KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

NHỮNG BƯỚC CHÂN THẦN TỐC!

Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh Covid-19 xuất hiện trở lại ở Quảng Ninh và Hải Phòng (ngày 27/1), dư luận trong và ngoài nước đã được chứng kiến những công việc khẩn trương, quyết liệt mà các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương triển khai. Đúng như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói, chúng ta đã tranh thủ thời gian tốt nhất có thể, không để thừa một giây phút quý giá nào, với tinh thần "chống dịch như chống giặc".

Dù Đại hội Đảng đang diễn ra, nhưng ngay tại Trung tâm Hội nghị quốc gia - nơi Đại hội đang diễn ra đã trở thành trung tâm chỉ huy, điều phối các hoạt động chống dịch. Hàng chục nghìn người dân được xét nghiệm, hàng nghìn người được cách ly, 03 bệnh viện dã chiến nhanh chóng được thành lập, hàng trăm bác sỹ tuyến trung ương nhanh chóng về nơi đầu tuyến dịch hỗ trợ cho địa phương nơi có dịch.
Để nói đến sự ngỡ ngàng của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam, tôi xin trích một đoạn nhận xét của một blogger Indonexia: "Họ đã thiết lập 2 bệnh viện dã chiến mới trong vòng chưa đầy 24h, xây thêm một bệnh viện dã chiến nữa trong vòng 72 giờ tới. Nâng cấp tốc độ xét nghiệm lên gấp 50 lần trong vòng nửa ngày, điều hơn 2.000 tình nguyện viên trong cùng thời gian ấy, khóa chặt các điểm dịch trong 3 giờ đồng hồ, gần như ngay lập tức có hơn 2 triệu dân tham gia vào giãn cách xã hội. Tôi nổi da gà khi chứng kiến cảnh Việt Nam đối phó với đợt bùng phát này". "Họ đặt mục tiêu khống chế dịch trong 8 ngày tới. Còn tại Indonesia, chính quyền đặt mục tiêu khống chế dịch trong 8 năm tới". Không gì khác ngoài hai từ: Khâm phục.
Hơn 400 năm trước, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, chỉ trong 40 ngày, 10 vạn quân Tây Sơn đã di chuyển suốt quãng đường 1.200 dặm, tạo nên kỳ tích đánh bại 29 vạn quân Thanh. Ngày nay, chúng ta cũng đang hướng tới những kỳ tích mới trong công cuộc chống dịch Covid-19, bằng những bước chân thần tốc mà cha ông đã tạo nên. Hi vọng rằng, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, chúng ta sẽ lại một lần chiến thắng đại dịch.

Ông cha đã đúc kết rồi, đã “ăn tục” thì đừng “nói phét”!

Xóa tút, không xin lỗi, phủi trách nhiệm là hành động của những nhà “thông linh” trên cõi mạng vào trưa nay khi đưa ra cái gọi là danh sách 17 đồng chí vào Bộ Chính Trị. Ơ kìa, người “nhớn”, dám làm thì dám nhận chứ. Hihi...


Sự là, khi kết quả chiều nay về danh sách chính thức 18 đồng chí vào Bộ Chính trị đã vỗ mặt vào các kẻ hèn thích “tiên tri” như đã nói ở trên và chúng xóa tút, lật mặt hơn lật bánh tráng... Các đồng chí không nằm trong danh sách “17” kia nhưng trúng cử gồm: Đ/c Nguyễn Xuân Thắng - GĐ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương; Đ/c Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công thương; Đ/c Lương Cường - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Đ/c Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Trung ương MTTQ Việt Nam.
Đồng thời, có 3 trường hợp được chúng “tự cho vào” danh sách nhưng không có trong danh sách Bộ Chính trị do BCH Trung ương khoá XIII bầu ra tại kỳ họp thứ nhất thì sao nhỉ???
Vậy nên, biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe, đừng cầm đèn chạy trước ô tô có ngày ôm nhục đấy các con “giời” cõi mạng ạ. Hihi...
Cuối cùng, xin chúc mừng sự thành công Đại hội XIII của Đảng, vì đã chọn ra những con người ưu tú nhất để dẫn dắt nhân dân và đất nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ, không chỉ 5 năm tới mà cả tương lai phía trước.
Chúc mừng bác Trọng, người đốt lò Vĩ Đại.

ĐẠI HỘI III VÀ ĐẠI HỘI XIII

Xét trong lịch sử thì cho đến nay có 2 Đại hội Đảng được tổ chức ngay trong thời kỳ kháng chiến đó là Đại hội Đảng lần thứ II và lần thứ III. Tuy nhiên, khi đọc lại lịch sử Đảng, thì tôi lại thấy Đại hội III và Đại hội XIII vừa diễn ra lại có nhiều điểm chung.

Về bối cảnh, nếu coi công cuộc phòng chống Covid-19 là một cuộc kháng chiến trường kỳ, đấu tranh với giặc ngoại xâm Covid từ bên ngoài vào thì Đại hội XIII cũng được coi là Đại hội diễn ra trong thời chiến. Đặc biệt, ngay trong thời gian diễn ra Đại hội thì làn sóng dịch thứ 4 với xuất phát điểm là Quảng Ninh, Hải Dương diễn ra khiến đặc điểm này càng thể hiện rõ hơn. Và cũng giống như Đại hội III, Đảng ta vừa tổ chức thành công Đại hội vừa chỉ đạo công cuộc kháng chiến.

Về nhiệm vụ, Đại hội III xác định cùng 1 lúc chúng ta sẽ tiến hành 2 nhiệm vụ là xây dựng XHCN ở miền Bắc và tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam. Trong khi đó, đại hội XIII hiện nay cũng đặt ra 2 nhiệm vụ đó là chiến thắng dịch Covid-19 nhưng vẫn đảm bảo phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, Đại hội XIII được coi là Đại hội nền tảng, định hướng cho sự phát triển, trỗi dậy của đất nước, hướng đến 100 năm thành lập Đảng (2030) và 100 năm thành lập nước (2045).
Về người lãnh đạo, tại Đại hội III, Đại hội đã lựa chọn đồng chí Lê Duẩn, một con người am hiểu tình hình miền Nam trở thành người đứng đầu Đảng. Sự lựa chọn sáng suốt này đã giúp chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng là thống nhất 2 miền. Ở Đại hội XIII, dưới sự nhất trí trong Đảng, sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân, đồng chí Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo Đảng ở nhiệm kỳ thứ 3. Đây là kết quả, thành quả trong 2 nhiệm kỳ đầu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng và chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của đồng chí, đất nước chúng ta sẽ giành thắng lợi về mặt phát triển đất nước.
Có thể thấy, các thế lực thù địch luôn nhìn, luôn xuyên tạc Đại hội Đảng là nơi “đấu đá nội bộ” trong Đảng nhưng qua 13 kỳ “đấu đá” vừa qua, chúng ta giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và phát triển kinh tế - xã hội, từng bước sánh vai với các cường quốc 5 châu. Với người dân Việt Nam, thì đây chính là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng 5 năm 1 lần, nơi định hình đường lối, chính sách của đất nước, giúp Việt Nam vươn ra biển lớn!

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021

TIẾN LÊN VIỆT NAM

39 chuyên gia từ Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, Trường Y tế Công cộng, NIHE và hơn 1.000 giảng viên và sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương được huy động tham giam hỗ trợ chống dịch. Các bác sĩ bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bạch Mai cũng đã đến Hải Dương để hỗ trợ điều trị bệnh nhân.


Một bệnh viện dã chiến đang được cấp tốc thành lập ở Chí Linh - tâm dịch tại Hải Dương. Tất cả bác sĩ, điều dưỡng tham gia bệnh viện điều trị Covid-19 Chí Linh sẽ được tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
Tổng số mẫu lấy trong ngày 28/1 khoảng 2.000, chia cho 4 phòng xét nghiệm thuộc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hải Dương, Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai và NIHE xét nghiệm liên tục suốt ngày đêm.
Lúc này, mọi sự chú ý đang dồn về Hải Dương. Đại dịch đang và sẽ tiếp diễn, ngày mai, ngày kia sẽ còn phát hiện thêm các ca dương tính nhưng với sự đồng hành, chung sức từ người dân, cộng đồng cả nước, Hải Dương sẽ vững tin vượt qua cuộc chiến chông gai, chiến thắng dịch bệnh. Chúng ta đã 3 lần chiến thắng đại dịch thì lần thứ 4 này sẽ không có gì cản bước chúng ta tiến lên cả.
Chỉ cần đồng lòng, nhân dân cả nước sẽ không để Côvy bắt nạt bất kỳ 1 thành phố nào, sẽ không ai bị bỏ lại phía sau. Đà Nẵng đã làm được rồi thì Hải Dương nhất định cũng sẽ làm được... CỐ LÊN!!!

HOAN HÔ PHÓ THỦ TƯỚNG

Quyết tâm trong 10 ngày tới khoanh vùng và dập dịch, chúng ta đang chạy đua với thời gian.


Chúng ta biết rằng, phong toả là điều bất tiện vô cùng, nhưng chúng ta không thể làm khác. Nếu làm tốt, chúng ta sẽ kiểm soát tốt, sẽ sớm quay lại bình thường. Nếu chúng ta ngại khó, ngại khổ thì không thể lường được hậu quả
- Hải Dương là một trong số ít tỉnh có nhiều người già mắc bệnh nền nhiều nhất cả nước. Chủng virus này lây rất nhanh, nếu lây trong bệnh nhân và các y bác sĩ thì rất nguy hiểm. Chúng ta phải giữ chặt hệ thống y tế, theo dõi các bệnh nhân sát sao, tuyệt đối không để như Đà Nẵng.
Một tỉnh như Hải Dương, Bộ Y tế đã chi viện 6 đơn vị tăng cường. Nếu chúng ta không nghiêm, có 2, 3 địa phương như Hải Dương, thì Bộ Y tế không chi viện nổi. Cả 10 nơi thì Bộ Y tế chịu. Đừng nghĩ rằng dịch ở đâu đâu, không xuất hiện tại địa phương mình. Chúng ta phải luôn cảnh giác cao độ, đừng để sau này phải hối hận.

MỘT KỲ ĐẠI HỘI VÔ CÙNG ĐẶC BIỆT

Đại hội XIII là kỳ Đại hội hiếm hoi diễn ra ngay trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành trên toàn cầu.


Có lẽ đây sẽ là kỳ Đại hội đầu tiên mà ngay giữa phiên làm việc của Đại hội có một Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng, một Bí thư Ban cán sự Đảng, một Thủ tướng Chính phủ, thành viên Đoàn Chủ tịch Đại hội đã phải đổi lịch làm việc để chủ trì họp khẩn chỉ đạo công tác chống dịch ngay tại nơi đang diễn ra Đại hội.
Lần đầu tiên có Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế cũng xin vắng mặt tại Đại hội để cùng chỉ đạo toàn ngành y tế vào cuộc chống dịch.
Lần đầu tiên mà cùng một lúc có 2 đồng chí là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phải rời Đại hội tức tốc về địa phương nắm bắt tình hình, khoanh vùng, dập dịch.
Ngay tại Đại hội XIII, toàn thể quốc dân đồng bào thấy được đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mạnh mẽ nêu lên quyết tâm phát triển đất nước, quyết tâm chống tham nhũng, đưa dân tộc ta ngẩng đầu sánh vai với các cường quốc năm châu: "Không thế lực thù địch nào cản nổi bước chân dân tộc ta đi lên". Ngay tại kỳ Đại hội này, toàn thể quốc dân đồng bào cũng ấn tượng với ánh mắt của đồng chí Thủ tướng Chính phủ khi đi họp chỉ đạo chống dịch - ánh mắt cho thấy quyết tâm của ông khi bước vào cuộc chiến mới. Cũng tại Đại hội này quốc dân đồng bào thấy rõ đồng chí Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng Chính phủ tóc đã bạc đi rất nhiều, người cũng gầy hơn - ngay tại cuộc họp ông nêu mục tiêu khống chế dịch trong 10 ngày.
Đại hội XIII sẽ ghi tên mình vào lịch sử như là một trong các kỳ Đại hội đặc biệt nhất. Kỳ Đại hội diễn ra trong bối cảnh thế giới phức tạp cả về chính trị, kinh tế lẫn y tế. Một kỳ Đại hội vừa hoạch định chiến lược phát triển đất nước không chỉ trong 5 năm, 10 năm mà còn có tầm nhìn đến 20, 30 năm sau với các mốc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 100 năm ngày lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hướng mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay trong Đại hội đã nói: "Với tất cả sự khiêm tốn của người Cộng sản, chúng ta vẫn có thể tự hào đất nước Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ và tiềm lực như ngày hôm nay!".

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

ĐẾN GIỜ MÀ HỌ VẪN NGHĨ VIỆT NAM GIẤU DỊCH

Trước khi đọc bài viết này, mình xin phép được hỏi mọi người rằng, Việt Nam có đang che giấu dịch không? Những hình ảnh vui chơi, đón lễ ở Việt Nam có phải là giả mạo không? Và các bạn có đồng ý với việc xử phạt những cá nhân đưa thông tin sai sự thực, cố tình tung ra các tin tức giả mạo ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và công tác phòng chống dịch bệnh hay không?


Ngày 17/12/2020, Chatham House, một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, lớn tiếng cho rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng thông qua việc xử phạt, bắt giữ hàng trăm người vì đưa những thông tin “đúng đắn” về đại dịch. Champa Patel, chuyên gia của Chatham House, viết rằng Việt Nam đã ngăn cản những thông tin sự thực về đại dịch từ những tiếng nói đối lập nhằm "che giấu tình hình dịch bệnh tại Việt Nam".
BHRRC - Business Respect For People, một đơn vị theo dõi nhân quyền tại Anh Quốc, cũng cho rằng Việt Nam đã "không thông tin đầy đủ" về dịch bệnh vì mục đích chính trị. Họ cho rằng Việt Nam đã tiến hành bắt giữ những người đưa thông tin đúng đắn về đại dịch ở Việt Nam nhằm ngăn chặn tình hình xấu ở Việt Nam được phát tán ra nước ngoài (?).
Thực tế đã chứng minh rằng, những người mà BHRRC hay Chatham House đã nêu ra, đều là những người đã cố tình đưa những thông tin sai sự thực về đại dịch tại Việt Nam. Từ những thành phần bán hàng online muốn kiếm tương tác bẩn, đến những kẻ ăn không ngồi rồi thích kiếm chuyện, hoặc là những tên chống phá đất nước... chứ đâu có phải có những người đấu tranh cho tự do, dân chủ hay đóng góp vào công tác phòng chống dịch bệnh đâu?
Khoác một tấm áo bào hời hợt không làm cho một bãi phân hết bốc mùi được.
International Press Institute, một mạng lưới báo chí tự do quốc tế, viết tắt là IPI, có bài viết phê phán Việt Nam bắt giam Trương Châu Hữu Danh là vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền báo chí. Tờ này nói một phần nguyên nhân khiến Trương Châu Hữu Danh bị bắt là việc anh này có những dòng viết về đại dịch đi ngược lại với những thông tin từ nhà cầm quyền Việt Nam. IPI đặt nghi vấn rằng Việt Nam giấu dịch hoặc chưa thông tin đầy đủ về đại dịch, những thông số từ phía Việt Nam cung cấp là “đáng nghi ngờ” hoặc “khó xác thực”, và những người như Trương Châu Hữu Danh là những người “đưa sự thực Việt Nam ra với thế giới”.
IPI thẳng thừng lên án Việt Nam vì đã đưa ra những điều luật xâm phạm quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí. Vậy những điều luật đó là gì? Đó là Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định mức phạt các cơ quan báo chí đưa tin sai sự thực. Sai sự thực thì phải bị phạt, cãi cọ cái gì?
Ngày 06/01, theo tờ Saudi Gazette, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lên tiếng phê phán Việt Nam có những hành động vi phạm nhân quyền thông qua việc bắt giam những nhà báo "bất đồng chính kiến" hay gia tăng việc xử phạt những người dân đăng tin trên mạng xã hội vì mục đích tự do ngôn luận.
Trường hợp mà OHCHR nhắc đến là một số nhà báo thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và Thời báo Việt Nam. Chính hai đơn vị này đã tung tin những tin đồn thất thiệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam như là thông tin Việt Nam nhập khẩu vaccine Covid-19 của Trung Quốc rồi gán nhãn vaccine Việt Nam và bán giá đắt cho nhân dân, Việt Nam che giấu thông tin ổ dịch Đà Nẵng, Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng mà không lo chống dịch, Việt Nam lợi dụng Covid-19 để phạt tiền những người đưa thông tin trên mạng, người dân Việt Nam về nước lại bị phạt tù -đây là vụ bệnh nhân vượt biên trái phép bị khởi tố hình sự thì bị mấy đơn vị này “hóa phép” thành một người vô tội bị áp bức.
Và cũng chính những người này thuộc hai đơn vị trên đã không biết bao nhiêu lần gửi những thông tin sai sự thực về Việt Nam ra nước ngoài dưới cái nhãn mác là “thông tin sự thực về tình hình dịch bệnh và nhân quyền ở Việt Nam”. Đại diện của Văn phòng Cao ủy Nhân Quyền Liên Hợp Quốc cảnh báo: “Chúng tôi cũng lo ngại nghiêm trọng rằng những cá nhân cố gắng hợp tác với các cơ quan nhân quyền của LHQ sẽ bị đe dọa và trả thù, có khả năng ngăn cản những người khác chia sẻ thông tin về các vấn đề nhân quyền với LHQ”.
Ngày 22/01, Journal Pioneer dẫn lại từ Reuters cho biết một số nhà lập pháp EU lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền và kêu gọi EU có những động thái hoãn, hủy các thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các nhóm nhân quyền đã cáo buộc phía Việt Nam đang chủ trì một cuộc đàn áp đối với các nhà hoạt động, một luận điểm mà họ đưa ra là họ nghi ngờ rằng Việt Nam đã có sự che giấu nhất định về đại dịch và bỏ quan vấn đề an toàn của nhân dân, nhằm phục vụ lợi ích cai trị và lợi ích kinh tế. Bằng chứng mà nhóm này đưa ra là trong năm vừa qua, Việt Nam đã tiến hành bắt giữ nhiều nhà báo, người dân “lương tâm”...
"Giấu dịch" là một trong những cụm từ nóng nhất năm 2020, nhưng một năm kể từ ca bệnh đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam, chúng ta đã chứng minh rằng những gì liên quan đến cụm từ "giấu dịch" tại Việt Nam là vô lý.
Nhưng đôi khi thật khó hiểu, khi cũng trong từng ấy thời gian, không biết bao nhiêu cáo buộc được nhắm vào Việt Nam. Người ta cử người điều tra tại các nhà tang lễ, làm phóng sự tại những tụ điểm vui chơi, đặt phóng viên cắm cọc tại các bệnh viện... Đáp án về chuyện "giấu dịch" vẫn không hề có.
Ừa thì đúng là "dân chủ" và "nhân quyền" là tốt đấy, nhưng đáng nhẽ ra, người Việt Nam chân chính phải là những người có quyền đánh giá những điều đó, chứ không phải đến từ những người "ngoại lai".
Chẳng lẽ giờ lại phán thế này: Được rồi, chúng tôi giấu dịch đấy, được chưa?

Có hay không việc Tổng bí thư tham nhũng quyền lực?

Ngay sau khi báo chí đăng tải thông tin TBT Nguyễn Phú Trọng thăng cấp bậc hàm cấp tướng cho 7 tướng lĩnh công an, trang Việt Tân nhanh chóng đăng thông tin xuyên tạc, cho rằng "ông Trọng tiến hành “phát thưởng” cho hàng loạt tướng tá ngành công an mà đã làm công cụ nhiệt tình giúp ông thanh trừng phe cánh và đe dọa cho nhân dân biết sợ", "sử dụng việc này để mua lòng trung thành lâu bền hơn, và tạo sự phục tùng tốt hơn" ngay trong những ngày cuối của nhiệm kỳ.


Nếu ai từng ở trong quân ngũ đều biết, việc thăng bậc quân hàm là một việc làm thường xuyên hàng năm, trên cơ sở các quy định của pháp luật. Khoản 2, Điều 22, Luật Công an nhân dân quy định: "Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm: Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe; b) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm; c) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 điều này". Theo quy định hiện hành, cấp bậc này do Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia ký quyết định phong cấp. 
Nói như vậy để thấy, việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký quyết định thăng cấp bậc hàm cấp tướng cho 7 tướng lĩnh công an ngày 24/1 vừa qua là điều hết sức bình thường, theo đúng quy định của pháp luật. Còn nếu muốn "ban công" hay "phát thưởng" thì với vai trò Tổng bí thư, Chủ tịch nước có thể làm bất cứ lúc nào, cần gì phải đến những ngày cuối của nhiệm kỳ mới thực hiện.
Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng, từ trước đến nay, Tổng bí thư luôn là người công tư phân minh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Việc đấu tranh chống tham nhũng của Tổng bí thư là quyết tâm nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, đưa ra khỏi Đảng những đảng viên thoái hóa, biến chất. Hành động này xuất phát từ tâm can của người đảng viên trung kiên, chứ hoàn toàn không vì lợi ích cá nhân hay lợi ích phe cánh gì cả. Vì vậy, hoàn toàn không có chuyện Tổng bí thư "ban thưởng" vì họ "giúp ông thanh trừng phe cánh và đe dọa cho nhân dân biết sợ".
Đọc mấy lời lẽ trên, ta mới hiểu mức độ xuyên tạc của đám vong nô kinh khủng như thế nào.

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

NIỀM TIN VÀO ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

Một cụ già ăn mạc giản dị với đôi dép cũ từ làng quê Thanh Hóa lần đầu đến Thủ đô Hà Nội để tặng bước trướng chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Hình ảnh cụ già thân thiện, chân thành khiến những cán bộ tiếp dân xúc động và không kìm được sự ngưỡng mộ. Đâu đó trong xã hội bon chen đầy rẫy sự tranh đấu thì lòng tin với Đảng của những người tuổi xưa nay hiếm khiến cho thế hệ trẻ bội phục và không thể giải thích được!


Khi chuẩn bị diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc, FRA, BBC, RFI, “Việt Tân”… đồng loạt đưa những thông tin không mấy thân thiện về sự kiện trọng đại của đất nước. Họ hy vọng khiến nội bộ nhân dân sẽ lục đục, giữa Đảng và nhân dân sẽ ngày càng xa cách và “ngư ông đắc lợi”. Những con người với tấm lòng “nhỏ mọn” đặt lợi ích của mình lên trên hết trông ngóng xem “người nhà mình” được vị trí thuận lợi để nâng đỡ mình hay không? “Một người làm quan, cả họ được nhờ”, người Việt mình vốn thế!
Nhưng, tấm lòng bao la của cụ già khiến cho giới truyền thông “việt vị” và không thể giải thích được động cơ, mục đích của việc làm này? Vì sao lòng tin vào Đảng sắc son đến thế? Liệu rằng có “cán bộ” nào xúi giục hay không? Chắc, chỉ có cụ mới hiểu, mới biết nguyên nhân vì sao như thế, thậm chí là chỉ cần làm cho thỏa tấm lòng nhưng không cần và không thể diễn tả hết thành lời.
Bác Hồ trong bài báo “Ý dân là ý trời”, đăng trên Báo Nhân Dân số ra ngày 31-7-1955 đã khẳng định: “Làm đúng ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm trái ý nguyện của dân thì ắt bại”. Hơn lúc nào hết, chúng ta hiểu rằng, niềm tin của nhân dân chính là điều kiện để tăng cường sức mạnh của Đảng, điều kiện để vượt qua những khó khăn thách thức, thực hiện thành công những nhiệm vụ của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ sắp tới./.

LIỆU ĐẠI HỘI ĐẢNG CÓ LÀ VỞ KỊCH DÀN DỰNG?

Tôi vẫn còn nhớ, khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra và thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới, mấy anh chị cờ vàng, ba que ra sức tôn vinh cuộc bầu cử này, cho rằng, đây mới là dân chủ thật sự, mới là đỉnh cao của muôn trượng. Kết quả là gì, những gian lận, khuất tất của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dần lộ rõ, hàng nghìn lá phiếu của người đã chết vẫn được gửi tới hòm phiếu. Khi được hỏi, tới 30% người dân tin rằng cuộc bầu cử có dấu hiệu bầu cử, con số này lần lượt là 60% cử tri Đảng Cộng hòa và 20% cử tri Đảng Dân chủ.


Những sai phạm rõ ràng như vậy, nhưng không thấy mấy anh chị cờ vàng, ba que dám ho he một tiếng, chỉ đơn giản là con cái sao dám nói xấu cha mẹ mình. Vậy mà chỉ vài tháng sau, khi sự kiện Đại hội Đảng chỉ mới bắt đầu, đám rân chủ lại mở đài, khẳng định 100% "Đại hội chỉ mang tính hình thức", "bầu cử trong đảng cũng chỉ là vở kịch, bầu cử trong dân cũng chỉ là vở kịch, bầu cử trong quốc hội cũng chỉ là vở kịch. Các vở kịch này được dàn dựng từ chính tiền mồ hôi nước mắt của dân". 
Thử hỏi, nếu các cuộc Đại hội Đảng chỉ là vở kịch, vậy Đảng có đưa ra được cương lĩnh, đường lối lãnh đạo đúng đắn, đưa đất nước phát triển như ngày hôm nay hay không? Thiếu sự thống nhất, thiếu sự đoàn kết, liệu các cơ quan từ trung ương tới địa phương đồng lòng thực hiện chủ trương của Đảng, để đạt và vượt các chỉ tiêu 5 năm, 10 năm mà Đảng đề ra hay không? Và nếu Đại hội Đảng là vở kịch, liệu Đảng có một đội ngũ lãnh đạo đủ tâm và tầm để trở thành "điểm sáng của thế giới" như thời gian vừa qua hay không?
Đại hội Đảng là sự kiện trọng đại của đất nước, quyết định tương lai và sự phát triển của đất nước. Chỉ những kẻ vong nô, nhược tiểu và muốn đất nước thụt lùi mới cố gắng làm giảm vị trí và tầm quan trọng của sự kiện đặc biệt này./.