Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ VIỆT NAM ĐÃ THAY ĐỔI CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TÔI

"Người châu Âu mang đến để cướp tài nguyên và khiến cho người dân châu Phi đau khổ. Người Trung Quốc đến, mang theo những lời hứa và những món nợ. Người Việt Nam đến và mang theo những công cụ kết nối người châu Phi với thế giới"
"Đây là quê hương của tôi, Việt Nam sẽ làm cho thế giới gần chúng tôi hơn bao giờ hết"

"Chúa ơi, tôi đến Việt Nam du lịch vào cuối năm 2019 và kinh ngạc vì họ phủ sóng viễn thông ở khắp mọi nơi với giá thành vô cùng rẻ. Tôi đến một cửa hàng điện thoại và chỉ mất khoảng 4 đô la để sử dụng 4G thoải mái cho cả tháng. Nhưng tôi sớm nhận ra khoản tiền đó là thừa thãi vì tôi gần như chẳng bao giờ bật 4G vì tôi toàn dùng wifi từ nhà dân, hàng quán, nhà nghỉ mà tôi lưu trú lại. Tôi đang sử dụng Halotel ở Dodoma, Tanzania và sau khi xem xong đoạn phim này, tôi thực sự vui mừng. Không ngờ rằng ở tận châu Phi, tôi vẫn có duyên với Việt Nam".
"Tôi làm tại Halotel, một người Việt Nam nói rằng khi đến châu Phi, họ không quan tâm nhiều đến lợi nhuận. Tôi và người dân Tanzania tin tưởng vào điều đó. Lợi nhuận là quan trọng, nhưng các bạn đến với chúng tôi khi chúng tôi mang lại cho các bạn. Điều quan trọng là Việt Nam đã thay đổi cuộc sống của chúng tôi".
"Tôi là một người gốc Việt sống ở California. Dạo trước, tôi rất hay nghe gia đình, họ hàng tôi ở bên này kể rằng Việt Nam là một quốc gia cộng sản lạc hậu, tôi cũng nghĩ là như vậy. Nhưng sau khi xem thước phim, tôi rất muốn về quê hương tôi lần đầu tiên trong đời"
Đó là những bình luận nhận tiêu biểu về bộ phim tài liệu ngắn Vietnam: Connecting East Africa trên kênh Discovery nói về hành trình "mang chuông đi đánh đất người" của Viettel tại các quốc gia ở châu Phi. 
Trước khi Viettel đến, một số quốc gia châu Phi dường như đã bị phần còn lại của thế giới lãng quên vì cơ sở hạ tầng liên lạc tại các quốc gia này đã khá cũ kỹ, lạc hậu,... Các quốc gia giàu có không mặn mà đầu tư vào những nơi này vì họ cho rằng khoản đầu tư ban đầu quá lớn, khả năng lợi nhuận thu hồi không cao, họ dường như chỉ quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên và các khoản nợ nần. Duy chỉ có anh bạn Việt Nam ở cách xa 6000km đến và mang theo những cột sóng, cáp viễn thông. 
Discovery cho rằng Việt Nam sẽ giúp các nước châu Phi thực hiện một cuộc "cách mạng công nghệ viễn thông" như đã từng làm ở Lào hay Campuchia. Một lần nữa, Việt Nam lại truyền cảm hứng cho các quốc gia châu Phi, lần trước là từ chiến thắng Điện Biên Phủ, lần này từ những cột sóng viễn thông của Viettel.
Người dân châu Phi gọi những kỹ sư đến từ Việt Nam là "những chiến binh Hồ Chí Minh", còn ở Haiti, một quốc gia ở châu Mỹ, người dân nước này dành tặng các kỹ sư đến từ Việt Nam với cụm từ "những chiến binh Spartan". 
Sở dĩ có câu nói ấy là vì trong những giờ phút khó khăn nhất, sau thảm họa động đất Haiti vào năm 2011, Viettel là đơn vị đầu tư nước ngoài duy nhất cam kết sẽ gia tăng đầu tư vào thị trường viễn thông quốc gia này trong khi hầu hết các đơn vị nước ngoài khác đều "tháo chạy" vì tương lai đen tối trước mắt của quốc gia này. Nhưng thấy tương lai đen tối thì phải cố gắng làm cho sáng lên, chứ không phải thấy tương lai đen tối rồi mặc kệ. 
Và Viettel đã thực hiện đúng cam kết, gia tăng đầu tư vào phía Haiti và trở thành mạng viễn thông lớn nhất nước này, trong bao nhiêu năm tháng qua, phía Viettel đã hỗ trợ nước bạn Haiti thiết lập mạng lưới viễn thông đầy đủ, Haiti đã hòa nhập cùng thế giới. Điều đáng quý nhất trong cuộc đời này là những lúc hoạn nạn, có những người bạn sẵn sàng ở lại cùng ta.
Tại châu Phi, còn có một "biệt đội" người Việt được người dân bản địa gọi thân thương là "những chiến binh sao vàng Việt Nam". "Biệt đội" này bao gồm hơn 400 chuyên gia nông nghiệp được phía Việt Nam cử sang hỗ trợ các nước anh em, bạn bè ở châu Phi như Mozambique, Benin, Guinea, Senegal... để hướng dẫn nông dân bản địa trồng các cây lương thực, chuyển giao các kĩ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhằm mục đích "thanh toán" nạn đói, đảm bảo an ninh lương thực. 
"Biệt đội" này được FAO - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc khen ngợi và coi như những chiến binh tiên phong trong việc giải quyết nạn đói ở châu Phi. Trước đây, các tổ chức quốc tế thường sử dụng hàng viện trợ để giải quyết các nạn đói diễn ra tại châu Phi, nhưng nạn đói vẫn diễn ra, không giải quyết được và thậm chí còn trầm trọng hơn. Phía Việt Nam đề xuất rằng có thể thực chuyển giao các kỹ thuật canh tác lương thực, thực phẩm cho người dân châu Phi, vừa giúp người dân châu Phi giảm bớt sự phụ thuộc vào FAO, vừa tận dụng tài nguyên sẵn có như đất đai, khí hậu để canh tác.
Thay vì cho "con cá", những chiến binh đến từ Việt Nam này cung cấp cho người dân châu Phi "cần câu". Từ việc dựa hoàn toàn vào viện trợ, đến việc viện trợ một phần, tiến tới việc tự cung tự cấp. Đó mới là việc thoát nghèo, thoát đói bền vững. 
Tại Nam Sudan, chúng ta có những "chiến sĩ mũ nồi xanh" - những chiến binh đảm nhiệm việc gìn giữ hòa bình theo một chương trình của Liên Hợp Quốc. Điều đáng mừng ở đây là những chiến binh mũ nồi xanh đi đến đâu, những người dân châu Phi cũng dành những tình cảm nồng hậu, miệng hô "Hồ Chí Minh" và "Việt Nam". Ngoài công việc gìn giữ hòa bình, những chiến binh mũ nồi xanh còn thực hiện những công việc từ thiện như mở những lớp học tình thương, dạy canh tác nông nghiệp, chữa bệnh miễn phí, tuyên truyền văn hóa Việt Nam cho nước bạn.
Phía Liên Hợp Quốc còn sử dụng những lá cờ Việt Nam làm lá cờ cho các xe dẫn đoàn, nhờ các chiến sĩ Việt Nam làm "hoa tiêu" đi đầu, vì người dân bản địa thường có niềm tin vào Việt Nam hơn bất cứ một lực lượng nào khác của Liên Hợp Quốc.
Chúng ta còn có Quang Linh, người sáng lập và phát triển kênh Quang Linh Vlog, một kênh Youtube chuyên về cuộc sống tại châu Phi. Tờ Thesmartlocal từng có bài viết về việc Quang Linh và bạn bè tổ chức đám cưới cho một người bạn ở châu Phi theo phong cách rất Việt Nam, với những mân lễ, trang phục truyền thống Việt Nam, bàn tiệc phong cách Việt Nam. Ngoài ra, tờ này còn ca ngợi về hình ảnh đội phù rể Việt Nam và phù dâu người Angola khiến cho ranh giới "chủng tộc" gần như không còn. 
Một người bạn quốc tế bình luận trên kênh của Quang Linh Vlog: "Tôi không thấy phân biệt chủng tộc, màu vàng và màu đen hòa hợp, người Việt Nam thật hay ho, người dân Angola cũng thật tuyệt vời. Cám ơn Việt Nam".
Quang Linh, một người trẻ sinh sống tại châu Phi, đang nỗ lực hàng ngày truyền bá hình ảnh Việt Nam thân thiện, dung dị và đơn giản. Hình ảnh Quang Linh và nhóm bạn khoan giếng cho người dân châu Phi, tổ chức những chuyến từ thiện, tặng quần áo, tặng đồ chống dịch, tặng đồ ăn... đã đến được với rất nhiều bạn bè quốc tế. 
Trước đây, chúng ta từng xôn xao về một bài báo chỉ ra rằng Việt Nam xếp chót bảng cống hiến cho nhân loại.. Về nghĩa mà nói, bảng xếp hạng của GoodContryIndex nói rằng Việt Nam gần như không có cống hiến gì cho thế giới. 
Michael Carrick từng nói: "Đàn ông thì không đi tìm sự công nhận". Thực tế, thì Việt Nam sống cho chính Việt Nam và cho những người bạn bè cần Việt Nam, Việt Nam là một phần thế giới, luôn muốn hòa mình vào dòng chảy thế giới. 
"Thế kỷ trước, người Việt đã dạy chúng tôi cách làm thế nào để có được độc lập tự do. Thế kỷ này, người Việt hướng dẫn chúng tôi cách sinh tồn trên chính mảnh đất của chính mình"

0 nhận xét:

Đăng nhận xét