đã được lãnh đạo phái bộ, đồng nghiệp quốc tế và người dân địa phương ghi nhận và đánh giá cao; góp phần phát huy truyền thống tương thân tương ái của người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu.
Tại buổi từ thiện, đại diện 2 đơn vị đã cùng gửi tặng người dân trong trại tị nạn các phần quà thiết thực, gồm 50 suất dung dịch xà phòng rửa tay, hơn 100 lít nước cam giải khát tới hơn 50 hộ gia đình. Không chỉ hỗ trợ về vật chất, các y, bác sĩ còn tư vấn, hướng dẫn người dân trong trại tị nạn cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở để phòng, chống bệnh dịch, nhất là khi mùa mưa đang đến và sự xuất hiện trở lại của bệnh Than tại Nam Sudan.
Đặc biệt xúc động, tại buổi thiện nguyện chung giữa hai bệnh viện, các chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam đã chụp và in ảnh tại chỗ để gửi tặng các hộ gia đình trong khu vực từ thiện. Trong điều kiện kinh tế khó khăn và thiếu thốn, việc được chụp một bức ảnh chung cả gia đình đối với họ là điều xa xỉ và không dám mơ ước. Hành động nhỏ bất ngờ và ý nghĩa đã mang lại niềm vui cho những người dân khốn khổ không có tương lai trong khu trại tị nạn.
Các cơ quan Liên hợp quốc tại Bentiu đã nỗ lực đảm bảo chỗ ở và lương thực cho người dân tại các trại tị nạn, nhưng cũng chỉ hỗ trợ được phần nào bởi số lượng người cần trợ giúp rất đông. Vì vậy, các chuyến từ thiện ngày một nhiều hơn của lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam đã góp một phần nhỏ bé, chung tay cùng với các cơ quan Liên hợp quốc, mang tới thông điệp yêu thương, chia sẻ và hướng tới tương lai cho người dân địa phương. Các hoạt động ý nghĩa này chủ yếu tập trung vào công tác giáo dục trẻ em, hỗ trợ y tế địa phương, giúp đỡ và hướng dẫn nhân dân canh tác nông nghiệp và vệ sinh phòng dịch hiệu quả.

NGHIỆP!

Tin từ vợ của Trương Minh Đức, hiện tại sức khỏe của linh mục Đặng Hữu Nam đang rất yếu. Linh mục này bị ung thư kép và phải điều trị theo phương pháp riêng tại khu hưu dưỡng TGM GP Vinh. Linh mục này kiên quyết không vào điều trị tại bệnh viện, do lo sợ không đảm bảo an toàn (khả năng làm điều xấu nhiều nên đi đâu cũng sợ người khác hại mình).

Và gần 2 tháng điều trị bệnh vừa qua, mạng xã hội cũng bớt rác, khi linh mục này không có đủ sức khỏe và sự minh mẫn để gõ phím.
Không ai mong muốn bệnh tật đến với mình, nhưng các cụ có câu "họa từ miệng mà ra", kết cục này có lẽ là cái nghiệp phải trả cho việc xúc phạm anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

TRUNG ĐOÀN 141 (SƯ ĐOÀN 3, QUÂN KHU 1) GIẢI CỨU, HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN BỊ MẮC KẸT DO ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA LŨ

Từ đêm qua (9/5) đến sáng nay (10/5), nhiều địa phương của tỉnh Lạng Sơn có mưa lớn gây ngập úng nghiêm trọng. Nhiều tuyến đường tại các khu vực trũng, thấp bị ngập sâu, giao thông một số khu vực bị tê liệt.

Vào khoảng 9h sáng nay (10/5), nhận được thông báo của chính quyền huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Trung đoàn 141 (Sư đoàn 3, Quân khu 1) đã điều động 40 cán bộ, chiến sĩ, 03 xe ô tô, 01 ca nô của đơn vị tham gia thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả lũ lụt tại thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, nơi có nhiều hộ dân bị mắc kẹt trong nhà do mưa bão, ngập úng cục bộ, trong đó có cả người già và trẻ em, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các lực lượng chức năng địa phương tiến hành giải cứu được hộ gia đình ông Vi Văn Tần (sinh năm 1958) và vợ là Hoàng Thị Thanh (sinh năm 1958) tại Khu Thống Nhất II, Thị trấn Đồng Mỏ nhà cửa bị sập hoàn toàn, và đang bị cô lập, do dòng nước chảy siết cùng nhiều vùng xoáy nguy hiểm, sau 05 lần cố gắng tiếp cận, giải cứu, đến 13h00 cùng ngày, sau gần 03 giờ với sự nỗ lực, quyết tâm của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã tiếp cận và giải cứu thành công đưa vào khu vực an toàn. Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, Trung đoàn đã phối hợp với địa phương tổ chức hỗ trợ nhu yếu phẩm bảo đảm đầy đủ thực phẩm và nước sạch cho người dân tại khu vực ngập lụt.
Hiện, công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn đang được Trung đoàn và các lực lượng chức năng địa phương tích cực triển khai theo phương châm “4 tại chỗ”, đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền cảnh báo nhân dân chủ động phòng tránh./.

BỎ LỊCH SỬ KHỎI CHƯƠNG TRÌNH HỌC BẮT BUỘC CÓ THỂ GÂY 'HỆ LỤY KHÓ LƯỜNG'

Việc bỏ môn Lịch sử khỏi chương trình học bắt buộc ở bậc THPT nhận nhiều ý kiến trái chiều, nhiều cử tri đề nghị xem xét lại việc này.
Chiều 11/5, trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri và người dân trước kỳ họp thứ ba, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và băn khoăn với đề xuất Lịch sử là môn tự chọn ở bậc THPT. Cử tri cho rằng việc này có thể gây "hậu quả, hệ lụy khó lường". Dẫn thực tế ở một số quốc gia có nền văn hóa tương đồng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cử tri cho rằng các nước này đều duy trì hoặc đưa trở lại môn Lịch sử vào chương trình bắt buộc.

Vì vậy, Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét một cách thận trọng chương trình cải cách giáo dục phổ thông, nhất là đưa Lịch sử thành môn học tự chọn ở cấp THPT. "Cần đổi mới cách dạy và học để nâng cao chất lượng, chứ không nên để Lịch sử là môn tự chọn", ông Chiến nói và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo rà roát, nghiên cứu nghiêm túc, cầu thị để có giải pháp phù hợp.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, nội dung này Quốc hội đã giao cho Ủy ban Văn hóa Giáo dục nghiên cứu. Ban sẽ tổ chức thêm tọa đàm cùng chuyên gia và tham khảo ý kiến đại biểu Quốc hội. Dự kiến ngày 22/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp toàn thể để thảo luận vấn đề này.
Ông Vinh khẳng định tính cần thiết của môn học Lịch sử, nên xem xét là "môn học đặc thù, môn học đặc biệt quan trọng và nên theo hướng là bắt buộc".
Báo cáo thêm về nội dung này, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, sau khi có ý kiến về môn tự chọn, môn tổ hợp..., Bộ đã tiếp thu để điều chỉnh, báo cáo với Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, từ năm học 2022-2023, Lịch sử trở thành một trong những môn học tự chọn với lớp 10 cấp THPT. Điều này dẫn tới những ý kiến trái chiều trong dư luận thời gian vừa qua.
Tham gia đóng góp ý kiến trước kỳ họp Quốc hội thứ ba hôm 8/5, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn bày tỏ đồng tình giữ nguyên môn Lịch sử trong chương trình bắt buộc. Ngành giáo dục cần nhấn mạnh vai trò của môn này trong giáo dục thay vì đưa ra ngoài chương trình bắt buộc.
Ông Lê Mã Lương, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét thận trọng, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về việc đưa Lịch sử bậc THPT là môn tự chọn. Đây là hành trang vững vàng cho học sinh tốt nghiệp THPT. Khi vào đại học, chỉ có một số trường đào tạo chuyên sâu về lịch sử, còn đa số chỉ là học lướt qua.
Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc vào ngày 23/5, kết thúc ngày 17/6.

BÓNG ĐÁ KẾT NỐI TÌNH HỮU NGHỊ ĐÔNG NAM Á

"Nam Định, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore...", những màn cổ vũ đồng thanh vang dội sân Thiên Trường (Nam Định) trong loạt trận thứ 2 bảng B môn Bóng đá nam SEA Games 31. Bóng đá đã thực sự góp phần kết nối tình hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Cùng với Phú Thọ, Nam Định được tin tưởng đăng cai một trong hai bảng đấu bóng đá nam và luôn có hơn 2 vạn khán giả tìm về "chảo lửa" Thiên Trường, trong các buổi chiều thi đấu, với "trống rong, cờ mở", cổ vũ fair-play cho tất cả các đội.
"Đây chính là nét đặc biệt của bóng đá Nam Định, con người Nam Định. Một khi họ đã thích, một trận đấu là cả ngày hội", ông Nguyễn Tân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, kiêm Phó Ban tổ chức địa phương SEA Games 31 Nam Định chia sẻ.
Bóng đá ở Nam Định không đơn thuần là một môn thể thao mà đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Thành Nam. Người bên kia cầu Đò Quan hay bên này cầu Tân Đệ, đều nói chung một thứ tiếng, đấy là bóng đá!
Trên 20.000 cổ động viên liên tục tạo nên những cột sóng người trên khán đài Thiên Trường, cùng với đó là những bài cổ động truyền thống. Khi nhạc hiệu bài hát "Bác đang cùng chúng cháu hành quân" nổi lên, một hình ảnh ấn tượng đã diễn ra khi đồng loạt 2 vạn người trên khắp 4 khán đài Thiên Trường vỗ tay theo nhịp kèn, trống.
Sân Thiên Trường có sức chứa tối đa 25.000 khán giả, cho đến giờ nghỉ giữa 2 hiệp đấu trận U23 Thái Lan - Singapore, lực lượng an ninh được lệnh đóng tất cả các cửa ra vào, chỉ giải quyết các tình huống khẩn cấp cho người già, trẻ em muốn được ra khỏi sân. Bên ngoài, hàng trăm người dù có vé trên tay, cũng không vào sân được.
Theo chia sẻ của một chiến sỹ cảnh sát bảo vệ, từ kinh nghiệm ngày đầu tiên khi các trận đấu bảng B khai màn, an ninh - an toàn cho khán giả luôn là mục tiêu quan trọng nhất được đặt ra.
Nam Định với hệ sinh thái làng ẩm thực vốn đa dạng, nghệ thuật hát chèo - tuồng sinh động. Người dân Thành Nam cũng đã mang cả gian hàng hầu đồng ra quảng bá ở khu vực khán giả. Sau tất cả, bóng đá và cổ động viên Nam Định mới thực sự là đặc sản đáng quý, đáng trân trọng của bóng đá nước nhà.
Những ngày hội sẽ còn tiếp diễn ở đây, trong đó có trận Bán kết Bóng đá nam SEA Games 31 diễn ra vào đúng ngày sinh nhật Bác (19/5). Hẹn gặp lại Thành Nam, hẹn gặp lại Thiên Trường, nơi cùng cả nước kết nối tình hữu nghị trong ngày hội lớn của thể thao Đông Nam Á./.

CHÚNG TA ĐƯỢC PHÉP TỰ HÀO VÌ THỜI KÌ NÀO VIỆT NAM CŨNG CÓ NHỮNG CÁ NHÂN XUẤT CHÚNG NHƯ ÔNG

Hôm nay Google Doodle chúc mừng sinh nhật Giáo sư Tôn Thất Tùng trong lời giới thiệu về Doodle ngày 10.5. "Cảm ơn ông đã phá bỏ những giới hạn của phẫu thuật để thay đổi vĩnh viễn y khoa" - Google nhấn mạnh khi kết thúc lời giới thiệu Doodle kỷ niệm 110 năm sinh nhật Giáo sư Tôn Thất Tùng. Ông từng giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Được biết, Giáo sư Tôn Thất Tùng sinh ngày 10/5/1912 tại Huế, Việt Nam - thời kỳ mà chính quyền thuộc địa Pháp không cho phép người Việt Nam theo học ngành y khoa nâng cao. Khi trưởng thành, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã phản đối chính sách này và khơi dậy phong trào giáo dục bình đẳng. Những nỗ lực của ông cuối cùng đã buộc chính quyền thuộc địa cho phép sinh viên Việt Nam tham gia kỳ thi tuyển sinh năm 1938.
Trong 4 năm học sau đại học, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã phẫu thuật hơn 200 lá gan và trở thành người đầu tiên thực hiện nghiên cứu tỉ mỉ về gan.
Kiến thức sâu rộng về giải phẫu gan đã giúp ông nhận ra phương pháp phẫu thuật gan truyền thống - một phương pháp cần từ 3-6 giờ để hoàn tất - là rủi ro và rườm rà không cần thiết.
Thế hệ chúng ta có lẽ đã không còn được nghe quá nhiều về ông nữa, nhưng chúng ta có quyền tự hào về một người bác sĩ của Việt Nam giỏi giang và tâm huyết với nghề đến như vậy.