Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

“Vố lừa ngoạn mục” kích hoạt cuộc chiến ngoại giao Nga-phương Tây



Sự thật là "Novichok" không phải là tên gọi vũ khí hóa học siêu bí mật như Vil Mirzayanov mô tả mà là tên mã hóa của một chiến dịch phản gián của Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô (KGB) được tiến hành để xác định một nguồn rò rỉ thông tin bí mật từ cơ quan tình báo của họ. 


Vụ án Sergei Skripal khiến quan hệ Nga và phương Tây leo thang căng thẳng
Vụ án Sergei Skripal khiến quan hệ Nga và phương Tây leo thang căng thẳng

Theo cách diễn đạt hình ảnh của ông Alechsander Chepurin, Đại sứ của Nga tại Cộng hòa Serbia, Anh không phải là cường quốc vũ trụ và họ cũng không có ý định đạt được danh hiệu đó nhưng để bù đắp sự thiếu hụt này họ vừa thực hiện một vố lừa vượt xa tầm quốc tế và đã đạt tới tầm vũ trụ. Đó là dàn dựng vụ “Nga sát hại điệp viên hai mang Sergei Skripal bằng loại vũ khí hóa học cực độc có tên "Novichok" [1].


Nhà hoạt động nhân quyền và là nhà ngoại giao kỳ cựu của Anh, ông Craig Murray, cho biết một số thành viên của Quốc hội Anh phát đi tài liệu chứng tỏ, kết quả điều tra về vụ điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái Yulia bị sát hại bằng vũ khí hóa học đã không đủ cơ sở để kết luận rằng chất độc "Novichok" được sản xuất ở Nga.

Ông Craig Murray cho biết, kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Phòng thí nghiệm của Bộ Quốc phòng Anh tại Porton Down, chứng tỏ, chất độc được sử dụng trong vụ đầu đầu độc Sergei Skripal mà phía Anh gọi là "Novichok" trong một tuyên bố chung với Mỹ, Pháp và Đức, hoàn toàn có thể được sản xuất từ các thành phần có sẵn thông thường, ví dụ như phân bón và thuốc trừ sâu.

Theo ông Craig Murray, các báo cáo của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) xác nhận rằng, trong thực tế không có quốc gia nào tham gia Công ước cấm vũ khí hóa học sản xuất loại chất độc hóa học có tên là "Novichok". Ngoài ra, theo OPCW, 40.000 tấn vũ khí hóa học cuối cùng được sản xuất tại Nga đã được phá hủy hoàn toàn vào cuối năm 2017. Trong khi đó, Mỹ chưa hoàn thành chương trình phá hủy vũ khí hóa học của họ. Do đó, theo Murray, tuyên bố của Thủ tướng Anh Therese May về sự dính líu của Nga trong vụ đầu độc Sergei Skripal là hoàn toàn “không có cơ sở” [2].

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, cho biết chất độc hóa học mà phía Anh cho rằng đã được sử dụng trong vụ đầu độc Sergei Skripal có tên là "Novichok" chưa bao giờ được phát triển ở Liên Xô trước đây cũng như ở Nga. Bà khẳng định, cả Liên Xô và Nga đều không có bất cứ công trình nghiên cứu hay sản xuất chất độc hóa học nào có tên "Novichok". Bà Maria Zakharova cũng chỉ ra rằng phương Tây đang sử dụng vụ đầu độc Sergei Skripal để chơi trò dàn dựng kịch bản “quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học” để lấy cớ đó phát động chiến tranh chống quốc gia này [3].

Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là tên gọi vũ khí hóa học "Novichok" từ đâu mà ra? Theo Vil Mirzayanov, một nhân viên tình báo của Liên Xô trước đây phản bội tổ quốc, chạy sang cư trú chính trị tại Mỹ, là người mô tả chi tiết về một loại vũ khí hóa học mà ông gọi là “siêu bí mật” của người Nga. Theo ông, đây chính là thứ vũ khí hóa học được sử dụng trong vụ đầu độc Sergei Skripal vừa qua. Trên thực tế, cả Vil Mirzayanov và nhà cầm quyền Anh đều dính “việt vị” nặng trong vụ án.

Sự thật là, "Novichok" không phải là tên gọi vũ khí hóa học siêu bí mật như Vil Mirzayanov mô tả mà là tên mã hóa của một chiến dịch phản gián của Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô (KGB) được tiến hành để xác định một nguồn rò rỉ thông tin bí mật từ cơ quan tình báo của họ. 

Vil Mirzayanov là chuyên phân tích hóa học nhưng chưa bao giờ tham gia nghiên cứu lý thuyết cũng như thực tiễn về vũ khí hóa học. Đầu những năm 1980, ông ta làm việc ở Vụ 1 của KGB, chuyên trách về hoạt động tình báo ngoại tuyến.

Vào nửa cuối những năm 1980, KGB tiến hành một chiến dịch quy mô lớn vừa để đánh lạc hướng thông tin đối phương, vừa kế hợp thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt khác là xác định các kênh rò rỉ thông tin. Theo chiến dịch này, KGB đã bí mật tiết lộ các đề án giả, trong đó có đề án “nghiên cứu chế tạo vũ khí hóa học mới tuyệt mật có tên mã hóa là "Novichok". Những thông tin giả này được tiết lộ theo một cách thức tuyệt mật mà các hệ thống giải mật của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) không thể phát hiện được. Chính những thông tin này đã được Vil Mirzayanov tiết lộ với cơ quan tình báo của NATO.

Thông qua chiến dịch này, KGB đã nhanh chóng phát hiện ra Vil Mirzayanov chính là nguồn rò rỉ thông tin. Tương kế tựu kế, KGB đã thông qua Vil Mirzayanov tung đi các tin tức giả cho NATO. Đáng chú ý là NATO đã phải chi tới 10 tỷ USD để đối phó với loại “siêu vũ khí” này của Nga. Năm 1992, sau khi Liên Xô tan rã, Vil Mirzayanov “tự giải mật” bản thân và năm 1995, ông ta viết một bài báo mô ra một loại “siêu vũ khí của Nga” đăng trên nhật báo Mỹ The New York Times. Trên thực tế, hoàn toàn không có loại “vũ khí hóa học siêu bí mật” nào mang tên "Novichok" mà đó chỉ là tên gọi một chiến dịch tình báo của KGB.

Vào đầu những năm 1980, quân đội Liên Xô không còn coi chất độc hóa học là vũ khí có thể được sử dụng trong chiến tranh. Do đó, trong khoảng những năm 1983 - 1984, Liên Xô ngừng mọi hoạt động cung cấp vũ khí hóa học cho quân đội.

Được biết, nhà máy sản xuất kiêm phòng thí nghiệm vũ khí hóa học ở Kantyubek (Uzekistan) vào cuối những năm 1970 đã không còn thiết kế thử nghiệm vũ khí hóa học mà chuyển sang nghiên cứu thử nghiệm chất diệt cỏ và chất làm rụng lá, chủ yếu phục vụ nhu cầu của ngành công nghiệp bông ở Cộng hòa XHCN Uzbekistan thuộc Liên Xô.

Vừa qua, những gì mà Vil Mirzayanov nói về "Novichok" mà theo ông “chính là vũ khí hóa học mà người Nga đã sử dụng để đầu độc Sergei Skripal” chứng tỏ con người này vẫn đinh ninh rằng "Novichok" là có thật. Trên thực tế thì hoàn toàn không có một thứ vũ khí hóa học nào của Nga mang tên "Novichok"![2]

Ngày 26/3/2018, Giám đốc Trung tâm hóa học và phân tích thuộc Viện khoa học của Bộ Quốc phòng Nga Igor Rybalchenko cho biết hiện Bộ Quốc phòng Nga đang nắm trong tay tài liệu khẳng định Mỹ đã từng phát triển chất độc thần kinh A-234 là loại khí độc sát hại cựu điệp viên hai mang Skripal và con gái ông này ở Anh hồi đầu tháng 3/2018 [5].

Vì thế mà phía Nga đề nghị phía Anh cùng cộng tác để xác định chính xác loại chất độc nào đã được sử dụng trong vụ này. Rất tiếc là tới nay phía Anh một mặt vẫn từ chối cộng tác với Nga để điều tra vụ việc, mặt khác vẫn tiếp tục "cuộc chơi" của họ.

Nhận xét về hành động của chính quyền London, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng sự vu cáo đó đã đạt tới cấp độ “kẻ cướp” và “bỉ ổi”. Do đó, không phải là vô cớ mà ông Peskov tuyên bố rằng, nhà cầm quyền London hoặc là phải trưng ra bằng chứng khẳng định vũ khí hóa học "Novichok" của Nga đã sát hại Sergei Skripal và con gái Yulia, hoặc phải xin lỗi Nga.

Chắc chắn là sẽ không có cả hai. Chính phủ Anh sẽ không thể lấy đâu ra chất độc hóa học có tên "Novichok" bởi nó hoàn toàn không có trong thực tế. Thế giới từng biết, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair từng thú nhận ông ủng hộ Mỹ trong việc dàn dựng lên câu chuyện “Iraq sở hữu vũ khí hóa học” để phát động chiến tranh nhằm vào quốc gia này vào năm 2003, nhưng từ đó tới nay ông không đưa ra lời xin lỗi người dân quốc gia này./.


Tài liệu tham khảo:


[1] Солсбери: ложь космических размеров.
http://maxpark.com/community/4109/content/6269414

[2] "Новичок" не название ОВ, а шифр операции КГБ по выявлению канала утечки информации.Забавная версия.
http://newsland.com/community/politic/content/novichok-ne-nazvanie-ov-a-shifr-operatsii-kgb-po-vyiavleniiu-kanala-utechki-informatsii-zabavnaia-versiia/6260153

[2] Британский правозащитник: эксперты не подтвердили российское происхождение «Новичка».
http://www.ntv.ru/novosti/1993100/

[3]МИД: в России никогда не исследовали химоружие «Новичок».
https://russian.rt.com/russia/news/492964-mid-rossiya-issledovanie-novichok

[4]МИД: в России никогда не исследовали химоружие «Новичок».
https://russian.rt.com/russia/news/492964-mid-rossiya-issledovanie-novichok

[5] Военный химик Минобороны назвал истинного разработчика «Новичка»
https://360tv.ru/news/mir/voennyj-himik-minoborony-nazval-istinnogo-razrabotchika-novichka/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét