Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

ĐUỐI LÝ RÚT LUI HAY CHIÊU TRÒ CỦA TRUNG QUỐC

Sau khi trở nên đuối lý và phải dịu giọng với Việt Nam, chuyển từ “yêu cầu tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc” chuyển sang “hy vọng Việt Nam giải quyết khác biệt trên biển thông qua đối thoại và đàm phán”, thì mới đây tàu thăm dò Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rút khỏi vùng biển Việt Nam di chuyển về phía đảo Hải Nam, tạm kết thúc hơn 3 tháng đội tàu của Trung Quốc có các hoạt động gây hấn, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, đây liệu có phải là hành động đơn thuần khi bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ cũng như gặp phải sự phản ứng cứng rắn từ phía Việt Nam hay phía Trung Quốc còn có những âm mưu, mưu đồ mới?
ĐUỐI LÝ RÚT LUI HAY CHIÊU TRÒ CỦA TRUNG QUỐC
Thực chất, nhiệm vụ chính của tàu Địa chất Hải Dương 8 không phải là khảo sát đáy biển, mà chính là gây hấn sau khi Việt Nam triển khai giàn khoan Hakuryu 5 để thăm dò ở lô 06.01 thuộc dự án Nam Côn Sơn. Giàn khoan ban đầu dự kiến trở về Vũng Tàu từ ngày 30/7, nhưng các hành động hung hăng của Trung Quốc khiến Việt Nam quyết định cắm giàn khoan tới ngày 15/9 và chỉ rời đi ngày 22/10. Và ngày 23/10, giàn khoan Hakuryu-5 được kéo về Vũng Tàu sau khi hoàn thành khoan được một giếng dầu mới.
Theo dõi những diễn biến liên tục sau hơn 3 tháng tàu Địa chất Hải Dương 8 và nhóm tàu hải cảnh hỗ trợ “cày xới”, “đan áo” trên một số vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì có thể thấy trận địa này chúng ta hoàn toàn chủ động. Lực lượng triển khai của ta luôn đông đảo hơn đối phương và luôn khôn khéo ứng phó với những hành động khiêu khích, thủ đoạn bỉ ổi “dùng sườn tàu Trung Quốc đâm vào mũi tàu của Việt Nam” để lu loa ăn vạ. Chính vì thế, dù “quần thảo” kéo dài nhiều tháng nhưng Việt Nam vẫn luôn ổn định được tình hình và bảo vệ vững chắc chủ quyền trên biển Đông.
Mặc dù tàu thăm dò Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rút đi, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chủ quan. Các lực lượng chấp pháp Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bám trụ thực địa, sẵn sàng đối phó với những động thái khác của Trung Quốc. Có lẽ trong thời gian tới tình hình biển Đông sẽ dịu lại khi giọng điệu của Bắc Kinh mấy ngày gần đây xem ra đã dịu hơn trước, chuyển từ “yêu cầu Việt Nam tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc” chuyển sang “hy vọng Việt Nam giải quyết khác biệt trên biển thông qua đối thoại và đàm phán”.
Tuy nhiên, dù thái độ có xoay chuyển thế nào thì cũng không thể mất cảnh giác đối với gã láng giềng hàng nghìn năm vẫn không từ bỏ tham vọng xâm lược Việt Nam./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét